330 likes | 876 Views
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG. TUẦN 1. TI Ế T 2: ĐỌ C V Ă N. LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG. (Xu ất dương lưu biệt ). PHAN BỘI CHÂU. I/. Giới thiệu chung: 1/.Tác giả:. Phan Bội Châu (1867 – 1940), thuở nhỏ tên là Phan Văn San, biệt hiệu là: Sào Nam.
E N D
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG TUẦN 1 TIẾT 2: ĐỌC VĂN LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (Xuất dương lưu biệt) PHAN BỘI CHÂU
I/. Giới thiệu chung: 1/.Tác giả:
Phan Bội Châu (1867 – 1940), thuở nhỏ tên là Phan Văn San, biệt hiệu là: Sào Nam. • Quê hương: làng Đan Nhiễm,nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. • Ông là nhà yêu nước và cách mạng, là nhà văn lớn. Trong vòng mấy chục năm đầu của thế kỉ XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng. • Tác phẩm tiêu biểu: Việt Nam vong quốc sử (1905), Trung ngục thư (1914), Trùng Quang tâm sử (viết trong thời kì lưu vong ở nước ngoài)…
2/.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: • Trước sự lớn mạnh vượt bậc về nhiều mặt của người Nhật, Phan Bội Châu hi vọng học hỏi được từ họ những điều bổ ích để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Ông khởi xướng phong trào Đông du hướng sang Nhật Bản. • - Bài thơ “Xuất duơng lưu biệt” được Phan Bội Châu làm để từ giã bạn bè trước khi sang Nhật vào năm 1905.
II/. Đọc Hiểu: • Hai câu đề: Khái quát về chí làm trai: • - “phải lạ” tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, xoay chuyển càn khôn, không chịu để cho con tạo xoay vần. • - Lí tưởng sống ấy tạo cho con người một tư thế mới, khoẻ khoắn, ngang tàng, thách thức với càn khôn.
2.Hai câu thực: Cụ thể hoá về chí là trai: • Khẳng định “cái tôi” chủ động, đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời; “cái tôi” gắn với cộng đồng dân tộc. • Câu thơ thứ tư, tác giả chuyển giọng nghi vấn nhằm khẳng định quyết liệt hơn một khát vọng sống hiển hách, phát huy hết tài năng và chí khí cống hiến cho đời. • Cảm hứng lãng mạn bay bổng cùng với những hình tượng nghệ thuật kì vĩ, trường tồn (càn khôn, trong khoảng trăm năm, sau này muôn thuở) càng làm tăng đến vô cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin.
3. Hai câu luận: Chí làm trai trong mối quan hệ với hoàn cảnh nô lệ của đất nước. • Lẽ nhục - vinh đước đặt ra, gắn với sự tồn vong của đất nước, của dân tộc: “Non sông đã chết, sống thêm nhục”. • Đối mặt với nền học vấn cũ để nhận thức một chân lí: Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan. • Nhân vật trữ tình đã thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng đi tiên phong trong thời đại mới.
4.Hai câu kết: Khat vọng hành động của chí làm trai: • - Hình ảnh kết thúc thật lãng mạn và hào hùng: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạt, rakhơi. • Hình tượng thật đẹp và giàu chất sử thi. • Thể hiện tư thế buổi lên đường tìm đường cứu nước, tuy bí mật, vẫn hăm hở, tự tin và đầy quyết tâm.
III. Tổng kết: • Gía trị nội dung: • - Bài thơ thể hiện chí khí quật cường của tâm hồn cách mạng, ý thức được lẽ vinh - nhục và khát khao được đóng góp sức mình cho Tổ quốc trong lúc gian nguy. • - Bài thơ cũng thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước. • 2. Gía trị nghệ thuật: • - Sử dụng hình tượng nghệ thuật kì vĩ, trường tồn; cùng với giọng thơ tâm huyết, sâu lắng, sôi sục, bài thơ có sức thuyết phục, động viên tích cực mọi người đứng lên giành độc lập, tự do cho dân tộc.