300 likes | 590 Views
Bài thảo luận :. CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ – LÃNH ĐẠO. Môn : Thông tin phục vụ lãnh đạo – quản lý GVBM : Phạm Thị Minh Tâm Nhóm thực hiện : Nhóm 4. Mục lục. A. Lời mở đầu B. Nội dung I. Khái quát 1. Lãnh đạo – quản lý là gì?
E N D
Bài thảo luận : CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ – LÃNH ĐẠO Môn: Thông tin phục vụ lãnh đạo – quản lý GVBM: Phạm Thị Minh Tâm Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Mục lục A. Lời mở đầu B. Nội dung I. Khái quát 1. Lãnh đạo – quản lý là gì? 2. Quyết định của lãnh đạo quản lý 3. Ý nghĩa – giá trị của quyết định quản lý II. Quyết định quản lý 1. Các loại quyết định 2. Quyết định tin học hóa C. Kết luận
Lời mở đầu Trong mỗi cơ quan - tổ chức, người quản lý là người giữ linh hồn, truyền cảm hứng và dẫn dắt cơ quan - tổ chức đi lên. Đồng thời, người lãnh đạo - quản lý là người đề ra những chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược. Chính vì vậy, quyết định trong công tác quản lý rất quan trọng, giúp duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình, mục tiêu của cơ quan, tổ chức. Vì lý do đó, Nhóm 4 xin trình bày các loại quyết định trong công tác quản lý nhằm làm rõ vấn đề trên.
Nội dung I. Khái quát: 1. Lãnh đạo - quản lý là gì? Là một dạng tương tác đặc biệt của con người với môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu nào đó trên cơ sở sử dụng các nguồn tài nguyên như: con người, tri thức, tài chính, không gian, thời gian… Đối tượng quản lý là hệ thống các quan hệ xã hội của toàn thể nhân viên. Nội dung lao động chính của cán bộ lãnh đạo quản lý đó là ra quyết định.
2. Quyết định của lãnh đạo quản lý: - Ra quyết định là vấn đề cốt lõi của quá trình quản lý, là sản phẩm lao động đặc thù của cán bộ lãnh đạo quản lý. - Để ra quyết định đúng và hoàn hảo, cán bộ quản lý phải nhận được thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất.
3. Ý nghĩa – giá trị của quyết định quản lý: a. Ý nghĩa: Việc ra quyết định quản lý có ý nghĩa rất lớn vì đó là khâu mấu chốt, cốt lõi trong quá trình quản lý. Ra quyết định chính là nội dung cơ bản của lãnh đạo quản lý. b. Giá trị: Thể hiện qua 4 giá trị sau: • Quyết định đúng lúc và kịp thời; • Quyết định thiếu suy nghĩ; • Quyết định sai hoặc đưa ra không đúng lúc.
- Quyết định đúng lúc và kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, phát triển sản xuất. Ví dụ: • Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của cơ quan. • Quyết định về nâng bậc lương trước thời hạn cho nhân viên. • Quyết định về khen thưởng về thành tích thi đua – phong trào cấp cơ sở.
Quyết định thiếu suy nghĩ là kết quả của thái độ thiếu trách nhiệm hoặc của bệnh quan liêu. Ví dụ: Quyết định thu hồi đất, đầu tư xây dựng chợ Tân Mỹ (ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp). Khoảng 07 năm nay, chợ không được đi vào hoạt động, hiện nay đang bỏ trống, gây lãng phí tiền của Nhà nước rất lớn.
Quyết định sai hoặc đưa ra không đúng lúc có thể dẫn đến những thiệt hại lớn, lãng phí lao động, tiền của. Ví dụ: Vào tháng 02/2013, Chính phủ đưa ra giá lúa nông nghiệp là 5.000đ/ kg thóc. Nhưng Quyết định lại đưa ra sau thời gian thu hoạch lúa Đông – Xuân, nên nông dân đã bán hết cho tiểu thương Trong khi đó, nông dân chỉ bán với giá 4.200đ/ kg thóc, làm thất thoát tiền của nông dân.
Quyết định không chính xác do trình độ hạn chế hoặc do sự đùn đẩy của người quản lý cũng gây những hậu quả không lường trước được. Ví dụ: Nghị quyết 32 của Chính phủ (ban hành ngày 29-6-2007) về các giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông nêu rõ: Từ ngày 1-1-2008, đình chỉ lưu hành xe tự chế ba bánh, bốn bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ. Nghị quyết không chính xác về việc không tính đến thu nhập chính của người lao động sống chủ yếu nhờ vào nghề chở mướn, chưa nghỉ đến việc chuyển đổi nghề cho họ.
II. Quyết định trong công tác quản lý – lãnh đạo: Trong công tác quản lý lãnh đạo có rất nhiều loại văn bản hành chính, được sử dụng trong hoạt động quản lý, nhưng hình thức văn bản quyết định là loại văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn cả và được sử dụng rất cụ thể trong hoạt động công tác quản lý – lãnh đạo.
1. Các loại quyết định quản lý: Do tính phức tạp của quá trình quản lý, các quyết định quản lý rất đa dạng, có thể phân loại theo các tiêu thức như: • Tính chất của quyết định; • Thời gian thực hiện; • Phạm vi thực hiện; • Các khía cạnh khác.
Theo tính chất của quyết định, có thể chia các quyết định quản lý thành: + Quyết định chiến lược (triển vọng); + Quyết định chiến thuật (thường xuyên); + Quyết định tác nghiệp (hàng ngày).
+ Các quyết định chiến lược là các quyết định có quan hệ trực tiếp đến toàn bộ hệ thống quản lý, định hướng phát triển của hệ thống trong một thời gian tương đối dài, có liên quan nhiều đến các hệ thống ngang cấp và đến cả hệ thống cấp trên trực tiếp. Ví dụ: Quyết định số 122/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 419/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
+ Các quyết định chiến thuật là các quyết định cụ thể hóa các quyết định chiến lược trong một năm, có ảnh hưởng đến toàn bộ hoặc một phần hệ thống trong năm. Ví dụ: Quyết định số 229/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020
+ Các quyết định tác nghiệp là những quyết định có tính chất điều chỉnh nhằm khôi phục hoặc thay đổi từng phần những tỉ lệ đã được quy định, nhằm giải quyết công việc hàng ngày, thường căn cứ vào các quyết định trước đó. Ví dụ: Quyết định thành lập BCH Công đoàn ngành. Quyết định thành lập Hội Nông dân, Phụ nữ, … cấp cơ sở
Theo thời gian thực hiện, có thể chia các quyết định quản lý thành: + Quyết định dài hạn; + Quyết định trung hạn; + Quyết định ngắn hạn.
+ Quyết định dài hạn Ví dụ:Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh + Quyết định trung hạn Ví dụ:Quyết định cử người đi học nước ngoài theo đợt 06 tháng. + Quyết định ngắn hạn Ví dụ:Quyết định đi tập huấn về nghiệp vụ thư viện trong 05 ngày tại trường Đại học Cần Thơ.
Theo phạm vi thực hiện, có thể chia các quyết định quản lý thành quyết định toàn cục, quyết định bộ phận, quyết định chuyên đề, quyết định hành chính. + Quyết định toàn cục: Ví dụ: Quyết định số 919/QĐ-UB về việc kiện toàn tổ chức Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh. + Quyết định bộ phận: Ví dụ: Quyết định số 373/QĐ-TTg về các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công thương. + Quyết định chuyên đề: Ví dụ: Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Quyết định hành chính: * Áp dụng chế tài: là loại quyết định mà nội dung dùng để áp dụng chế tài. Ví dụ: Quyết định xử phạt không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông. Quyết định tháo gỡ công trình xây dựng trái phép.
* Áp dụng không chế tài: là loại quyết định mà nội dung không dùng để áp dụng chế tài. Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm cán bộ; Quyết định phê duyệt đề án.
- Theo các khía cạnh khác nhau của hệ thống có thể chia thành quyết định tổ chức, nhân sự, quyết định kĩ thuật, quyết định kinh tế, tài chính, quyết định xã hội…. 2. Các quyết định tin học hóa: • Việc phân chia các loại quyết định theo hướng này nhằm tạo thuận lợi cho quá trình ứng dụng tin học hóa khi ra các loại quyết định.
Thời gian Mức c.tiết Nguồn Chắc/Không Tần số Dài hạn Tóm tắt Ngoài Không chắc Bất thường QĐ không cấu trúc QĐ bán cấu trúc QĐ có cấu trúc Hiện tại Chi tiết Trong Chắc chắn Thường xuyên Sơ đồ Thời gian Mức c.tiết Nguồn Chắc/Không Tần số Thông tin Dài hạn Tóm tắt Ngoài Không chắc Bất thường Dài hạn Tóm tắt Ngoài Không chắc Bất thường Dài hạn Tóm tắt Ngoài Không chắc Bất thường Chiến lược Chiến thuật Tác nghiệp Hiện tại Chi tiết Trong Chắc chắn Thường xuyên Hiện tại Chi tiết Trong Chắc chắn Thường xuyên
Khi tiến hành tin học hóa quyết định cần được phân chia như sau: + Quyết định có cấu trúc có thể lập trình được, dễ lập trình trên máy tính, có thể sử dụng hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý để hỗ trợ cho quyết định ở mức tự động cao. Ví dụ: Hệ tự động văn phòng (OAS: Office Automatic System) Hệ thống xử lý giao dịch (TPS: Transaction Processing Systems) Hệ thống thông tin trong quản lý (MIS: Managenment Information Systems)
+ Quyết định không cấu trúc: trước đây không có hệ thống thông tin hỗ trợ, gần đây có hệ chuyên gia và mạng noron nhân tạo, các hệ thống thông tin này phải dựa vào kinh nghiệm của con người. Ví dụ: Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS: Decion Support System) Hệ thống thông tin hỗ trợ lãnh đạo (ESS: Executive Support System), (Executive Information System) + Quyết định bán cấu trúc: được giải quyết tốt bằng hệ hỗ trợ ra quyết định và hệ chuyên gia. Ví dụ: Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS: Decion Support System)
C. Kết luận Ra quyết định là một trong những công việc phức tạp khó khăn và hết sức quan trọng của các nhà lãnh đạo – quản lý. Việc hoàn thiện không ngừng và nâng cao chất lượng các quyết định quản lý là nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo và của cơ quan quản lý các cấp. Để có được những quyết định đúng đắn khoa học, nhà quản lý cần thu hút cấp dưới tham gia vào quá trình chuẩn bị thông qua quyết định.
The End CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI Xin mời các bạn đặt câu hỏi cho nhóm 4 chúng tôi !
Nguyễn Thu Cúc Lê Phát Huy Trần Thị Thúy Nga Tăng Thị Phương Nguyễn Thị Xuân Bình Đào Ngọc Trúc Khanh Nguyễn Đào Phương Duy 8. Võ Thùy Dung 9. Tạ Thị Tuyết Nhung 10. Nguyễn Thị Kim Thoa 11. Lê Việt Thùy 12. Nguyễn Thị Hồng Hoa 13. Võ Thị Kiều Thu Danh sách nhóm