0 likes | 18 Views
Mu1eb7c du00f9 nu1eb1m vu00f5ng cu00f3 thu1ec3 giu00fap mu1eb9 ngu1ee7 ngon hu01a1n nhu01b0ng u0111u00e2y lu1ea1i lu00e0 hu00e0nh u0111u1ed9ng khu00f4ng u0111u01b0u1ee3c khuyu1ebfn khu00edch vu1edbi phu1ee5 nu1eef mang thai. Vu1eady tu1ea1i sao bu00e0 bu1ea7u khu00f4ng u0111u01b0u1ee3c nu1eb1m vu00f5ng?
E N D
Vì sao có bầu không được nằm võng? Mặc dù nằm võng có thể giúp mẹ ngủ ngon hơn nhưng đây lại là hành động không được khuyến khích với phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân tại sao bà bầu không được nằm võng? Xem thêm: thuốc sắt tốt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu Vì sao có bầu không được nằm võng? Bà bầu không nên nằm võng vì sự đung đưa của võng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe cho họ như sau: Khiến thai nhi bị chèn ép: Nằm võng khi mang thai khiến cơ thể bị gò bó, mẹ bầu gặp khó khăn trong việc thay đổi tư thế và cũng làm cho chân tay dễ nhức mói. Nằm võng trong thời gian dài làm tăng áp lực lên tử cung, chèn ép thai nhi và ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Cơ thể mẹ bầu khi nằm võng thường bị bó hẹp trong tư thế đầu và chân ở vị trí cao, ngực và bụng bị ép xuống, khiến mẹ bị chóng mặt, khó thở, dẫn tới tình trạng suy hô hấp do thiếu máu, thiếu oxy lên não. Ảnh hưởng đến cột sống: Sử dụng võng giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon nhưng lại khiến mẹ bị các bệnh liên quan tới xương sống như thoát vị đĩa đệm, gai xương cột sống, đau dây thần kinh cổ, vai, gáy.. Nguy cơ bị ngã: Nằm võng làm cho máu và oxy khó lên não, khiến mẹ có thể bị chóng mặt, choáng vàng và bị ngã khi đừng lên đột ngột. Nếu dây buộc võng không chắc c hắn, nó có thể bị tuột ra và gây nguy hiểm cho mẹ và em bé. Xem thêm: thiếu máu não có nên uống sắt
Mẹ bầu muốn nằm võng cần lưu ý những gì? Nếu như các mẹ muốn nằm võng, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên chú ý một số điều sau: Nằm võng trong khoảng thời gian ngắn: Chỉ nên sử dụng võng trong 20-30 phút, chợp mắt ngủ trưa, tránh dùng võng quá lâu. Điều chỉnh độ cong của võng phù hợp: Võng trũng quá sâu sẽ tạo áp lực lên bụng, tăng nguy cơ bị chóng mặt, suy hô hấp, do đó mẹ cần chỉnh độ cong và độ cao phù hợp để không bị ngã. Cẩn thận khi nằm lên hoặc đi xuống võng: Khi đứng dậy mẹ cần chắc chắn chân đã chạm đất trước khi bước đi để không bị ngã. Chọn loại võng chắc chắn: Sử dụng võng có dây buộc chắc chắn để không bị tuột khi dùng. Xem thêm: sau khi uống sắt không nên an gì Biện pháp giúp bà bầu dễ vào giấc trong 40 tuần thai Trong thời gian mang thai mẹ bầu thường hay bị mất ngủ mà chưa tìm được giải pháp thích hợp. Hãy cùng tham khảo các biện pháp giúp mẹ bầu dễ ngủ được chuyên gia khuyến nghị sau đây nhé: Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp và kê gối đỡ để cơ thể thoải mái hơn trong khi nằm ngủ. Tư thế được khuyên dùng cho bà bầu là nằm nghiêng sang bên trái.
Vận động tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga để hệ cơ – xương – khớp của mẹ bầu thư giãn, tăng độ dẻo dai và tăng cường lưu thông máu, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bổ sung đầy đủ các nhóm vi chất cần thiết như vitamin B (cải thiện tâm trạng và tránh mệt mỏi), bổ sung đủ nước thanh lọc cơ thể, tăng cường trao đổi chất… Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, tốt nhất các mẹ nên tránh sử dụng ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ để ngủ ngon hơn. Trong suốt quá trình bầu bí, mẹ cần lưu ý kết hợp chế độ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất quan trọng và sử dụng viên uống bổ sung các vi chất thiết yếu như DHA, sắt, canxi, axit folic. Thực hiện cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu tuân thủ theo chỉ dẫn ghi trên bao bì và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để mang tới hiệu quả tối ưu. xem thêm: trà chữa mất ngủ cho bà bầu Mong rằng đọc xong bài trên, mẹ đã hiểu tại sao bà bầu không được nằm võng. Nằm võng có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe của mẹ và bé. Bà bầu nên nằm ngủ ở những tư thế phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ, để đảm bảo an toàn và thoải mái cho mẹ và bé.