160 likes | 254 Views
Tập tính ăn. Đàm Văn Tiện Đại Học Nông Lâm Huế. Tập tính ứng dụng (key concept).
E N D
Tập tính ăn Đàm Văn Tiện Đại Học Nông Lâm Huế
Tập tính ứng dụng (key concept) • Động vật ăn gì? Ăn bao nhiêu (intake) phụ thuộc vào sở thích ăn cho không chỉ nhu cầu dinh dưỡng ngắn hạn mà còn cho nhu cầu dài hạn để (i) sinh truởng phát triển (ii) khỏe mạnh (iii) thích nghi (iv) tiến hóa (v) đối với người còn để trẻ và thông minh (Đ.V.Tiên và ctv 2005) • Người chăn nuôi tìm mọi cách tăng lượng ăn vào (feed intake) để đạt năng suất cao, mà quên mất rằng ăn còn là cách giúp cho cơ thể khỏe mạnh (Provenza 2004). • Nếu được chọn lựa thức ăn thì cơ thể động vật có cơ hôi thể hiện là một “phòng thí nghiệm thông minh” để chọn được thức ăn hợp với nhu cầu dinh dưỡng hiện thời của nó (current nutrient requirement) và thú hoang là một thí dụ thuyết phục (Nolan và Tiên 2005) • Tập tính ứng dụng là cách tiếp cận để thay đổi các quy trình nuôi dưỡng hợp với bản chất tự nhiên của động vât!
Sở thích ăn (key concept) • Sở thích ăn được kiểm soát bởi hai cơ chế chính • (i) Sở thích ăn do di truyền (innate behavior) • (i) Sở thích ăn học được (learned behavior) • - học ăn từ mẹ (learned from mother) • - học ăn từ các con có kinh nghiệm trong đàn (learned from experience ones) • - tự học ăn (learned by trial and error) • Đó là những quan tâm nghiên cứu của nhóm chúng tôi trong 10 năm qua
Tiềm năng chăn nuôi dê và thách đố (case study) • Tổng đàn dê Việt nam: 700.000 con • Giá dê cao 30.000 đồng/kg hơi, 100.000 đồng/kg giống • Dê là món ăn đặc sản đắt tiền ở các quán ăn • Nuôi dê lãi cao gấp 2 lần nuôi lợn • Nuôi quảng canh: dê phá hoa màu và rừng • Mô hình nuôi dê nhốt bằng lá cây vườn nhà và phế phụ phẩm nông nghiệp là chiến lược
Khó khăn của nuôi dê nhốt • Nuôi dê nhốt mau lớn vì tiết kiệm được chi phí năng lượng cho vận động 35 % tổng quỹ năng lượng (Tiện và ctv 2003) • Dê là loại vật nuôi kén ăn (selected animal) và thích ăn lá cây hoang dã • Dê miễn cưỡng chấp nhận ăn thức ăn mới cho dù thức ăn đó giàu chất dinh dưỡng? Dê chưa chấp nhận ăn lá sắn 30 ngày, bò chưa ăn rỉ mật 20 ngày (Đàm Văn Tiện và ctv 2003, 2005, 2006)
Hiệu ứng neophobia (key concept) • Neophobia: Động vật sợ những thức ăn khi lần đầu tiên được ăn (Provenza 1995, Nolan 1997) • Phản ứng bảo vệ tránh ăn nhầm phải những chất lạ hay những chất có hại (anflatoxin, toxins) • Hiệu ứng neophobia làm chậm quá trình thích nghi với thức ăn mới (Tien và Nolan 1999, 2002) • Làm thế nào để hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia? • (i) Trộn mùi vị thức ăn quen thuộc vào thức ăn mới (ii) Học từ mẹ và các con khác trong đàn
TN 1: Ảnh hưởng của mùi vị thức ăn quen thuộc đến khả năng chấp nhận thức ăn mới • Thí nghiệm được tiến hành ở 24 dê và được chia làm 4 lô: • Lô 1 (đối chứng): Rơm không có mùi vị cỏ • Lô 2: Rơm có mùi cỏ quen thuộc • Lô 3: Rơm có cả mùi và vị cỏ quen thuộc • Lô 4: Rơm có mùi phân dê mang kí sinh trùng
Kết quả • Lô 1 đối chứng: dê chấp nhận ăn rơm rất chậm • Lô 2: có mùi cỏ tươi dễ chấp nhận hơn • Lô 3: có cả mùi và vị cỏ tươi chấp nhận ăn dễ dàng nhất • Lô 4: Mùi phân dê bị nhiễm KST thì dê dường như không chấp nhận ăn
Mùi vị thức ăn quen thuộc có ảnh hưởng đến tổng lượng ăn vào lâu dài không? • Mùi vị quen thuộc chỉ ảnh hưởng đến lượng ăn vào trong thời gian làm quen với thức ăn mới mà không có ảnh hưởng lâu dài đến tổng lượng ăn vào • Mùi lạ (phân dê chứa KST) đã ức chế thành lập sở thích ăn thức ăn mới
TN 2: Học ăn từ mẹ và các con khác trong đàn • 18 dê Bách thảo con (3 tháng tuổi) được phân làm 3 lô: • Lô 1(đối chứng): Không cho làm quen với rơm và cám • Lô 2: Tập làm quen với rơm và cám cùng với mẹ • Lô 3: Tập làm quen với rơm và cám cùng với những con đã biết ăn 2 loại thức ăn này • Test khả năng chấp nhận thức ăn mới sau cai sữa
Kết quả • Lô : không được học dê dường như không muốn ăn rơm sau 1 tuần cho ăn • Lô 2: dê quan sát mẹ ăn từ nhỏ chấp nhận ăn ngay rơm từ ngày đầu và lượng ăn vào cao nhất • Lô 3: học từ con khác dễ chấp nhận ăn hơn nhiều so với đối chứng
Vì sao dê học ăn từ mẹ nhanh hơn học từ những con khác? • Học ăn từ mẹ (i) học bằng quan sát mẹ ăn (observed learning) (ii) thông tin mùi vị của thức ăn mới chuyển tải qua con thông qua sũa mẹ (postingestive feedback) • Học ăn từ các con khác chỉ do quan sát và bắt chước (observed learning)
Kết luận • Mùi vị của các thức ăn quen thuộc đã thu hút sự chú ý và làm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia • Quan sát mẹ và các con khác ăn thức ăn mới đã làm cho dê thích nghi sớm với mùi, màu sắc, hình dạng của thức ăn và đã rút ngắn được giai đoạn thích nghi với thức ăn mới sau cai sữa