1 / 63

Kiểm soát vết thương

Kiểm soát vết thương. Trình bày: Susan Thompson, DO Hệ thống y tế Christiana Care Delaware, USA Các tác giả: Susan Thompson, DO; Nicole Y. Ottens, DO; Donald J. Sefcik, DO, MBA. Trường hợp 1.

chava
Download Presentation

Kiểm soát vết thương

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Kiểm soát vết thương Trình bày: Susan Thompson, DO Hệ thống y tế Christiana Care Delaware, USA Các tác giả: Susan Thompson, DO; Nicole Y. Ottens, DO; Donald J. Sefcik, DO, MBA

  2. Trường hợp 1 Một nam thanh niên 22 tuổi đến cấp cứu vì các vết thương ở bàn tay phải. Cậu ta liên quan đến 1 vụ cãi cọ ở quán bar. Lúc đó cậu ta giằng co một cây dao khi bị người khác cố đâm. Thanh niên này có các vết rạch trên mặt trước các ngón 2, 3 và 4. - Theo bạn cần xem xét cái gì?

  3. Trường hợp 2 Một phụ nữ 42 tuổi đến cấp cứu vì một vết thương ở cẳng tay trái. Trong lúc đang cầm một con dao rọc giấy thì bà ta chạy đi nghe điện thoại và bị vấp ngã. Con dao đâm vào bà ta. - Bạn cần xem xét cái gì?

  4. Trường hợp thứ 3 Một bé gái 9 tuổi đến cấp cứu với một vết thương ở trên mắt trái bị gây ra bởi tai nạn xe đạp. - Bạn cần xem xét cái gì?

  5. Trường hợp 4 Một nam thiếu niên 14 tuổi vào cấp cứu vì một vết thương ở đùi phải. Vết thương do một con vật cưng cắn. - Bạn cần xem xét cái gì?

  6. Tổng quan • Chấn thương có vết thương hở chiếm một phần đáng kể trong khối lượng công việc của khoa cấp cứu. • Có 3 nguyên nhân chính: té ngã; tiếp xúc với các vật nhọn sắc hoặc vật dùng để cắt; hoặc bị tấn công hoặc tham gia xung đột. • Hầu hết là không chủ ý và chỉ 3% là do hành hung. • 12% - các vết thương ở mặt, đầu và phần trên của cổ. • 62% - các vết thương ở chi trên. • 88% các vết thương đựơc khâu ở cấp cứu và bệnh nhân trở về nhà. • Hầu như 50% các trường hợp tìm đến BS đa khoa hoặc chuyên khoa để được xem lại. • Bài này sẽ đề cập tới các vết thương thích hợp cho việc can thiệp ở khoa cấp cứu.

  7. Các kiểu vết thương • Bầm dập • Da bị bung ra do lực tác động • Vết rách • Đơn giản – thường là kết quả của các lực làm biến dạng • Bung ra – thường là kết quả của lực căng • Hình sao – thường là kết quả của lực nén • Xuyên thấu • Vết thương sâu hơn so với bề rộng • Khó khảo sát • Vết cắn

  8. Nguyên tắc chăm sóc vết thương • Thám sát • Chuẩn bị • Gây tê • Đóng kín vết thương • Băng/bất động • Phòng ngừa • Chăm sóc theo dõi

  9. Biểu hiện lâm sàng • Đánh giá trước tiên sẽ hướng dẫn kế hoạch chăm sóc bệnh nhân và chăm sóc vết thương • Các cấu trúc bị tổn thương là gì? • Các bao nhiêu vết thương và % bề mặt bị ảnh hưởng? • Cách thức phục hồi cho vết thương là gì? • Việc khâu vết thương có bị chậm trễ vì một nguyên nào đó không? • Các biến chứng có thể có là gì?

  10. Biểu hiện lâm sàng • Các yếu tố quan trọng của bệnh sử: • Thời gian và cơ chế tổn thương • Can thiệp trước bệnh viện • Khả năng có dị vật • Tình trạng miễn dịch với uốn ván • Cơ địa (suy giảm miễn dịch, đái tháo đường) • Dị ứng với gây tê tại chỗ, kháng sinh… • Thuốc đang dùng (warfarin, độc tế bào)

  11. Kiểm tra vết thương • Vết thương có đe doạ tính mạng? • Vết thương cấp hay mạn tính? • Thời gian bị vết thương? • Bản chất vết thương?

  12. Đánh giá đầu tiên • Đánh giá tổng quát • A, B, C’s • Các dấu hiệu sống • Kiểm tra nhanh từ đầu tới chân • Cởi bỏ bất kỳ quần áo nào có thể làm hạn chế việc thăm khám • Cởi bỏ các vòng chật hoặc đồ trang sức

  13. Đánh giá đầu tiên • Kiểm tra tại chỗ có chọn lọc • Kích cỡ và độ sâu của vết thương • Chức năng gân và khối cơ • Thực hiện đủ các test vận động • Tình trạng mạch máu thần kinh • Lau sạch đủ để nhìn thấy • Bước này thường cần gây tê • Loại trừ các tổn thương mô ở sâu • Gân • Dây chằng • Bao khớp • Các cấu trúc mạch máu thần kinh • Cân/các khoang

  14. Khảo sát vết thương Các tổn thương gân Tổn thương gân ở đáy vết thương có thể không được phát hiện ở bất kỳ vị trí nào của chi hoặc phần cơ thể • Gân có thể chỉ thấy được vào thời điểm đầu khi chi bị tổn thương • Cảm giác đau chỉ điểm với cử động từng phần của cơ/gân có thể là chìa khoá đối với tổn thương bên dưới hoặc sự hiện diện của tổn thương gân

  15. Khảo sát vết thương Các tổn thương cơ • Ghi nhận bất kỳ sự mất chức năng nào • Lần này có thể lại cần giảm đau • Hãy nhận ra cân bị đe doạ

  16. Khảo sát vết thương Dị vật • Phụ thuộc vào cơ chế tổn thương • Các vật xuyên thấu • Mảnh gương vỡ • Đất cát, cành cây, lá cây • Mảnh bom đạn • Mũi kim gãy... • Các dị vật không phải lúc nào cũng khu trú • Hãy xem xét đường đi của dị vật và các cấu trúc có thể bị tổn thương

  17. Khảo sát vết thương Phát hiện dị vật • Nhìn bằng mắt và lấy bỏ • XQ • Dị vật có hình ảnh mờ như sỏi, kim loại, đạn chì, thuỷ tinh >2mm1 • Đặt một vật đánh dấu mờ trên vết thương để giúp khu trú vị trí dị vật • Siêu âm • Phát hiện các vật cho hình ảnh sáng trên XQ với kích thước hơn 2.5mm • Hơi ở trong vết thương hở làm cho siêu âm kém nhạy 1 Lammers R. Foreign bodies in wounds. In: Singer AJ, Hollander JE, eds. Lacerations and acute wounds: an evidence based guide. Philadelphia: FA Davis, 2003;147

  18. Khảo sát vết thương Tìm kiếm các tổn thương phối hợp • Chẩn đoán hình ảnh • XQ • Các gãy xương bên dưới • Tổn thương khớp • Dị vật cản quang mờ • Siêu âm • Dịch, tụ máu ở trong mô • Các tổn thương mạch máu • Dị vật không cản quang

  19. Các xem xét khác • Nguy cơ bệnh dại • Nguy cơ bệnh uốn ván • Tình trạng uốn ván không được biết • Vết thương ‘‘bẩn’’ • Nguy cơ nhiễm trùng

  20. Đánh giá tình trạng uốn ván • Clostridium tetani • Vi khuẩn kỵ khí • Hiện diện trong đất và phân động vật • Ủ bệnh 3-21 ngày • Vi khuẩn sản xuất ra độc tố ở trong vết thương • Độc tố gây co thắt và co rút cơ nghiêm trọng, gây co giật • Tử vong thường xảy ra do suy hô hấp, ly giải cơ vân và suy thận

  21. Đánh giá tình trạng uốn ván • Các bệnh nhân dễ bị uốn ván • Người già2 • Người >60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao gấp 6 lần so với người trẻ hơn • Có ≥ 2 liều giảm độc tố uốn ván trước đó làm giảm nguy cơ tử vong do uốn ván • Nồng độ kháng thể kháng uốn ván giảm dần theo tuổi và chỉ có 28% những người trên 70 tuổi có nồng độ ở mức bảo vệ • Các vết thương có thể nhiễm uốn ván • Gãy xương phức tạp • Các vết thương xuyên sâu • Vết thương chứa dị vật • Các chấn thương dập nát hoặc vết thương kèm tổn thương mô lan rộng, bỏng • Vết thương vấy bẩn đất hoặc phân ngựa • Vết thương được làm sạch chậm sau hơn 3-6 giờ 2 National Health and Medical Research Council, the Australian Immunization Handbook, 9th Edn. Canberra: NHMRC, 2008

  22. Kiểm soát uốn ván Bảng sử dụng vắc xin uốn ván cho việc kiểm soát vết thương cấp1 DTP: diptheria, tetanus, pertussis for children before the 8th birthday DT: child diptheria tetanus (CDT) if pertussis is contraindicated Td: adult diptheria tetanus (ADT) for children after their 8th birthday 1 Lammers R., Foreign bodies in wounds. In: Singer, AJ, Hollander, JE, Lacerations and acute wounds: an evidence-based guide. 2009

  23. Nguyên tắc chung • Các mục đích của việc sửa chửa vết thương • Kiểm soát việc chảy máu • Giúp chóng lành vết thương • Giảm nguy cơ nhiễm trùng • Hạn chế sẹo

  24. Nguyên tắc chung Các cơ chế làm lành vết thương • Các vết thương không bao giờ lấy lại được hơn 80% kích thước của da bình thường3 • Có 3 giai đoạn lành V/T • Ngày 1-5, giai đoạn viêm • Không có sự thu nhỏ VT • Ngày 5-14, tăng sinh mô sợi và lớp thượng bì • Gia tăng nhanh chóng sự phục hồi VT • Từ ngày 14 trở đi, hoàn thiện • Sản xuất, tái phân bố liên kết collagen 3 Moy, RL, Lee A, Zalka A. Commonly used suturing techniques in skin surgery. American Family Physician 1991; 44:1625-1634.

  25. Nguyên tắc chung • Các yếu tố ảnh hưởng lên tốc độ lành vết thương • Các yếu tố kỹ thuật cho việc sửa chửa • Các yếu tố giải phẩu • Cung cấp máu bên trong, khu trú trên đầu khớp • Các thuốc • Steroids, độc tế bào… • Các điều kiện phối hợp và bệnh kèm • Đái đường, thiếu kẽm, vitamin C... • Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân

  26. Nguyên tắc chung • Khi nào thì sửa chửa • VT có nguy cơ thấp • Đóng vết thương một thì có thể làm • VT chi có thẻ được đóng trong vòng 6 giờ • VT thân mình có thể đóng trong vòng 12 giờ • VT mặt có thể được đóng trong vòng 24 giờ • VT nguy cơ cao • Đóng 1 thì có thể không được chỉ định • Đóng 1 thì trì hoãn • VT có thể được cho phép liền sẹo thì 2 hoặc thì 3

  27. Nguyên tắc chung • Khi nào thì hội chẩn/Tham khảo • Tổn thương thần kinh, mạch máu • Tổn thương dây chằng hoặc gân • Các đặc điểm của VT • Kthước VT • Nhiễm bẩn nghiêm trọng • Gãy hở • Mõm cụt • Liên quan tổn thương khớp • Tiền sử bung vết thương • Liên quan mỹ phẩm • Kỹ năng PT tạo hình được cần đến • Thường thì đây là sự tham khảo sau và có thể không được làm cho tới khi việc lành lặn hoàn thành 1 năm sau đó

  28. Nguyên tắc chung • Các chỉ định đóng vết thương trì hoãn • Các vết thương có lỗ thủng • Các VK lắng đọng sâu trong mô và có tỷ lệ cao nhiễm trùng • Súc rửa kỹ và cho phép sự liền sẹo kỳ 2 • Các VT không có khả năng được cắt lọc đủ • Các VT bị nhiễm bẩn hơn 6h • Quá sưng căng ở VT đặc biệt tổn thương do vùi lấp

  29. Chuẩn bị vết thương Các phương pháp làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng • Dịch rửa • Dịch sát khuẩn không cần thiết4 • DD sinh lý vô khuẩn hoặc nước ở vòi đều chấp nhận5 • Rửa VT (“Giải pháp cho sự ô nhiễm là pha loãng”) • Rửa nhiều sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng • Áp lực và thể tích đủ là quan trọng • Nhiều kỹ thuật khác nhau đã được mô tả • Cắt lọc • Lấy bỏ dị vật, mô không phát triển được và mô hoại tử • Dire DJ, Welch AP. A comparison of wound irrigation solution used in the Emergency Department. Annals of Emergency Medicine 1996; 19: 704. • Bansal BC, Weike PA, Perkins SD, Abramo TJ. Tap water irrigation of lacerations. American Journal of Emergency Medicine 2002; 20: 469.

  30. Chuẩn bị vết thương • Chủ yếu là lấy tất cả chất bẩn, dị vật và lấy lại sức sống cho mô trước khi đóng VT • Các lưu ý nói chung • Cần biết về dị ứng với latex • Găng không có bột6 • Bột, hồ trong VT sẽ làm chậm liền và tạo u hạt 6 Ellis H. Hazards from surgical gloves. Annals of the Royal College of Surgeons of England 2007; 79:161-163

  31. Chuẩn bị vết thương • Lông có thể lấy bỏ bằng việc cắt 1-2cm trên da bằng kéo • Cạo bằng dao cạo làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng • VT da đầu được đóng mà không lấy tóc cũng không làm tăng nhiễm trùng7 7 Howell JM, Morgan JA,. Scalp lacerations repair without prior hair removal. American Journal of Emergency Medicine 1988; 6:7.

  32. Gây tê vết thương • Làm sạch và đóng vết thương phù hợp đòi hỏi phải vô cảm đủ • Vô cảm toàn thân đôi khi được chỉ định • Các VT rộng hoặc đa VT • Cần cắt lọc dài hoặc cọ rửa • Khi việc ngấm vào VT đòi hỏi nhiều hơn so với liều an toàn của gây tê tại chỗ

  33. Gây tê vết thương Tác nhân gây tê: ví dụ • Procaine • Lidocaine • Bupivicaine • Mỗi loaị thuốc này hoà với epinepherine Kỹ thuật gây tê • Cục bộ • Ngấm tại chỗ • Vùng/ phong bế thần kinh • Gây tê trong khớp • Phong bế khối máu tụ • Vô cảm toàn thân

  34. Gây tê vết thương Tác nhân • Lidocaine 1 hoặc 2% • Khởi phát: 2-5 phút • Kéo dài: 1-2 giờ • Liều tối đa: 4.5 mg/kg • Bupivicaine 0.25 hoặc 0.5% • Khởi phát: 8-12 phút • Kéo dài: 4-8 giờ • Liều tối đa: 2 mg/kg • Do thiếu hướng dẫn lâm sàng nên bupivicaine không được khuyến cáo dùng cho trẻ <12, tuy vậy nó vẫn được dùng một cách phổ biến mà không có vấn đè gì ở trẻ em 8 McGhee DL. Anesthetic and analgesic techniques. Roberts and Hedges, Clinical Procedures in Emergency Medicine. 5th edn. 2010: 490-491

  35. Gây tê vết thương Tác nhân • Sử dụng thêm Epinepherine trong gây tê tại chỗ • Thuận lợi • Giúp cầm máu • Thời gian tác dụng của thuốc gây tê kéo dài • Hấp thu chậm; cho phép liều được tăng lên • Gia tăng mức độ phong bế • Bất tiện • Gia tăng nhiễm trùng; tổn thương sức đề kháng của vật chủ • Làm chậm liền vết thương • Không được dùng ở các vùng có đầu tận cùng của ĐM • Nhiễm độc – phản ứng catecholamine

  36. Gây tê vết thương Kỹ thuật • Bôi tại chỗ • Có ích ở trẻ em, VT nhỏ và/hoặc trước khi tiêm thuốc tê • Thành phần: • Lidocaine 4%, epinepherine bitartrate 0.1%, tetracaine 0.5%, sodium metabisulfate • Hướng dẫn áp dụng: • Dùng 1-3 ml cho vết rách bằng gạc thấm • Để đảm bảo đủ liều bằng cách dùng gạc • Băng trong vòng 20-30 phút • Không vượt quá 4mg/kg lidocaine (tối đa 280mg) • Lidocaine 4% là 40 mg/ml (7ml = 280 mg)

  37. Gây tê vết thương Kỹ thuật • Ngấm tại chỗ • Ngấm thuốc xung quanh và vào trong vết thương • Được xem là an toàn hơn và nhanh hơn so với gây tê vùng hoặc gây tê toàn thân • Có thể giúp cầm máu tại chỗ • Có thể cần một liều tương đối lớn để gây tê8 • Có thể làm biến dạng mô 8 McGhee DL. Anesthetic and analgesic techniques. Roberts and Hedges, Clinical Procedures in Emergency Medicine. 5th edn. 2010: 490-491

  38. Gây tê vết thương Kỹ thuật • Phong bế thần kinh vùng • Ngấm thuốc ở vị trí đầu gần của VT • TK phân bố vùng VT • Có thể làm tê một vùng rộng lớn chỉ với 1 số lượng nhỏ thuốc • Ít gây biến dạng vùng có VT • Ít gây nguy cơ nhiễm trùng • Phụ thuộc vào kỹ năng của người làm và sự thuận lợi cho thủ thuật

  39. Các kiểu đóng vết thương Gắn dính hoá chất • Sử dụng ở VT khô, phẳng và áp lực thấp • Các thuốc mỡ kháng khuẩn có thể tác dụng trọn vẹn • Không độc, tuy nhiên tránh dính vào mắt Băng dính vết thương (Steri-strips) • Băng giấy được gia cố bằng tơ nhân tạo • Dễ áp dụng, tốt cho da dễ tổn thương • Sử dụng tốt nhất ở VT khô, phẳng và nhỏ, áp lực thấp • Sự kết dính có thể được tăng cường bằng việc áp dụng thêm chất dính (cồn benzoin) • Không gắn vào VT, có thể gây rất đau và làm tăng nhiễm trùng • Băng dính và đinh kẹp có tỷ lệ nhiễm trùng thấp hơn so với đóng VT bằng khâu thông thường

  40. Các kiểu đóng vết thương Đinh kẹp • Dùng dễ và nhanh • Ít gây phản ứng mô • ở các VT được chọn thích hợp, kết quả thẩm mỹ tương đương với khâu • Phải được lấy bỏ bằng dụng cụ thích hợp Khâu • Có nhiều quyết định lựa chọn về kiểu khâu, kích cỡ và kỹ thuật khâu • Có độ chính xác cao hơn đối với da mềm • Có thể đóng nhiều lớp mô và các VT, vết rách bị biến chứng

  41. Các kiểu khâu Chỉ tự tiêu • Duy trì sức căng ít hơn 60 ngày • Polyglactin (Vicryl); polyglycolic acid (Dexon) Chỉ không tiêu • Duy trì sức căng hơn 60 ngày • Silk • Sức căng tốt • Tăng nguy cơ nhiễm trùng và phản ứng mô • Nylon (Ethilon; Dermalon); Polypropylene (Prolene; Surgilene) • Sức căng tốt • Ít nguy cơ nhiễm trùng • Cần nhiều nút để cố định

  42. Cỡ chỉ khâu Hướng dẫn (số càng lớn thì đường kính càng nhỏ) • Mặt: 5-0 or 6-0 • Da đầu: 4-0 or 5-0 • Tay : 4-0 or 5-0 • Thân mình: 3-0 or 4-0 • Chân : 3-0 or 4-0 • Các vùng có độ căng cao: 3-0 or 4-0 • Ví dụ vùng trên khớp

  43. Các kỹ thuật khâu Tổng quát • Mục đích là để chỉnh các mô ngay ngắn • Các mép mô LỘN RA NGOÀI • Giảm thiểu độ căng • Sắp xếp các mốc giải phẫu • Nếu thấy có mũi khâu không vừa ý- lấy nó ra • Học làm thế nào để buộc một cách thích hợp • Múi buộc đầu tiên là một vòng đôi • Múi buộc thứ hai hoàn thiện nút thắt đầu tiên

  44. Các kỹ thuật khâu Đóng lớp dưới da • Chất liệu tự hấp thu được cần tới • Đích đến là gần giống độ sâu VT • Khâu từ đáy lên đỉnh • Nơ mũi khâu nên ở đáy của VT

  45. Các kỹ thuật khâu Đóng da • Các mũi rời • Được dùng phổ biến nhất • Mỗi mũi khâu tách rời nhau • Các khoảng cách đều nhau • Khoảng cách thay đổi theo phần cơ thể • 2-3mm ở mặt; 5mm đến 10mm ở thân • Đóng VT bằng hai phần lặp lại • Tránh “tai chó”

  46. Các kỹ thuật khâu Đóng da • Mũi liên tục (mũi liền) • Bắt đầu ở một mép VT và tiếp tục vòng khâu xuyên qua VT • Thuận lợi: ít nút buộc (điểm yếu của mũi khâu); phân bố độ căng đều • Bất lợi: nếu mũi khâu bị đứt thì toàn bộ vòng có khả năng bị phá vỡ • Không làm tăng độ căng của VT với mũi khâu liền9 9 McClean NR, Fyfe AH, Flint EF, et al. Comparison of skin closure using sontinuous and interrupted nylon sutures. British Journal of Sugery. 1999; 67: 633-635

  47. Các kỹ thuật khâu Đóng da • Độn • Khác nhau giữa các mũi rời • Độn dọc • Được dùng để lộn ra các mép với hướng tự nhiên vào trong • Độn ngang • Tái phân bố độ căng theo chiều sâu của các VT và các mép VT

  48. Chăm sóc vết thương Kháng sinh dự phòng • Y văn còn bàn cãi • Nếu được cho ngay từ đầu – càng sớm càng tốt • Lý tưởng thì liều đầu tiên cho IV trước khi đóng VT • Các chỉ định: • Các VT bị nhiễm bẩn khối • Gãy hở • Các VT do động vật và người cắn • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch • Bệnh nhân có prothese

  49. Cắt chỉ Da đầu: 7-10 ngày Mặt: 3-5 ngày Thân : 7-14 ngày Các chi: 7-14 ngày • Gần khớp • Mặt gấp: 7-10 ngày • Mặt duỗi: 10-14 ngày Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch cần xem xét cắt chỉ muộn

  50. Băng vết thương • Băng VT và chăm sóc VT sau đó cũng quan trọng như kỹ thuật đóng VT • Dùng băng và gạc không dính • VT nên được giữ ẩm • Không nên nhúng hoặc ngâm • Lớp gạc đầu tiên nên duy trì cho đến khi cắt chỉ • Thay băng nếu bị thấm dịch quá mức • Nếu không được như vậy, băng có thể được lấy ra 24 giờ sau khi đóng VT, tắm rửa và thấm khô. • Các VT bị nhiễm bẩn nên được tái đánh giá ở giờ thứ 48 sau khi đóng VT

More Related