650 likes | 1.06k Views
Thông khí nhân tạo. TS.BS. Lê Minh Khôi Khoa Phẫu Thuật Tim Mạch. Lịch sử. “Nếu bạn dùng một cái ống và thổi vào thanh quản của một con vật đã bị chết thì bạn sẽ làm đầy phế quản của nó và sẽ quan sát thấy phổi của con vật này giãn nở rất lớn.". Aelius Galenus (AD 129 – 199/217). Lịch sử.
E N D
Thông khí nhân tạo TS.BS. Lê Minh Khôi Khoa Phẫu Thuật Tim Mạch
Lịch sử “Nếu bạn dùng một cái ống và thổi vào thanh quản của một con vật đã bị chết thì bạn sẽ làm đầy phế quản của nó và sẽ quan sát thấy phổi của con vật này giãn nở rất lớn." Aelius Galenus (AD 129 – 199/217)
Lịch sử Mô tả quá trình thông khí bằng cách đưa một ống vào khí quản của động vật nghiên cứu Andreas Vesalius (1514 – 1564)
Lịch sử Năm 1908: giới thiệu máy thở nhân tạo đầu tiên đã có thể cứu sống các con chó sau khi các con vật này bị làm cho ngạt thở. George Poe (1846 – 1914)
Lịch sử George Poe (1846 – 1914)
Lịch sử: Thông khí áp lực âm Iron lung 1929
Lịch sử: Thông khí áp lực dương Chiến tranh thế giới thứ II
Cơ học phổi Thể tích lưu thông (Tidal Volume): là thể tích khí huy động trong một lần thở vào hoặc thở ra bình thường, không gắng sức.
Cơ học phổi Dung tích cặn chức năng (Functional Residual Capacity-FRC): là thể tích khí còn lại trong phổi sau một thì thở ra thụ động không gắng sức.
Cơ học phổi Dung tích cặn chức năng làm cho trao đổi ôxy được liên tục. Giả sử không có FRC?
Cơ học phổi Dung tích cặn chức năng là thể tích còn trong phổi cuối kỳ thở ra. Co vào (phổi) = Nở ra (thành ngực) Khoang màng phổi
Cơ học phổi FRC có hai tác dụng sinh lý chính là: - Làm cho phổi dễ nở ra trong thì hít vào nhờ đó giảm công thở, - Cung cấp một lượng khí dự trữ để quá trình trao đổi ôxy được liên tục ngay cả trong thì thở ra.
Cơ học phổi Thông khí phút (Minute Volume): Là lượng khí đi vào hoặc đi ra khỏi phổi trong một phút. Trong thở máy: Thông khí phút = thể tích lưu thông x Tần số thở
Cơ học phổi Tốc độ thông khí phế nang (Alveolar Ventilation Rate-AVR): Là thể tích khí mới đến được phế nang trong một phút. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định quá trình cung cấp ôxy cho máu. Tốc độ thông khí phế nang được tính: AVR = (Vt – Khoảng chết) x RR
Thông khí nhân tạo Định nghĩa: Thông khí áp lực dương cung cấp áp lực và dòng khí đi vào đường thở bệnh nhân nhằm tác động đến sự vận chuyển Ôxy và CO2 môi trường và giường mao mạch phổi.
Cách phân loại máy thở Cơ chế tạo chu kỳ: • Thể tích • Thời gian • Áp lực • Lưu lượng
Cách phân loại máy thở Tạo chu kỳ bằng thể tích: • Thể tích lưu thông được cài đặt trước • Ti, flow, Paw không cố định • Áp lực phụ thuộc giãn năng và sức cản • Lưu lượng phải thay đổi nếu Vt và RR cố định
Cách phân loại máy thở Tạo chu kỳ bằng thời gian: • Thời gian thở vào cố định • Cài đặt Ti hoặc tỉ suất I:E • Paw, Vt, flow thay đổi • Vt = FR x Ti • Vt có thể thấp nếu cơ học phổi xấu đi
Cách phân loại máy thở Tạo chu kỳ bằng áp lực: • Áp lực tối đa cài đặt trước • Vt, flow, Ti thay đổi • Vt phụ thuộc Paw, flow, C và R • Ban đầu nên chọn Paw theo Vte và điều chỉnh flow để có I:E hợp lý
Cách phân loại máy thở Tạo chu kỳ bằng lưu lượng: • Lưu lượng cuối • Ban đầu flow đạt mức tối đa • Sau đó giảm dần đến mức lưu lượng cuối • Paw không thay đổi • Bệnh nhân dễ chịu hơn
Các chỉ định thông khí nhân tạo Các bất thường thông khí • Rối loạn chức năng cơ hô hấp • Mỏi cơ hô hấp • Bất thường thành ngực • Bệnh thần kinh cơ • Ức chế trung tâm hô hấp • Tăng sức cản và/hoặc tắt nghẽn đường thở
Các chỉ định thông khí nhân tạo Bất thường cung cấp ôxy • Hạ ôxy kháng trị • Bệnh nhân thở áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP) • Tăng công thở quá mức
Các đích thông khí nhân tạo • Bổ sung ôxy phù hợp với nhu cầu • Đảm bảo thông khí phút phế nang thỏa đáng • Giảm công thở • Tăng mức độ dễ chịu cho bệnh nhân
Các loại thông khí nhân tạo • Toàn bộ: Dụng cụ thông khí nhân tạo đảm nhận toàn bộ công thở của bệnh nhân và cho phép cơ hô hấp nghỉ ngơi hoàn toàn. • Một phần: Dụng cụ thông khí nhân tạo đảm nhận một phần công thở của bệnh nhân và cơ hô hấp đảm nhận phần công còn lại.
Ứng dụng thông khí nhân tạo • Toàn bộ: Suy hô hấp trong đó cơ hô hấp của bệnh nhân bị quá tải hoặc mỏi cơ rõ cũng như trao đổi khí không ổn định và không đáng tin cậy. • Một phần: Suy hô hấp ít trầm trọng hơn và/hoặc trong giai đoạn hồi phục hoặc cai máy.
Các đặc điểm thiết kế trong hô hấp hỗ trợ toàn bộ: • Yếu tố nào khởi động nhịp thở? Thông số trigger Gắng sức của bệnh nhân Thời gian cài đặt của máy
Các đặc điểm thiết kế trong hô hấp hỗ trợ toàn bộ: • Yếu tố nào kiểm soát sự cung cấp khí trong nhịp thở? Thông số đích Lưu lượng đích Áp lực đích
Các đặc điểm thiết kế trong hô hấp hỗ trợ toàn bộ: • Yếu tố nào chấm dứt nhịp thở? Thông số tạo chu kỳ Thể tích Giới hạn áp lực Thời gian thở vào
Các mode thở • Controlled Mechanical Ventilation • Assist-Control Ventilation • Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation (SIMV) • Pressure-Support Ventilation (PSV) • Pressure-Controlled Ventilation • Continuous Positive Airway Pressure (CPAP)
Thông khí kiểm soát • Tần số thở và Vt cài đặt trước • Không có sự tương tác giữa máy và BN • Ưu điểm: cơ hô hấp nghỉ ngơi • Hạn chế: đòi hỏi an thần/giãn cơ, có thể ảnh hưởng xấu đến huyết động
Các mode thở • Controlled Mechanical Ventilation • Assist-Control Ventilation • Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation (SIMV) • Pressure-Support Ventilation (PSV) • Pressure-Controlled Ventilation • Continuous Positive Airway Pressure (CPAP)
Thông khí hỗ trợ-kiểm soát • Vt và tần số tối thiểu của máy thở được cài đặt trước • Các nhịp thở thêm của BN sẽ nhận được một Vt được cài đặt trước • Ưu điểm: giảm công thở; cho phép bệnh nhân thay đổi thông khí phút • Nhược điểm: Có tác động xấu đến huyết động hoặc tăng thông khí không phù hợp
Các mode thở • Controlled Mechanical Ventilation • Assist-Control Ventilation • Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation (SIMV) • Pressure-Support Ventilation (PSV) • Pressure-Controlled Ventilation • Continuous Positive Airway Pressure (CPAP)
Thông khí ngắt quãng bắt buộc đồng bộ hóa (SIMV) • Tần số và Vt cài đặt trước • Nhịp thở tự động ngoài cài đặt có Vt và tần số do bệnh nhân quyết định • Thường sử dụng kèm với PSV
Thông khí ngắt quãng bắt buộc đồng bộ hóa (SIMV) • Ưu điểm • Tương tác BN-máy thở tốt hơn • Ít có tác động trên huyết động • Nhược điểm • Công thở cao hơn CMV, AC
Các mode thở • Controlled Mechanical Ventilation • Assist-Control Ventilation • Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation (SIMV) • Pressure-Support Ventilation (PSV) • Pressure-Controlled Ventilation • Continuous Positive Airway Pressure (CPAP)
Thông khí nâng đỡ áp lực (PSV) • Hỗ trợ áp lực trong thì thở vào tự chủ của BN • Hỗ trợ áp lực tiếp tục cho đến khi gắng sức thở vào giảm xuống • Thể tích lưu thông tùy thuộc vào gắng sức thở vào của bệnh nhân và sức cản/giãn năng của phổi/lồng ngực
Thông khí nâng đỡ áp lực • Các ưu điểm có thể có • Bệnh nhân dễ chịu • Giảm công thở so với tự thở • Có thể gia tăng đồng bộ BN-máy thở • Sử dụng kèm với mode SIMV để nâng đỡ các nhịp tự thở
Thông khí nâng đỡ áp lực • Các hạn chế có thể có • Vt thay đổi nếu sức cản/giãn năng phổi thay đổi nhanh chóng • Nếu PSV được sử dụng đơn độc thì báo động ngừng thở sẽ chuyển thành phương thức dự phòng (back-up) • Quá trình tạo chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng nếu có rò rỉ khí
Các mode thở • Controlled Mechanical Ventilation • Assist-Control Ventilation • Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation (SIMV) • Pressure-Support Ventilation (PSV) • Pressure-Controlled Ventilation • Continuous Positive Airway Pressure (CPAP)
Thở kiểm soát áp lực • Sử dụng để giới hạn áp lực thở vào • Cho phép cài đặt thời gian thở vào • Các thông số thở có mối tương tác phức tạp cần phải tham vấn ý kiến chuyên gia
Các mode thở • Controlled Mechanical Ventilation • Assist-Control Ventilation • Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation (SIMV) • Pressure-Support Ventilation (PSV) • Pressure-Controlled Ventilation • Continuous Positive Airway Pressure (CPAP)
Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) • Máy không cung cấp nhịp thở nào • Cho phép BN tự thở trên áp lực nền cao hơn bình thường • Bệnh nhân kiểm soát tần số và Vt