430 likes | 608 Views
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA ĐỊA LÝ. HÀNH ĐỘNG NHỎ - LỢI ÍCH LỚN. Nhóm Wiki – Địa 3B. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH. NGUỒN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG THÁCH THỨC. THÀNH VIÊN. 1. Nguyễn Thị Dung 2. Nguyễn Thị Kim Chi 3. Lê Công Nguyên 4. Trần Thị Hương. A. 1.
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA ĐỊA LÝ HÀNH ĐỘNG NHỎ - LỢI ÍCH LỚN Nhóm Wiki – Địa 3B
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NGUỒN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
THÀNH VIÊN 1. Nguyễn Thị Dung 2. Nguyễn Thị Kim Chi 3. Lê Công Nguyên 4. Trần Thị Hương
A 1 2 4 3 BỐ CỤC • I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC • Phân loại • Vai trò • II. NGUỒN NƯỚC Ở TP HCM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC. • Khái niệm ô nhiễm nước • Nguồn nước ở TP Hồ Chí Minh • Những thách thức • Biện pháp
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC • Phân loại
2. Vai trò Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
II. NGUỒN NƯỚC Ở TP HCM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC. • Khái niệm • "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung về với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". • ( Nguồn :http://tusach.thuvienkhoahoc.com )
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
2. Nguồn nước ở TP Hồ Chí Minh • Thành phố Hồ Chí Minh có 2 nguồn nước chính là nước mặt và nước dưới đất, nước mặt có thể kể đến nước của các dòng mặt sau:
* Sông Sài Gòn: Lưu vực của sông khoảng 4.500 km2, lưu lượng của sông Sài Gòn phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa trên lưu vực sông và các công trình thủy lợi vùng thượng nguồn. Lưu lượng dòng chảy từ 28,31 (tháng 7) đến 58,85 m3/s (tháng 10).
* Sông Đồng Nai: Lưu vực của sông khoảng 15.000 km2 (14.979 km2), lưu lượng của sông là 542 m3/s (đo tại Trị An). * Các sông, suối khác: Nước của các con sông lớn như sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp và hệ thống kênh rạch 7.880 km với diện tích mặt nước 33.500 ha.
Sông Sài Gòn uốn khúc ôm trọn khu Thủ Thiêm Nguồn: forum.vietyo.com
Các đặc điểm nguồn nước mặt của thành phố: • Phần lớn nước được hình thành ở ngoài diện tích phân bố của thành phố; • Thành phố nằm ở hạ lưu của các con sông, nước mặt chịu ảnh hưởng của hoạt động kinh tế ở thượng lưu và chế độ thủy triều;
- Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác được là sông Đồng Nai (từ cầu Đồng Nai trở lên) và sông Sài Gòn ( tư ngã ba Rạch Tra trở lên) và lấy nước từ hệ thống kênh Đông Củ Chi. Còn lại nước có chất lượng xấu nếu có khai thác thì đòi hỏi phải xử lý khá cao.
Nguồn nước dưới đất gồm các đơn vị chứa nước sau: • Phức hệ chứa nước Holocen; • Tầng chứa nước Pleistocen; • Tầng chứa nước Pliocen sớm; • Tầng chứa nước Pliocen muộn và • Nước trong khe nứt của đá gốc Jura muộn Kreta sớm.
3. Những thách thức • Theo báo cáo "Đánh giá và Phân tích tác động ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam", TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có xếp hạng chỉ số ô nhiễm chung cao nhất nước.
Trong đó, TP Hồ Chí Minh đứng đầu trong danh sách 10 tỉnh ô nhiễm cao nhất. 9 tỉnh còn lại xếp theo thứ tự giảm dần đó là: Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Cần Thơ.
Nguồn nước trên địa bàn thành phố hiện nay đã được khai thác từ nguồn nước mặt khoảng 1.000.000 m3/ngày, trong đó khoảng 850.000 m3/ngày từ sông Đồng Nai và khai thác 200.000 m3/ngày từ sông Sài Gòn.
Khai thác từ nguồn nước ngầm khoảng trên 500.000 m3/ngày, trong đó dùng cho sản xuất khoảng 300.000 m3/ngày và cho sinh hoạt trên 200.000 m3/ngày.
Theo dự báo nhu cầu vào năm 2020 1à 2.500.000m3/ngày và năm 2020 là 3.600.000 m3/ngày. Việc khai thác từ nguồn nước mặt vào năm 2010 khoảng 2.000.000m3/ngày, còn lại sẽ khai thác từ nguồn nước dưới đất. Do việc khai thác và công tác quản 1ý chưa được tốt, nguồn nước của thành phố còn đối mặt với một số thách thức sau:
a. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước: • Đối với nguồn nước mặt: Nước sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, COD có tới 75% mẫu không đạt tiêu chuẩn. Ô nhiễm vi sinh, có nơi cho thấy hàm lượng Coliform cao gấp 1,5-25 lần tiêu chuẩn. Ô nhiễm dầu và nồng độ kim loại nặng có nồng độ đáng quan tâm.
Đối với nước sông Sài Gòn cũng đang bị ô nhiễm các chất hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng và đặc biệt nước sông Sài Gòn có độ pH rất thấp.
Đối với nước dưới đất:Trong các tầng chứa nước dưới đất có mặt trên địa bàn TP HCM, tầng chứa nước Pleistocen thường có pH thấp, đã bị nhiễm bẩn cục bộ mà chủ yếu là các hợp chất nitơ và vi sinh. Thường các khu vực nhiễm bẩn ứng với khu vực đang khai thác tập trung đối với tầng này và các khu vục phát triển công nghiệp.
b. Vấn đề xâm nhập mặn: • Đối với nước mặt: Xâm nhập mặn trong các sông rạch TP.HCM xảy ra mạnh vào mùa khô và thường đạt cực đại vào đầu tuần tháng 2. Tại nhánh sông Đồng Nai - Sài Gòn, ranh mặn S = 4%o lên đến khoảng khu vực cầu Bình Triệu. Tại nhánh sông Bến Lức - Chợ Đệm - Vàng Cỏ ranh mặn S = 4%o lên đến gần xã Bình Lợi - Huyện Bình Chánh. Trên sông Đồng Nai, ranh mặn S=4%o lên đến khoảng khu vực ngã ba sông Tắc.
Ngoài ra nước mặt còn bị nhiễm chua phèn tập trung ở vùng trũng ven kênh Thầy Cai - An Hạ, và khu vực Chợ Đệm, huyện Bình Chánh. Vào mùa mưa độ pH của nước sông và kênh rạch giảm (pH < 4) và vào mùa khô pH tăng, có thể đạt đến lớn hơn 7,3.
Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH- (kiềm), pH > 7. • Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10
Đối với nước dưới đất: Tình trạng xâm nhập mặn cứng đã xảy ra đối với tầng chứa nước Pleistocen, còn các tầng chứa nước khác chưa được nghiên cứu xem xét.
c. Vấn đề hạ thấp mực nước của các tầng chứa nước: Theo tài liệu quan trắc mực nước của tầng chứa nước Pleistocen và Plioxen cho thấy mực nước nhiều khu vực giảm đáng lo ngại nhất là tầng chứa nước Pliocen. Sự hạ thấp mực nước xảy ra theo hướng không hồi phục đối với 2 tầng chứa nước Pliocen trên và Pliocen dưới (xem bảng).
MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH NĂM MỘT SỐ NƠI Ở TP HCM(Nguồn: Tài nguyên và Môi trường số 2/2005)
NGUYÊN NHÂN • Từ nước thải công nghiệp • Từ nước thải sinh hoạt • Từ nông nghiệp • Từ các hoạt động khác
BIỆN PHÁP - Di rời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải xuống lòng kênh và tai nạn giao thông thuỷ. - Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt.
Biện pháp quản lý và giáo dục cộng đồng: - Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống các kênh rạch.
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!