300 likes | 1.42k Views
VIÊM XƯƠNG CHŨM CẤP. TS. Quách Thị Cần BV Tai Mũi Họng TW. ĐẠI CƯƠNG. Bệnh thường gặp ở trẻ em Được định nghĩa là viêm tổ chức xương xung quanh sào bào và thời gian không quá 3 tháng
E N D
VIÊM XƯƠNG CHŨM CẤP TS. Quách Thị Cần BV Tai Mũi Họng TW
ĐẠI CƯƠNG • Bệnh thường gặp ở trẻ em • Được định nghĩa là viêm tổ chức xương xung quanh sào bào và thời gian không quá 3 tháng • Cần phân biệt với phản ứng xương chũm trong viêm tai giữa cấp không có bệnh tích xương và sẽ khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày
NGUYÊN NHÂN • Do viêm tai giữa • Yếu tố thuận lợi • Sai lầm trong điều trị: không dẫn lưu mủ • Bệnh nhiễm trùng nặng làm mất sức đề kháng như sởi cúm.. • Liên cầu tan huyết và phế cầu thường đưa đến bệnh cảnh viêm xương chũm cấp • Xương chũm ở thể thông bào
GIẢI PHẪU BỆNH • BỆNH TÍCH NIÊM MẠC: • Niêm mạc tiết mủ và lớp dưới niêm mạc sản sinh các nụ hạt • BỆNH TÍCH XƯƠNG: • Hình thái viêm loãng xương, các vách ngăn thông bào bị phá vỡ và hình thành túi mủ • Mủ có thể xuất ngoại dưới cốt mạc ra phía ngoài hoặc vào nội sọ
CHẨN ĐOÁN Thể điển hình • Thường gặp ở trẻ nhỏ sau viêm tai giữa cấp vài tuần, các triệu chứng lâm sàng rầm rộ trở lại: • Hội chứng nhiễm trùng (+) • Sốt cao 40 -41 độ • Mệt mỏi, quấy khóc • Ở trẻ nhũ nhi: co giật, nôn, thóp phồng
CHẨN ĐOÁN • Cơ năng • Đau tai là triệu chứng chính • Đặc điểm • Đau tăng lên khá dữ dội • Lan ra vùng chũm hoặc vùng thái dương • Nghe kém • Có thể kèm ù tai và chóng mặt nhẹ
CHẨN ĐOÁN Khám thực thể: • Da vùng chũm nề đỏ • Ấn mặt ngoài xương chũm có phản ứng đau rõ Phản ứng xương chũm (+) • Khám tai thấy có mủ thối, vàng đặc • Màng nhĩ nề dày, có thể thấy lỗ thủng nhỏ với bờ không rõ • Dấu hiệu xóa góc sau trên: da vùng sau trên ống tai bong ra
CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG CTM: bach cầu tăng cao, tăng tỉ lệ trung tính Schuller: vách thông bào dày ko rõ + có chỗ thành những hốc rỗng do mất vách ngăn giữa các thông bào. CT scan xương thái dương: hình ảnh đọng dịch và mất các thông bào
CHẨN ĐOÁN • Chẩn đoán xác định dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng đã mô tả
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG • Viêm xương chũm cấp khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn, viêm xương chũm xuất ngoại và đưa tới các biến chứng hiểm nghèo • Các biến chứng thường gặp • Cốt tủy viêm xương thái dương với HC nhiễm khuẩn rất nặng • Viêm mê nhĩ • Liệt VII hoặc liệt VI • Các biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não hoặc viêm tĩnh mạch bên
CÁC THỂ XUẤT NGOẠI • Trên cơ sở viêm xương chũm cấp, xương bị phá hủy nhiều làm mủ thoát ra ngoài • CÁC THỂ: • Xuất ngoại sau tai • Xuất ngoại mỏm chũm • Xuất ngoại thái dương – mỏm tiếp • Xuất ngoại vào ống tai ngoài • Xuất ngoại nền chũm
CÁC THỂ XUẤT NGOẠI • XUẤT NGOẠI SAU TAI • Thường gặp nhất do mủ phá vỡ thành ngoài của sào bào tạo thành lỗ rò xương • Triệu chứng • Vùng chũm sau tai sưng phồng ngày càng tăng đẩy vành tai ra phía trước • Mất nếp rãnh sau tai ( dấu hiệu Jacques) • Ấn trên bề mặt xương chũm có cảm giác lùng nhùng, có phản ứng đau rõ
CÁC THỂ XUẤT NGOẠI • Xuất ngoại mỏm chũm (thể Bézol) • Mủ thoát ra ở mỏm chũm chảy vào phía trong bao cơ ức đòn chũm gây ra các triệu chứng ở cổ bên • Ấn vào mỏm chũm thấy có phản ứng • Sưng tấy vùng cổ bên, cơ ức đòn chũm bị đẩy phồng lên • Cổ nghẹo sang bên đau, hạn chế quay cổ • Dấu hiệu Luc: ấn vào vùng mỏm chũm mủ phòi ra ở ống tai ngoài
CÁC THỂ XUẤT NGOẠI • Xuất ngoại thái dương mỏm tiếp • Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, các thông bào trên trước tai bị phá hủy mủ chảy theo bao cơ thái dương gây nên các triệu chứng: • Sưng tấy vùng trên trước tai làm vành tai bị đẩy xuống dưới và ra ngoài • Mủ đẩy phồng hõm thái dương hoặc lấn ra phía trước mỏm tiếp làm sưng nề vùng mỏm tiếp và quanh ổ mắt. Có khi xuống thấp làm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm gây nhai đau và khít hàm
CÁC THỂ XUẤT NGOẠI • Xuất ngoại thể ống tai ngoài (Gellé) • Nhóm thông bào vùng tường dây VII bị phá hủy thành lỗ rò xương vào thành sau ống tai ngoài gây các triệu chứng • Mủ chảy ra ở lỗ rò thành sau ống tai ngoài • Dùng móc thăm dò qua lỗ rò mủ thấy chạm xương • Thường hay gặp liệt mặt ngoại biên
CÁC THỂ XUẤT NGOẠI • Xuất ngoại thể nền chũm (Mouret) • Nhóm thông bào vùng nền chũm bị phá hủy thành lỗ rò, bị cơ ức đòn chũm và cơ nhị thân bao phủ nên khó thấy • Sưng tấy góc hàm rồi lan ra vùng cổ hoặc sưng tấy vùng gáy dưới chẩm • Có khi mủ chảy vào trong gây áp-xe họng • Thường có dâu hiệu nhiễm khuẩn huyết do tổn thương vùng vịnh cảnh và TM cảnh
ĐIỀU TRỊ • Ngoại khoa • Tiến hành mở sào bào ( với hài nhi) • Mở xương chũm lấy hết bệnh tích xương bảo tồn màng tai và xương con • Nếu có biến chứng xuất ngoại và các biến chứng khác cần tiến hành PT tiệt căn • Nội khoa: • Kháng sinh liều cao phổ rộng phối hợp với điều trị ngoại khoa