1 / 93

Phần thứ hai

Phần thứ hai. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN. HÀNH CHÍNH NƯỚC TA TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV. II.2. Hành chính Nhà nước thời nhà Trần (1225-1400). 175 NĂM.

cortez
Download Presentation

Phần thứ hai

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phần thứ hai HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA PHONG KIẾN

  2. HÀNH CHÍNH NƯỚC TA TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XV II.2. Hành chính Nhà nước thời nhà Trần (1225-1400) 175 NĂM

  3. Nhà Trần là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm, với 12 đời Vua, quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long.

  4. Hành chính nhà nước thời Trần (1225-1400) CN Từ năm 1225 Đến năm 1400 NHÀ TRẦN Quốc hiệu ĐẠI VIỆT Thăng Long Kinh đô

  5. Thời đại nhà Trần có nhiều biến động lịch sử lớn lao, trong 30 năm đánh tan 3 lần giặc Nguyên xâm lược nước ta.

  6. Đền nhà Trần (Nam Định)

  7. Đền thờ các Vua Trần

  8. Trần Hưng Đạo (1226-1300)

  9. Cách phân chia và sắp xếp các đơn vị hành chính ở Trung ương và địa phương

  10. Hành chính • Đời nhà Trần, chia ra làm 12 lộ, Nhâm Dần, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 11 - 1242: Mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ. Đặt chức An phủ, Trấn phủ, có 2 viên chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt chức đại tư xã, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả 2-4 xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan.

  11. Năm nhâm dần (1242) Thái Tông chia nước Nam ra làm 12 lộ. Mỗi lộ đặt quan cai trị là An phủ sứ, chánh-phó 2 viên. Dưới An phủ sứ có quan Đại tư xã và Tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên thì làm Đại tư xã, lục phẩm trở xuống thì làm Tiểu tư xã, mỗi viên cai trị, hoặc hai xã, hoặc ba bốn xã. Mỗi xã lại có một viên xã quan là Chánh sử giám. Lộ nào cũng có quyển dân tịch riêng của lộ ấy.

  12. Cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy cai trị • Cứ theo phép nhà Lý thì làng nào có bao nhiêu người đi làm quan văn, quan võ, thơ-lại, quân lính, hoàng nam, lung lão, tàn tật, và những người đến ở ngụ cư, hay là những người phiêu lạc đến trong làng, thì xã quan phải khai vào cả quyển sổ gọi là trường tịch.

  13. Việc Cai Trị • Ai có quan-tước mà có con được thừa ấm thì con lại được vào làm quan, còn những người giàu có, mà không có quan-tước thì đời đời cứ phải đi lính. • Thái Tông lên làm vua phải theo phép ấy, cho nên đến năm Mậu-Tí (1228) lại sai quan vào Thanh Hóa làm lại trường tịch theo như lệ ngày trước.

  14. Tổ chức hành chính địa phương thời Trần ĐẠI VIỆT TriềuđìnhTW Lộ Phủ Trấn Huyện Châu Huyện Châu Hương Xã Xã

  15. ĐẠI VIỆT Triều đình TW LỘ (An Phủ Sứ) Phủ (Tri Phủ) Trấn Trấn phủ HUYỆN (Huyện lệnh) HUYỆN (Huyện lệnh) CHÂU (Tri Châu) Hương Hương trưởng Hương Hương trưởng Hương Hương trưởng Xã xã quan Xã xã quan Xã xã quan

  16. Các đơn vị Hành chính • Sách Cương mục chính biên có ghi lại 12 lộ như sau: Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu.

  17. Hành chính • Mỗi Lộ đều có quyền dân tịch để kiểm soát dân số trong Lộ. Dân chúng trong nước được chia ra làm 3 hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi).

  18. Hành chính • Lúc đầu chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ các chức quan nhưng từ đời vua Anh Tông, những người tài đức cũng được tuyển dụng vào giữ các chức vụ quan trọng này.

  19. Luật pháp Vua Thái Tông cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 5 1230: Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển.

  20. Pháp Luật • Sử chép rằng năm giáp thìn (1244) vua Thái Tông có định lại các luật pháp, nhưng không nói rõ định ra thế nào. • Xét trong sách "Lịch triều hiến chương" của ông Phan Huy Chú thì phép nhà Trần đặt ra là hễ những người phạm tội trộm cắp đều phải chặt tay, chặt chân, hay là cho voi giày. Xem như thế thì hình luật bấy giờ nặng lắm.

  21. Chế độ quan chức • Chế độ công vụ • Công chức

  22. Quan Chế • Quan chế đời nhà Trần cũng sửa sang lại cả. Bấy giờ có Tam công, Tam thiếu, Thái úy, Tư mã, Tư đồ, Tư không, làm văn-võ đại thần. Tể tướng thì có Tả-hữu Tường quốc, Thủ tướng, Tham tri. Văn giai nội chức, thì có các bộ Thượng thư, Thị lang, Lang trung, Viên ngoại, Ngự sử, v.v...

  23. Bộ máy chính quyền trung ương • Tham khảo sơ đồ của Nhà Trần để đối chiếu • Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) • Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) • Thái uý, Thiếu uý (võ quan)

  24. Quan Chế • Ngoại chức, thì có An phủ-sứ, Tri phủ, Thông phán, Thiêm phám v.v... Còn võ-giai nội-chức, thì có Phiêu-kỵ thượng tướng quân, Cẩm vệ thượng tướng quân, Kim ngô đại tướng quân, Võ vệ đại tướng quân, Phó đô tướng quân v.v... Ngoại chức thì có Kinh lược sứ, Phòng ngự sứ, Thủ ngự sứ, Quan sát sứ, Đô hộ, Đô thống, Tổng quản, v.v...

  25. Quan-lại đời bấy giờ, cứ 10 năm, thì được thăng lên một hàm, và 15 năm mới được thăng lên một chức. Đời nhà Trần tuy quan-lại thì nhiều, nhưng vua quan có ý thân cận với nhau lắm. Hễ khi nào vua đãi yến, các quan uống rượu xong rồi, thì ra dắt tay nhau mà múa hát, không có giữ lễ phép nghiêm khắc như những đời sau.

  26. Đặt ty bình bạc là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó với chức quan kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Năm 1265 đổi thành Đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn.

  27. Kinh tế • Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng.

  28. Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.

  29. Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.

  30. Về thuế : Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. • Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.

  31. Việc Thuế Người trong nước phân ra từng hạng: • Con trai từ 18 tuổi thì vào hạng tiểu hoàng nam. • Từ 20 tuổi vào hạng đại hoàng nam. • Còn từ 60 tuổi trở lên thì vào lão hạng.

  32. Việc Thuế Thuế thân: Thuế thân thời bấy giờ tùy theo số Ruộng mà đánh, ai có một hai mẫu ruộng thì phải đóng một năm một quan tiền thuế thân; ai có ba bốn mẫu, thì phải đóng hai quan; ai có năm mẫu trở lên, thì đóng ba quan. Ai không có mẫu nào, thì không phải đóng thuế.

  33. Việc Thuế Thuế ruộng: Thuế ruộng thì đóng bằng thóc: Cứ mỗi một mẫu thì chủ điền phải Đóng 100 thăng thóc. Còn như ruộng công, thì có sách chép Rằng đời nhà Trần có hai thứ ruộng công, mỗi thứ phân ra làm ba hạng.

  34. Việc Thuế • Một thứ gọi là ruộng quốc-khố: hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 6 thạch 80 thăng thóc; hạng nhì mỗi mẫu 4 thạch; hạng 3 mỗi mẫu 3 thạch. • Một thứ gọi là thác-điền: hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế một thạch thóc; hạng nhì, ba mẫu lấy một thạch, hạng ba, bốn mẫu lấy một thạch.

  35. Việc Thuế Còn ruộng ao của công dân thì mỗi mẫu lấy ba thăng thóc thuế. Ruộng muối phải đóng bằng tiền. Các thứ thuế: Có sách chép rằng nhà Trần đánh cả thuế trầu cau, thuế hương yên-tức, và tôm, cá, rau, quả, gì cũng đánh thuế cả.

  36. Hệ thống thi cử • Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang. Nho học rất được toàn thịnh.

  37. Việc thi cử • Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ.

  38. Việc thi cử • Năm nhăm-thìn 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.

  39. Mở trường học • Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, Năm quí-sửu (1253) nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tại các Lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.

  40. Những học giả nổi tiếng • Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục.

  41. Những học giả nổi tiếng • Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.

  42. Chu Văn An(1292-1370)

  43. Tôn giáo • Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. ĐVSKTT chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chổ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.

  44. Tôn giáo • Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý.

  45. Binh Chế • Từ khi Thái Tông lên ngôi làm vua thì việc binh-lính một ngày một chỉnh đốn thêm. Bao nhiêu những người dân tráng trong nước đều phải đi lính cả. Các quân vương ai cũng được quyền mộ tập quân lính. Vì cớ ấy cho nên đến sau người Mông Cổ sang đánh, nước Nam ta có hơn 20 vạn quân để chống với quân nghịch.

  46. Binh Chế • Trừ những giặc giã nhỏ mọn ở trong nước không kể chi, nước Nam ta bấy giờ ở phía nam có Chiêm Thành, phía bắc có quân Mông Cổ sang quấy nhiễu cho nên phải đánh dẹp luôn.

  47. Về chiến thắng Mông-Nguyên • Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng.

  48. Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ.

  49. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...

  50. NHÀ TRẦN (1225-1400) Với 12 đời Vua, quốc hiệu là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long.

More Related