0 likes | 5 Views
Do nhiu1ec1u nguyu00ean nhu00e2n khu00e1c nhau, bu1ec7nh tru0129 tu01b0u01a1ng u0111u1ed1i phu1ed5 biu1ebfn u1edf su1ea3n phu1ee5 vu1eeba tru1ea3i qua quu00e1 tru00ecnh sinh nu1edf. Bu1ecb bu1ec7nh tru0129 sau sinh bao lu00e2u thu00ec hu1ebft? Du1ea5u hiu1ec7u nu00e0o cho thu1ea5y su1ea3n phu1ee5 mu1eafc bu1ec7nh tru0129 sau sinh?
E N D
Trĩ sau sinh bao lâu thì khỏi hẳn? Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân. Căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý người mẹ sau khi vượt cạn. Vậy bị bệnh trĩ sau sinh bao lâu thì hết? Dấu hiệu nào cho thấy sản phụ mắc bệnh trĩ sau sinh? Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không Những nguyên nhân khiến phụ nữ bị trĩ sau sinh Tình trạng trĩ sau sinh xảy ra chủ yếu là do phụ nữ gặp phải các vấn đề như rặn đẻ quá mạnh, táo bón, chế độ ăn thiếu chất xơ,… Cụ thể: Rặn đẻ không đúng cách, rặn đẻ quá nhiều khiến các búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn. Bị táo bón kéo dài do nội tiết tố thay đổi, chế độ ăn thiếu chất xơ, không uống đủ nước, ít vận động, uống viên sắt và canxi khó hấp thụ, hàm lượng vượt tiêu chuẩn,… Kích thước tử cung quá lớn chèn ép trực tràng và hậu môn gây cản trở quá trình vận chuyển máu tới tĩnh mạch. Khi này các tĩnh mạch bị giãn nở thường xuyên và không thể co hồi về kích thước ban đầu và hình thành búi trĩ. Sản phụ bị trĩ trước khi mang thai và sinh nở. xem thêm: uống sắt và canxi bị táo bón phải làm sao Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh
Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ mà phụ nữ sau khi sinh cần để ý bao gồm: Đi ngoài ra máu với tần suất và số lượng tăng dần. Người bị bệnh trĩ có thể nhận thấy những tia máu chảy trong người và những cục máu đông có lẫn trong phân. Hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, vướng, khó chịu, thậm chí còn có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Hậu môn có cảm giác đau đớn do búi trĩ bị tắc mạch làm nứt kẽ hậu môn. Xem thêm: uống viên sắt bị tiêu chảy phải làm sao Trĩ sau sinh bao lâu thì khỏi hẳn? Sản phụ bị trĩ không nghiêm trọng, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị nội khoa đúng cách thì có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 – 2 tuần điều trị. Tuy nhiên, bệnh trĩ sau sinh ở Việt Nam thường không được phát hiện và điều trị kịp thời do tâm lý xấu hổ, ngại đi khám của các chị em. Việc cố gắng chịu đựng này dẫn tới sản phụ không được chữa bệnh trĩ kịp thời, diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn; thậm chí có thể xuất hiện một vài biến chứng, cần phải phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. Sau khi điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, mẹ sau sinh cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trong khoảng 1 – 2 tháng là bệnh trĩ sau sinh có thể khỏi hoàn toàn. Cùng với đó để cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe, điều trị bệnh trĩ nhanh chóng, sản phụ bị trĩ sau sinh cần ghi nhớ: Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Ưu tiên các loại rau, củ, quả nhuận tràng như khoai lang, đu đủ, chuối, rau mồng tơi, ngọn khoai lang,… Tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ như yến mạch, gạo lứt, bánh mì đen,…
Bổ sung đạm từ các loại thực phẩm giàu đạm lành mạnh như cá hồi, tôm, cua, trứng, sữa,… Tăng cường bổ sung kẽm và magie từ thịt bò, trứng, thịt lợn nạc, sò, ổi,…giúp nhuận tràng, ổn định mạch máu, chống viêm,… Tăng cường ăn thực phẩm giàu collagen như lòng trắng trứng, cá hồi, bì lợn,… để giúp ống hậu môn đàn hồi tốt hơn, giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch hậu môn dẫn tới hình thành búi trĩ. Bên cạnh đó, đừng quên xây dựng chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi và vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết: sắt, canxi, DHA cho mẹ sau sinh … để hỗ trợ cơ thể phục hồi tốt nhất mẹ nhé! Như vậy, bị trĩ sau sinh sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ nếu được chữa trị đúng cách. Vậy nên, nếu mẹ đang gặp vấn đề trên, đừng quá lo lắng mà hãy đến kiểm tra tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín và trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.