110 likes | 351 Views
Hội thảo “Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước” (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, ngày 12 – 13/06/2010). ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM. Người trình bày: Đặng Như Lợi
E N D
Hội thảo “Vai trò của nữ đại biểu Quốc hội trong việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước” (Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, ngày 12 – 13/06/2010) ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM Người trình bày: Đặng Như Lợi Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
1. Chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch và đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm về chính sách lao động việc làm • Chỉ tiêu trực tiếp: tạo việc làm, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. • Chỉ tiêu gián tiếp: + Tăng trưởng GDP; + Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; + Tuyển sinh mới trong đào tạo; + Tốc độ tăng dân số.
2. Quan hệ dân số - lao động • Dân số và lao động là mối quan hệ thống nhất: + Dân số tăng cao, sau 15 năm lao động đến độ tuổi tăng cao. Với nước đang phát triển trở thành áp lực lớn. Với nước phát triển lại là nhu cầu. + Tuổi thọ trung bình càng cao (già hóa dân số) tuổi bình quân của người lao động càng cao cũng trở thành áp lực.
2. Quan hệ dân số - lao động (tiếp) • Khái niệm về lao động trong quy định hiện hành (hiện nay còn nhiều nội dung cần phải nghiên cứu, chỉnh sửa, trước mắt theo Tổng cục thống kê). + Lao động trong độ tuổi: từ 15 tuổi đến 55 tuổi với nữ, 60 tuổi với nam. + Lao động ngoài độ tuổi là những người chưa đến hoặc quá tuổi thực tế vấn tham gia lao động. + Lực lượng lao động hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế: lao động từ 15 tuổi trở lên (không giới hạn tối đa) đang có việc làm và thất nghiệp (loại trừ: người đang độ tuổi đi học, tham gia LLVT và không có nhu cầu làm việc). + Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
Số liệu dân số - lao động qua điều tra dân số 1/4/2009
Số liệu dân số - lao đông qua Điều tra dân số 1/4/2009 • Số liệu thống kê cho thấy: + Tốc độ tăng dân số thấp hơn 1,1%, thấp hơn số kế hoạch đặt ra (2006: 1,1%; 2007:1,09%; 2008: 1,07%; 2009: 1,06%). + Dân số sau điều tra thấp hơn nhiều so với kế hoạch và số thống kê trước đây (2000: 824 ngàn; 2007: 951 ngàn; 2008: 1089 ngàn; 2009: 1145 ngàn).
3. Chỉ tiêu giải quyết việc làm qua các năm • Chỉ tiêu giải quyết việc làm qua các năm: • Chỉ tiêu GQVL từ 2006-2010: 1,5 triệu – 1,7 triệu người. • Phương thức giải quyết việc làm: + Đầu tư, tăng trưởng tạo chỗ làm việc ( chủ yếu). + Cho vay vốn giải quyết việc làm. + Giới thiệu việc làm. + Xuất khẩu lao động.
3. Chỉ tiêu giải quyết việc làm qua các năm • Những vấn đề cần xem xét qua chỉ tiêu giải quyết việc làm: - Cơ sở để đưa ra chỉ tiêu GQVL (cung-cầu lao động). - Cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành chỉ tiêu GQVL. + Chưa có hệ thống thống kê, báo cáo tình hình lao động từ cơ sở. + Dự án cho vay vốn GQVL chỉ thống kê số đăng ký, không theo thực tế. + Giới thiệu việc làm tính trùng.
4. Chỉ tiêu thất nghiệp • Từ 2009 trở về trước có chỉ tiêu thất nghiệp lao động thành thị. Năm 2010 : bỏ không nêu lý do. • Thất nghiệp phụ thuộc vào công việc trong khi lại tính chỉ tiêu theo nơi sống (hộ khẩu thường trú). Lao động nông thôn mất việc làm trong các KCN là chủ yếu lại tính ở nông thôn nên chỉ tiêu thất nghiệp ở thành thị không chính xác. • Chỉ tiêu thất nghiệp phản ánh hiệu quả nền kinh tế và bao hàm cả hiệu quả chính sách GQVL.
5. Định hướng về chỉ tiêu lao động – việc làm • Bỏ chỉ tiêu GQVL (vì các lý do trên), thay vào đó GQVL được gắn với chương trình, dự án cụ thể. • Công bố chỉ tiêu thất nghiệp chung. • Việc đánh giá chỉ tiêu thất nghiệp dễ kiểm soát hơn.