0 likes | 10 Views
Tiu00eam uu1ed1n vu00e1n cho bu00e0 bu1ea7u phu00f2ng bu1ec7nh gu00ec giu00fap cu00e1c mu1eb9 hiu1ec3u hu01a1n vu1ec1 lou1ea1i vu1eafc xin nu00e0y tu1eeb u0111u00f3 cu00f3 ku1ebf hou1ea1ch tiu00eam phu00f2ng u0111u1ea7y u0111u1ee7 vu00e0 u0111u00fang lu1ecbch.
E N D
Tiêm uốn ván cho thai phụ phòng bệnh gì? Mẹ bầu trong quá trình mang thai cần chú ý đến lịch tiêm phòng uốn ván. Đây là mũi tiêm rất quan trọng nên mẹ bầu không nên bỏ qua. Vậy tiêm phòng uốn ván cho bà bầu phòng bệnh gì và mức độ cần thiết như thế nào. Xem thêm: bầu thèm cay là trai hay gái Tiêm uốn ván cho thai phụ phòng bệnh gì? Theo quy định được ban hành của Bộ Y tế Việt Nam, phụ nữ mang thai cần phải tiêm ngừa vắc xin 100% để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé. Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng, do ngoại độc tố protein mạnh của trực khuẩn Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố protein tetanospasmin được tiết ra và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây tổn thương não và hệ thần kinh trung ương, dẫn đến cứng cơ và có thể gây tử vong nhanh. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống, có thể lây nhiễm vào cơ thể người khỏe qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của vi khuẩn uốn ván rất mạnh. Đun sôi, tiệt trùng trong thời gian dài vẫn có khả năng không loại bỏ được vi khuẩn uốn ván một cách triệt để. Bà bầu là đối tượng có sức đề kháng rất kém do đó dễ bị vi khuẩn uốn ván tấn công. Ở bà bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Các triệu chứng của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm đau đớn, trước tiên ở các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy, sau lan ra cơ thân. Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Xem thêm: thuốc canxi bao nhiêu tiền
Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai Phụ nữ mang thai cần thực hiện theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin uốn ván của trung tâm y tế dựa trên từng giai đoạn mang thai. Cụ thể, thời gian tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu được bộ Y Tế quy định như sau: Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu Lịch tiêm cho thai phụ lần đầu, chưa tiêm bất kỳ mũi vắc xin uốn ván nào thì bà bầu nên tuân thủ tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Mũi đầu tiên sẽ được thực hiện vào khoảng tuần thứ 20 trở lên của thai kỳ, mũi thứ 2 sẽ được thực hiện sau mũi đầu 1 tháng và cách thời điểm dự sinh tối thiểu 2 tuần. Hai liều vắc xin này về cơ bản có thể có khả năng bảo vệ trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Xem thêm: Uống sữa xong uống sắt được không Đối với mẹ bầu mang thai lần 2 trở đi Ở những lần mang thai sau, lộ trình tiêm vắc xin uốn ván còn tuy thuộc vào thời gian mang thai so với lần mang thai đầu tiên. Cụ thể: Trường hợp mẹ bầu đã tiêm vắc xin vào lần đầu mang thai chưa đầy 5 năm hay khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván sau khi sinh thì cần tiêm 1 mũi ngừa uốn ván khi thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ. Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai lớn hơn 5 năm hoặc mới chỉ tiêm 1 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì nên tiêm cả 2 liều như mang thai lần đầu. Trường hợp mẹ đã tiêm phòng 3 – 4 mũi vaccine uốn ván mà lần tiêm cuối cùng cách trên 1 năm thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ. Bên cạnh việc tiêm phòng uốn ván đúng lịch, để thai kỳ được an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú trọng chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ sắt và canxi nào tốt cho bà
bầu và các vi chất cần thiết, khám thai đúng lịch, nghỉ ngơi sinh hoạt lành mạnh, hợp lí các mẹ nhé. Hy vọng bài viết này đã giúp chị em biết mẹ bầu tiêm uốn ván ngừa bệnh gì. Mẹ hãy đi tiêm đúng lịch để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho cả thai kỳ và sau khi sinh.