1 / 4

Những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non

Ku1ef9 nu0103ng bu1ea3o vu1ec7 bu1ea3n thu00e2n lu00e0 u0111iu1ec1u mu00e0 cha mu1eb9 nu00ean ru00e8n luyu1ec7n cho tru1ebb ngay tu1eeb khi cu00f2n nhu1ecf. Vu1eady lu00e0m thu1ebf nu00e0o u0111u1ec3 giu00e1o du1ee5c ku1ef9 nu0103ng tu1ef1 bu1ea3o vu1ec7 cho tru1ebb mu1ea7m non. Bu00e0i viu1ebft du01b0u1edbi u0111u00e2y su1ebd giu00fap cu00e1c bu1eadc phu1ee5 huynh biu1ebft nu00ean du1ea1y gu00ec u0111u1ec3 tru1ebb biu1ebft bu1ea3o vu1ec7 bu1ea3n thu00e2n.u00a0

cungdihoc
Download Presentation

Những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non Kỹ năng bảo vệ bản thân là điều mà cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non.Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh biết nên dạy gì để trẻ biết bảo vệ bản thân. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non là dạy trẻ cách bảo vệ mình trước người lạ. Người lạ là ai? Trước hết, cha mẹ cần giúp trẻ nhận biết người lạ là ai. Trẻ mầm non thường nghĩ rằng “những người lạ xấu xa” trông đáng sợ, giống như những nhân vật phản diện trong phim hoạt hình. Điều này không chỉ không đúng mà còn nguy hiểm cho trẻ khi nghĩ theo cách này. Khi nói với trẻ về người lạ, cha mẹ hãy giải thích rằng người lạ là những người mà con không biết rõ và không ai có thể biết được người lạ tốt hay không tốt chỉ bằng cách nhìn họ và rằng chúng nên cẩn thận khi ở xung quanh tất cả những người lạ. Nhưng cha mẹ không nên để trẻ nghĩ rằng tất cả người lạ đều xấu xa. Trong những trường hợp trẻ cần giúp đỡ như trẻ bị lạc, bị đe dọa hay bị người khác theo dõi - thì điều an toàn nhất mà trẻ nên làm trong nhiều trường hợp là nhờ người lạ giúp đỡ. Cha mẹ nên dạy trẻnhận biết những người lạ trẻ có thể xin giúp đỡ. Cảnh sát là ví dụ dễ nhận biết nhất. Cha mẹ hãy nhấn mạnh rằng bất cứ khi nào có thể, trẻ nên đến nơi công cộng để nhờ giúp đỡ. Nhận biết và xử lý những tình huống cụ thể Có lẽ cách đơn giản nhất mà cha mẹcó thể dạy kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non là giúp trẻ nhận biết và và xử lý các tình huống nguy hiểm cụ thể. Cha mẹ hãy giúp trẻ nhận biết các dấu hiệu cảnh báo về hành vi đáng ngờ, chẳng hạn như khi người lớn yêu cầu trẻ không vâng lời cha mẹ hoặc làmđiều gì đó mà không được phép, yêu cầu trẻ giữ bí mật, yêu cầu trẻ giúp đỡ hoặc khiến trẻ cảm thấy không thoải mái theo bất kỳ cách nào. Cha mẹ cũng nên nói chuyện với trẻ về cách chúng nên xử lý các tình huống nguy hiểm. Trong tình huống nguy hiểm, trẻ nên nói không, bỏ chạy, hét to hết sức có thể và nói ngay cho người lớn đáng tin cậy về chuyện đã xảy ra. Kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non tránh bị xâm hại cơ thể

  2. Đây là một trong những điều quan trọng nhất khi giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non. Để dạy trẻ cách bảo vệ bản thân khỏi xâm hại cơ thể, cha mẹ cần: Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể Cha mẹ cần dạy trẻ gọi tên các bộ phận trên cơ thể và nói về chúng từ rất sớm. Phụ huynh nên sử dụng tên riêng cho các bộ phận trên cơ thể, hoặc ít nhất là dạy con những từ thực sự dành cho các bộ phận cơ thể của chúng. Cảm thấy thoải mái khi sử dụng những từ này và biết ý nghĩa của chúng có thể giúp trẻ nói rõ ràng nếu có điều gì đó không phù hợp đã xảy ra. Dạy trẻ rằng một số bộ phận cơ thểlà riêng tư Nói với trẻ rằng bộ phận riêng tư của trẻ được gọi là riêng tư vì chúng không phải để mọi người nhìn thấy. Hãy giải thích cho trẻ rằng cha mẹ có thể nhìn thấy trẻ không mặc quần áo, nhưng những người bên ngoài nhà chỉ nên nhìn thấy trẻ khi mặc quần áo. Đồng thời, bác sĩ có thể nhìn thấy trẻ không mặc quần áo vì cha mẹ ở đó cùng trẻ và bác sĩ đang kiểm tra cơ thể của trẻ. Dạy trẻ về ranh giới cơ thể Khi dạy kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non, hãy nói với trẻ rằng không ai được chạm vào vùng kín của trẻ và cũng không có ai được yêu cầu trẻ chạm vào vùng kín của người đó. Vế thứ hai của câu này cũng quan trọng không kém vế đầu vì lạm dụng tình dục cũng bao gồm cả hành vi này. Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

  3. Trẻ mầm non phải luôn có người lớn đi cùng khi tham gia giao thông. Nhưng cha mẹ cũng cần dạy trẻ về an toàn giao thông khi giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể nhận biết các biển báo đơn giản trên đường và các quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông. Cách tốt nhất để dạy kỹ năng an toàn giao thông đường bộ là thông qua trình diễn. Cha mẹ hãy thể hiện những hành vi tốt bằng cách thắt dây an toàn, tuân thủ luậtđi đường và luôn quan sát cả hai phía trước khi sang đường. Trẻ em sẽ có khả năng bắt chước các thói quen an toàn. Kỹ năng bảo vệ bản thân khi bị lạc Dưới đây là những điều mà cha mẹ nên dạy trẻ để trẻ có thể tự đảm bảo an toàn cho bản thân nếu chúng bị lạc: • • Đảm bảo rằng trẻ ghi nhớ họ tên, sốđiện thoại và địa chỉ của cha mẹ. Nếu trẻ còn quá nhỏđể ghi nhớ những thông tin của cha mẹ, hãy viết nó ra một tờ giấy và cất vào một nơi an toàn như giày hoặc túi. Đồng thời, cha mẹ nhắc trẻ về vị trí của tờ giấy và dặn trẻđưa tờ giấy cho người lớn đểxin giúp đỡ nếu bị lạc. Dạy trẻ cách yêu cầu sựgiúp đỡ một cách an toàn. Thay vì dạy con không bao giờ nói chuyện với người lạ, cha mẹ hãy chỉ cho trẻ biết những người trẻnên xin giúp đỡnhư cảnh sát, nhân viên bán hàng của cửa hàng hoặc nhân viên bảo vệ… • • Nói với trẻ rằng đừng bao giờđi tìm cha mẹ nếu chúng bị lạc. Điều tốt nhất đối với trẻ là ở yên vị trí để cha mẹ có thểđến và tìm thấy trẻ. Kỹ năng bảo vệ bản thân trước những tình huống khẩn cấp

  4. Kỹ năng này cũng là điều cha mẹ nên lưu ý khi giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non. Dưới đây là một số điều mà phụ huynh nên dạy con mình trong trường hợp khẩn cấp: •Giữbình tĩnh: Điều đầu tiên mà cha mẹ nên dạy con là giữbình tĩnh trong trường hợp khẩn cấp. Cha mẹ hãy giải thích ý nghĩa của việc bình tĩnh và cho con biết rằng hoảng loạn sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệhơn. •Dạy trẻ cách xử lý trong những trường hợp cụ thể: Trẻ mầm non còn rất nhỏ nên nếu cha mẹ chỉ dạy trẻ bằng lời thì trẻ sẽ rất khó hiểu và khó nhớ. Vậy nên, cách tốt nhất để dạy cho trẻ là cùng trẻchơi trò nhập vai. Cha mẹ hãy dựng tình huống cụ thể, làm mẫu các hành động nên làm và yêu cầu trẻ làm theo. Việc rèn luyện như vậy sẽ giúp trẻ xử lý tốt hơn khi tình huống thực tế xảy ra. •Dạy trẻ cách nhờ sựgiúp đỡ từngười khác: Trẻ nhỏ khó mà có thể tự xoay xở trong những tình huống khẩn cấp. Cha mẹ hãy tìm một người hàng xóm hoặc bạn bè sẵn sàng giúp đỡtrong trường hợp khẩn cấp. Trong những trường hợp trẻđang ở ngoài trẻ sẽ cần phải xin giúp đỡ từngười lạ. Cha mẹ có thể tận dụng những lúc đang ởngoài đường với trẻđể chỉ cho trẻ biết những đối tượng trẻ có thể xin giúp đỡtrong trường hợp khẩn cấp. Việc nắm được kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ biết cách xử lý những sự cố và trải nghiệm thế giới một cách an toàn và lành mạnh hơn. Dù hiện nay có không ít những nơi dạy kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non nhưng cha mẹ vẫn nên cùng đồng hành với trẻ.

More Related