0 likes | 4 Views
Tiu00eam uu1ed1n vu00e1n cho bu00e0 bu1ea7u mu1ea5y mu0169i lu00e0 u0111u1ee7 lu00e0 vu1ea5n u0111u1ec1 u0111u01b0u1ee3c hu1ea7u hu1ebft mu1eb9 bu1ea7u quan tu00e2m, nhu1ea5t lu00e0 nhu1eefng ngu01b0u1eddi mang thai lu1ea7n u0111u1ea7u u0111u1ec3 u0111u1ea3m bu1ea3o tiu00eam u0111u00fang lu1ecbch, u0111u1ee7 liu1ec1u, giu00fap u0111em lu1ea1i hiu1ec7u quu1ea3 phu00f2ng ngu1eeba tu1ed1t nhu1ea5t.
E N D
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván mấy mũi là đủ? Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó bà bầu cần phải phòng ngừa từ sớm để đảm bảo an toàn. Mẹ bầu cần nắm được lịch tiêm dưới đây về số mũi tiêm để đảm bảo tiêm đủ mũi, giúp đem lại hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhất. Xem thêm: thực đơn cho bà bầu ăn chay đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé Uốn ván là bệnh như thế nào? Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, thời gian ủ bệnh ngắn. Tác nhân gây bệnh uốn ván là do vi khuẩn Clostridium tetan có trong đất, chất thải, bụi bẩn… nên rất dễ lây nhiễm. Vi khuẩn gây uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Khi đi vào cơ thể con người, chúng sẽ tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh, gây đau đớn, co thắt cơ, nhất là vùng hàm và cổ. Từ đó, dẫn đến nghẹt thở và gây tử vong. Khi sinh bé, mẹ phải rạch tầng sinh môn hoặc mổ, em bé cũng sẽ phải cắt rốn tạo vết thương hở nên rất dễ lây nhiễm vi khuẩn gây uốn ván. Vì vậy, mẹ cần tiêm ngừa vắc xin đề phòng ngừa bệnh. Nếu trẻ sơ sinh nhiễm bệnh uốn ván, tỷ lệ tử vong lên đến 95% nên đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Mẹ cần chủ động tiêm ngừa để bảo vệ cả mẹ và em bé. Xem thêm: uống sắt có bị nóng không Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván mấy mũi là đủ? Bộ y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT – BYT để hướng dẫn thực hiện việc tiêm uốn ván cho bà bầu theo lịch trình như sau:
Nếu mẹ bầu mang thai lần đầu Trước đó, mẹ chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ liều thì sẽ thực hiện tiêm 2 mũi, bao gồm: Mũi 1: Được khuyến cáo tiêm khi mang thai đủ 20 tuần. Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 30 ngày và đảm bảo tiêm trước ngày sinh 30 ngày. Nếu mẹ mang thai từ lần thứ 2 Nếu khoảng cách 2 lần mang thai dưới 5 năm và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi ở lần mang thai trước thì ở lần mang thai thứ 2 mẹ chỉ cần tiêm 1 mũi khi thai nhi đủ 24 tuần tuổi. Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai nhiều hơn 5 năm hoặc mẹ mới chỉ tiêm 1 mũi ở lần mang thai trước thì lần mang thai thứ 2, mẹ hãy tiêm đủ 2 mũi. Mũi 1 từ tuần thai thứ 20. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 30 ngày và trước ngày sinh bé ít nhất 30 ngày. Những lần mang thai tiếp theo, mỗi lần mang thai, mẹ nên tiêm thêm 1 mũi vắc xin. Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi tiêm rồi thì không phải tiêm thêm nếu tiếp tục mang thai. Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu Lưu ý khi chích ngừa uốn ván cho bà bầu Phụ nữ mang thai còn cần tuân thủ những điều sau đây khi tiêm phòng uốn ván: Sau tiêm, mẹ có thể gặp phản ứng phụ như sưng đau tại chỗ, sốt, mệt mỏi… Mẹ đừng quá lo lắng vì đây là những phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin. Thay vào đó, mẹ hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái, không được tự ý uống thuốc hay áp dụng mẹo dân gian để trị các phản ứng này.
Cần lựa chọn địa chỉ tiêm uy tín để đảm bảo được tiêm ngừa bởi đội ngũ y tế chuyên nghiệp, vắc xin đảm bảo chất lượng, rõ xuất xứ, nguồn gốc và được bảo quản đúng theo quy định. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau tiêm ngừa mẹ nhé! Hãy xây dựng cho mình một thực đơn khoa học, hợp khẩu vị để có thể bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với những vi chất quan trọng: sắt và canxi cho bà bầu, DHA, acid folic, … mẹ nên bổ sung kết hợp qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Xem thêm: viên canxi cho bà bầu không gây táo bón Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về việc tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu, các mẹ nên tham khảo để thực hiện bổ sung đầy đủ các mũi tiêm giúp bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kì cho đến thời điểm chuyển dạ sinh nở.