210 likes | 493 Views
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC TRỒNG TRỌT. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------*------ Hà Nội , ngày tháng năm 2011. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RAU QUẢ VIỆT NAM. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH.
E N D
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC TRỒNG TRỌT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độclập - Tự do - Hạnhphúc -------*------ HàNội, ngàythángnăm 2011 ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN RAU QUẢ VIỆT NAM
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH - Tiếp tục chương trình phát triển rau, quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới) của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. - Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: chuối, dứa, nhãn, thanh long, xoài, bưởi, vải, vú sữa...
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH - Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, đối với rau quả và hoa cây cảnh cần chú trọng đến thị trường Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật; còn đối với hồ tiêu cần chú trọng đến thị trường Châu Âu. - Sản xuất rau hoa quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ngay thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại. Trong thời kỳ 2010-2020, ngoài đáp ứng nhu cầu nội địa, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả Việt Nam phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD/năm.
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH - Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, phù hợp với nhu cầu của thị trường, mở rộng thị trường trong nước đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu. Đổi mới cơ cấu sản xuất rau quả hợp lý để nâng cao năng suất và tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích; phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến... và các dịch vụ cung cấp đầu vào, giải quyết đầu ra đối với sản xuất rau quả ngay tại địa bàn nông thôn, góp phần phát triển sản xuất bền vững và cải thiện đời sống nông dân và dân cư nông thôn.
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH - Phát triển cây ăn quả theo hướng xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng ở từng vùng. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: nhãn Lồng, vải thiều Thanh Hà, Cam sành, Thanh long, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm Roi, Vải, Vú sữa và Măng cụt… Mỗi tỉnh cần chọn từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả hội đủ các điều kiện phát triển sản xuất thành sản phẩm hàng hoá chủ lực, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN + Cây ăn quả: Mục tiêu đến năm 2020, diện tích trồng cây ăn quả các loại đạt khoảng 1,2 triệu ha, gồm: vải 140 ngàn ha, nhãn 140 ngàn ha, chuối 145 ngàn ha, xoài 11 ngàn ha, cam quýt 115 ngàn ha... Tổng sản lượng quả đạt 10 triệu tấn. Áp dụng quy trình VietGAP trong thâm canh cây ăn quả; trước mắt ưu tiên triển khai trên một số cây như thanh long, cây có múi, nhãn, vải, xoài... Đến năm 2020, có ít nhất 20% sản lượng quả đưa ra thị trường được cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn. Về cơ cấu giống, cần chú ý phát triển các giống chín sớm và chín muộn để nhằm hạn chế tác động của thị trường khi tập trung thu hoạch lúc chính vụ, dẫn đến cung vượt quá cầu.
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN + Rau, hoa: Là những hàng hóa hiện đang có nhiều dư địa cả về tiềm năng phát triển và nhu cầu, thị trường tiêu thụ; có thể ứng dụng công nghệ cao, đem lại hiệu quả nhanh và đã có mô hình thành công. Mục tiêu: đến năm 2020 diện tích rau, đậu các loại đạt trên 1,5 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 24 triệu tấn; diện tích hoa cây cảnh là 15 ngàn ha, sản lượng 6,3 tỷ cành. Quy hoạch vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao khoảng 50 ngàn ha vào năm 2015 và 100 ngàn ha năm 2020; tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và những tỉnh lân cận... Quy hoạch phát triển vùng SX hoa ứng dụng công nghệ cao: Đà Lạt (500ha), Thành phố Hồ chí Minh (500ha), Hà Nội (300ha), Mộc Châu (150ha), Bắc Ninh (30ha), Hải Phòng (50ha)…, đến năm 2020 phấn đấu đạt diện tích sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao gấp 2 lần so với năm 2015.
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học, công nghệ cao trong việc chọn tạo các giống rau, hoa mới để đưa vào sản xuất theo hướng CNC; phát triển các loại rau, hoa có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích như cà chua, dưa, hoa lily, hoa lan, hoa loa kèn, hoa chậu, hoa thảm,... và một số giống rau, hoa mới nhập nội từ nước ngoài. Tăng cường chuyển giao các quy trình kỹ thuật nhân nhanh giống; tập trung nguồn lực tổ chức sản xuất và quản lý sản phẩm rau an toàn, đảm bảo 100% diện tích rau tại các vùng tập trung áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt để bảo vệ sức khỏe cộng đồng; ứng dụng quy trình điều khiển quá trình ra hoa, sản xuất hoa trái vụ, công nghệ thu hái, đóng gói và bảo quản một số loại rau, hoa; nghiên cứu các mặt hàng mới về hoa chậu, cây cảnh giá trị kinh tế cao.
CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 1. Quy hoạch 1.1. Về sản xuất nông nghiệp Căn cứ vào điều kiện sinh thái từng vùng, xác định các loại cây trồng phù hợp, gắn kết chặt chẽ với sản xuất chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và có tiềm năng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các khu công nghệ cao và đẩy mạnh công tác khuyến nông áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao trình độ bảo quản, chế biến, tăng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. + Đối với cây ăn quả: Phát triển diện tích trồng cây ăn quả ở vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng; giảm diện tích cây ăn quả ở các vùng kém lợi thế cạnh tranh là Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ. Chú trọng phát triển các loại cây ăn quả chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Trung du miền núi phía Bắc; gắn sản xuất với bảo quản tiêu thụ tươi và chế biến;
CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ + Đối với rau và rau gia vị: Chủ yếu bố trí diện tích ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; tỷ trọng diện tích giữa các vùng miền về cơ bản không thay đổi so với phương án của Chương trình đã đề ra. Phát triển mạnh các vùng trồng rau an toàn và rau công nghệ cao ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và tỉnh Lâm Đồng; + Đối với hoa cây cảnh: Chủ yếu bố trí diện tích trồng ở Đồng bằng sông Hồng, TP. Hồ Chí Minh, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng tiểu khí hậu như Sa Pa-Lào Cai, Sơn La, Đà Lạt.
VỀ CHẾ BIẾN - BẢO QUẢN - Duy trì năng lực chế biến công nghiệp ở mức 313 ngàn tấn SP/năm như hiện nay; tập trung xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động cung cấp cho các nhà máy chế biến; hạn chế đầu tư thêm các nhà máy lớn, chỉ tập trung đầu tư chiều sâu và đa dạng hoá sản phẩm; phấn đấu đến năm 2010 các dây chuyền chế biến công nghiệp đạt 50-60% so với công suất thiết kế. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá và sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước; xem xét để di chuyển đến vùng phù hợp một số nhà máy không có đủ nguyên liệu chế biến; - Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến rau quả vừa và nhỏ ở nông thôn, phù hợp với vùng nguyên liệu, thiết bị chủ yếu do cơ khí trong nước chế tạo nhưng phải có công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm; - Đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản tại các chợ đầu mối rau hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền và phục vụ xuất khẩu.
VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NÔNG - Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHCN về công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh...) phục vụ công tác chọn tạo, nhân giống và bảo vệ thực vật. Kết hợp giữa nghiên cứu khai thác nguồn gen rau, quả và hoa cây cảnh bản địa có giá trị kinh tế, có khả năng cạnh tranh với việc nhập khẩu, khảo nghiệm giống, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc xuất xứ hàng hoá của sản phẩm; - Xây dựng quy trình và phối hợp với các hoạt động khuyến nông để triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau quả theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm; - Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản mát, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ,… để tạo bước đột phá trong khâu bảo quản nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản, vận chuyển đi xa (trong nước cũng như xuất khẩu) và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;
VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NÔNG - Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau quả, chú trọng các quy định bắt buộc để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng và đảm bảo an toàn thực phẩm; - Áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, HACCP... - Nghiên cứu phát triển các loại giống mới chất lượng cao và tăng cường công tác quản lý giống: Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở sản xuất giống từ Trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực quản lý chất lượng giống và hệ thống quản lý Nhà nước về công tác giống ở tất cả các cấp; hoàn thiện khung pháp lý về quản lý giống phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NÔNG • Tăngcườnghợptácquốctếvềlĩnhvựcantoànthựcphẩm: • hợptácvớiủybantiêuchuẩnhoáthựcphẩm (Codex) thếgiớivàkhuvựctrongquátrìnhxâydựngtiêuchuẩnthựcphẩm; thựchiệnHiệpđịnhvềápdụngcácbiệnpháp ATTP vàkiểmdịchđộngthựcvật (Hiệpđịnh SPS) vàHiệpđịnhvềràocảnkỹthuậttrongthươngmại (Hiệpđịnh TBT) trongtiếntrìnhgianhậpTổchứcThươngmạithếgiớinhằmhạnchếviệc vi phạmcácquyđịnhvề ATTP. NhanhchóngxúctiếnviệckýkếtHiệpđịnhvềbảovệvàkiểmdịchthựcvật, Hiệpđịnhcôngnhậnlẫnnhau (MRA) vềtiêuchuẩn ATTP vớicácnước, đặcbiệtvớiMỹ, EU, Nhật...
TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM - Hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh rau quả và hoa cây cảnh, phát triển thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua, đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường (bán buôn và bán lẻ). Hệ thống dịch vụ kinh doanh này có nhiệm vụ đảm bảo tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho bà con nông dân đồng thời hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của thị trường thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; - Bổ sung các chế tài nhằm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ một cách hiệu quả trong việc gắn kết giữa lợi ích doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu; Xây dựng các chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, phát triển mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời và quyền lợi các bên. - Xây dựng các Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm kiểm soát chất lượng hàng rau quả xuất, nhập khẩu theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM - Tổ chức công tác thông tin truyền thông, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và tiêu thụ; duy trì và nâng cấp hoạt động các trang website thông tin về nông nghiệp; xây dựng thương hiệu; tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường nông sản, nối mạng với các chợ đầu mối, các tổ chức kinh doanh, các tổ chức giao dịch nông sản; tạo điều kiện và phát triển hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ • Nângmứchỗtrợvàtổngmứchỗtrợđốivớicácmôhìnhkhuyếnnông • côngnghệ cao vàcácmôhìnhchếbiếnbảoquảnrauhoaquảnhằmkhuyến • khíchpháttriểnsảnxuất, chếbiếnvàbảoquảnrauhoaquả (sửađổiThôngtưliêntịchsố 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/04/2006); • - Ngânhàngchínhsáchchocác HTX, cáchộnôngdânvaytrunghạn, dàihạn (theochukỳkinhdoanh) đểcảitạovườntạp, ápdụngquytrìnhsảnxuất GAP đốivớicâyănquả. • - Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư vùng sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm an toàn theo Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả, chè an toàn đến năm 2015. • - Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất áp dụng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ nông dân theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông đối với phát triển rau an toàn
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA - Đẩy mạnh công tác tập huấn và chứng nhận sản xuất, kinh doanh rau an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), thực hành sản xuất tốt (GMPs), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP),… cho các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm. - Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thực hiện công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm trên rau. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng an toàn thực phẩm trên rau trong quá trình sản xuất và lưu thông trên địa bàn thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Rà soát các văn bản pháp luật của ngành, các tiêu chuẩn chất lượng trên rau để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.