1 / 29

HỌ ĐỊA CHỈ VÀ PHÂN GIẢI TÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN --------. HỌ ĐỊA CHỈ VÀ PHÂN GIẢI TÊN. Trình bày: Trương Vĩnh Hảo. Mục tiêu. Hiểu được chức năng hoạt động của giao thức IP Nắm được sự khác nhau giữa giao thức IP và giao thức IPX/SPX

crwys
Download Presentation

HỌ ĐỊA CHỈ VÀ PHÂN GIẢI TÊN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁPKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-------- HỌ ĐỊA CHỈ VÀ PHÂN GIẢI TÊN Trình bày: Trương Vĩnh Hảo

  2. Mục tiêu • Hiểu được chức năng hoạt động của giao thức IP • Nắm được sự khác nhau giữa giao thức IP và giao thức IPX/SPX • Có khả năng phát hiện và chấn chỉnh các lỗi trong DNS

  3. Nội dung • IP • Socket hồng ngoại • IPX/SPX • Netbios

  4. IP (1) • Trong mô hình TCP/IP Protocol Suite, có 2 giao thức là TCP và UDP giao tiếp với giao thức IP. Các giao thức này sẽ quyết định cách thức hoạt động của Client - Server?

  5. IP (2) • TCP và UDP là tầng trung gian giữa giao thức IP bên dưới và một ứng dụng bên trên. Các ứng dụng thường cần các kết nối đáng tin cậy kiểu đường ống để liên lạc với nhau, trong khi đó, giao thức IP không cung cấp những dòng kiểu đó, mà chỉ cung cấp dịch vụ chuyển gói tin không đáng tin cậy.

  6. IP (3) • Giao thức IP (Internet Protocol - Giao thức Liên mạng) • Là một giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói.

  7. IP (4) • Sơ đồ bên dưới đây cho chúng ta thấy IP header nằm ở vị trí nào trong frame do một máy tính đã tạo ra và gởi vào mạng • Dữ liệu trong một liên mạng IP được gửi theo các khối được gọi là các gói (packet hoặc datagram).Cụ thể, IP không cần thiết lập các đường truyền trước khi một máy chủ gửi các gói tin cho một máy khác mà trước đó nó chưa từng liên lạc với.

  8. IP (5) • Giao thức IP cung cấp một dịch vụ gửi dữ liệu không đảm bảo (còn gọi là cố gắng cao nhất), nghĩa là nó hầu như không đảm bảo gì về gói dữ liệu. Gói dữ liệu có thể đến nơi mà không còn nguyên vẹn, nó có thể đến không theo thứ tự (so với các gói khác được gửi giữa hai máy nguồn và đích đó), nó có thể bị trùng lặp hoặc bị mất hoàn toàn. Nếu một phần mềm ứng dụng cần được bảo đảm, nó có thể được cung cấp từ nơi khác, thường từ các giao thức giao vận nằm phía trên IP.

  9. IP (6) • Các thiết bị định tuyến liên mạng chuyển tiếp các gói tin IP qua các mạng tầng liên kết dữ liệu được kết nối với nhau. Việc không có đảm bảo về gửi dữ liệu có nghĩa rằng các chuyển mạch gói có thiết kế đơn giản hơn. Lưu ý rằng: nếu mạng bỏ gói tin, làm đổi thứ tự hoặc làm hỏng nhiều gói tin, người dùng sẽ thấy hoạt động mạng trở nên kém đi. Hầu hết các thành phần của mạng đều cố gắng tránh để xảy ra tình trạng đó. Đó là lý do giao thức này còn được gọi là cố gắng cao nhất. Tuy nhiên, khi lỗi xảy ra không thường xuyên sẽ không có hiệu quả đủ xấu đến mức người dùng nhận thấy được.

  10. IP (7) • Giao thức IP rất thông dụng trong mạng Internet công cộng ngày nay. Nó kết hợp với giao thức TCP tạo thành giao thức TCP/IP, là giaothức chuẩn trong các mạng HĐH mạng của Microsoft (Windows 95, 97, 98... Windows NT 4.0, 2000, XP...) • Hiện nay, một số hệ điều hành thương mại có bao gồm và cài đặt sẵn chồng TCP/IP.

  11. IP (8) • Giao thức tầng mạng thông dụng nhất ngày nay là IPv4; đây là giao thức IP phiên bản 4. • IPv6 được đề nghị sẽ kế tiếp IPv4: Internet đang hết dần địa chỉ IPv4, do IPv4 sử dụng 32 bit để đánh địa chỉ (tạo được khoảng 4 tỷ địa chỉ); • IPv6 dùng địa chỉ 128 bit, cung cấp tối đa khoảng 3.4×1038 địa chỉ.

  12. IP (9)

  13. IP (10) • Địa chỉ IPv4 • Địa chỉ IP được chia thành 4 số giới hạn từ 0 - 255. IP có kích thước là 4byte, được chia thành các lớp địa chỉ, thông dụng là lớp A, B, và C. • Nếu ở lớp A, ta sẽ có thể có 16 triệu địa chỉ, ở lớp B có 65536 địa chỉ. Ví dụ: Ở lớp B với 132.25,chúng ta có tất cả các địa chỉ từ 132.25.0.0 đến 132.25.255.255. Phần lớn các địa chỉ ở lớp A là sở hữu của các công ty hay của tổ chức.

  14. IP (11) • Địa chỉ IPv4 • Một ISP thường sở hữu một vài địa chỉ lớp B hoặc C. Ví dụ: Nếu địa chỉ IP của bạn là 132.25.23.24 thì bạn có thể xác định ISP của bạn là ai. (có IP là 132.25.x.). • Trên Internet thì địa chỉ IP của mỗi người là duy nhất và nó sẽ đại diện cho chính người đó, địa chỉ IP được sử dụng bởi các máy tính khác nhau để nhận biết các máy tính kết nối giữa chúng.

  15. IP (12) • Đây là lí do tại sao bạn lại bị IRC cấm, và là cách người ta tìm ra IP của bạn. • Địa chỉ IP có thể dễ dàng phát hiện ra, người ta có thể lấy được qua việc lướt web, sử dụng email, dùng các lệnh xâm nhập (netstat –n, telnet…), các đoạn code do người lập trình viết .v.v.

  16. IPX/SPX (1) • là viết tắt của Internetwork Packet Exchange / Sequenced Packet Exchange. • IPX và SPX là giao thức mạng được sử dụng chủ yếu trên các mạng hệ điều hành Novell NetWare • IPX là một giao thức lớp mạng (lớp 3 của mô hình OSI), trong khi SPX là một lớp giao thông vận tải giao thức (lớp 4 của mô hình OSI).

  17. IPX/SPX (2) • Lớp SPX nằm trên lớp IPX và cung cấp các dịch vụ hướng kết nối giữa hai nút trên mạng. • SPX được sử dụng chủ yếu bởi các ứng dụng máy khách / máy chủ. • IPX và SPX cả hai cung cấp dịch vụ kết nối tương tự như TCP và IP; • Giao thức IPX có tương tự như IP và SPX có tương tự như TCP .

  18. IPX/SPX (3) • IPX/SPX được thiết kế chủ yếu cho các mạng cục bộ (LAN), và là một giao thức rất hiệu quả cho mục đích này (thường là hiệu quả của nó vượt quá của TCP/IP trên một mạng LAN • Tuy nhiên, TCP / IP trở thành tiêu chuẩn giao thức. Đây là một phần do hiệu suất cao của nó trên mạng WAN và Internet (bởi vì TCP / IP là một giao thức trưởng thành hơn, được thiết kế đặc biệt với mục đích này).

  19. NetBios Tham khảo chương I – NetBios Phần Các hỗ trợ của NetBios • NETBIOS name support. • NETBIOS datagram support • NETBIOS session support. • NETBIOS general support.

  20. Socket hồng ngoại (1) • Ngày nay, Thiết bị di động không chỉ là phương tiện đơn thuần mà còn là một thiết bị với nhiều chức năng như liên lạc, giải trí .v.v. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng luôn có nhu cầu cập nhật, trao đổi thông tin trên các thiết bị di động của mình.

  21. Socket hồng ngoại (2) • Có hai kiểu kết nối phổ biến nhất trên hầu hết các thiết bị di động đời mới hiện nay là cổng hồng ngoại và Bluetooth;

  22. Socket hồng ngoại (3) • Kết nối qua hồng ngoại bằng C# • Giao thức IrDA được hiệp hội IrDA giới thiệu lần đầu tiên năm 1994 với mục đích tăng cường khả năng kết nối không dây giữa các thiết bị qua ánh sáng hồng ngoại. Với phạm vi hoạt động lên tới 1 m, góc mở từ 15 đến 30 độ, tốc độ có thể đạt 4Mbps, cổng hồng ngoại nhanh chóng được đưa vào trong hầu hết các thiết bị không dây như ĐTDĐ, PDA...

  23. Socket hồng ngoại (4) • Kết nối qua hồng ngoại bằng C# • Trước đây, việc lập trình với cổng hồng ngoại là một rào cản đối với những ai chưa quen với giao diện lập trình API (Application Programming Interface) của Windows, còn ngày nay, với phiên bản .NET 2.0, Microsoft đã đưa vào bộ Framework này lớp thư viện IrDA, cho phép người lập trình viết mã dễ dàng và nhanh chóng hơn.

  24. Socket hồng ngoại (5) • Kết nối qua hồng ngoại bằng C# • Giống như giao thức TCP/IP, client có thể thiết lập kết nối IrDA tới server bằng việc chỉ ra địa chỉ của server (tương tự như địa chỉ IP) và tên dịch vụ trên server (tương tự như TCP Port). • Mỗi thiết bị đều được gắn một địa chỉ duy nhất tương ứng với cổng hồng ngoại trên đó. • Đoạn mã sau cho phép xác định địa chỉ này:

  25. Socket hồng ngoại (6) using System.Net.Sockets; void Form1_Load(object sender, EventArgs e) { /* Khởi tạo client */ IrDAClient irClient = new IrDAClient(); /* Tìm kiếm tối đa 2 thiết bị */ IrDADeviceInfo[] irDevices = irClient.DiscoverDevices(2); /* In thông báo khi không tìm thấy thiết bị nào */ if (irDevices.Length == 0) { Console.WriteLine("Không tìm thấy thiết bị hồng ngoại"); } Else { /* In tên và địa chỉ của từng thiết bị tìm thấy */ for (int i = 0; i < irDevices.Length; i++) { Console.WriteLine("Device Name:{0}",irDevices[i].DeviceName); Console.WriteLine("Device ID:{0}",irDevices[i].DeviceID); } } }

  26. Socket hồng ngoại (7) • Ví dụ ứng dụng giữa PC và ĐTDĐ: • Các dịch vụ IrDA được xây dựng sẵn (built-in) trong ĐTDĐ có thể khác nhau mỗi nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các ĐTDĐ hiện nay đều cung cấp hai dịch vụ chính là: IrDA:IrCOMM và IrDA:OBEX. • Trong phạm vi ví dụ, chúng tôi chỉ đề cập đến dịch vụ IrDA:OBEX, dịch vụ cho phép PC và ĐTDĐ trao đổi dữ liệu qua giao thức OBEX. • Việc kết nối tới dịch vụ này được thực hiện thông qua đoạn mã dưới đây:

  27. Socket hồng ngoại (8) using System.Net; using System.Net.Sockets; void Form1_Load(object sender, EventArgs e) { ... /* Thiết lập EndPoint */ IrDAEndPoint irEndPoint = new IrDAEndPoint(irDevices[0].DeviceID, "IrDA:OBEX"); /* Khởi tạo socket */ Socket irSocket = new Socket(AddressFamily.Irda, SocketType.Stream, ProtocolType.Unspecified); /* Kết nối tới ĐTDĐ qua dịch vụ OBEX*/ irSocket.Connect(irEndPoint); }

  28. Socket hồng ngoại (9) • Như vậy, từ giờ chúng ta có thể trao đổi dữ liệu giữa PC và ĐTDĐ qua irSocket bằng việc push/pull những gói tin OBEX thích hợp như đã đề cập ở phần trên.

More Related