1 / 39

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO. CHÌA KHOÁ CỦA ĐẶC TÍNH CÔNG GIÁO. Phong Trào Giáo Dân Houston và Tập San Dấn Thân Thực Hiện (trình bày theo văn phòng Công Bình Xã Hội thuộc tổng giáo phận St. Paul MN) P.O. Bos 5474 Katy, Texas 77491-5474 www.danthan.org. Vấn đề.

dougal
Download Presentation

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CHÌA KHOÁ CỦA ĐẶC TÍNH CÔNG GIÁO Phong Trào Giáo Dân Houston và Tập San Dấn Thân Thực Hiện (trình bày theo văn phòng Công Bình Xã Hội thuộc tổng giáo phận St. Paul MN) P.O. Bos 5474 Katy, Texas 77491-5474 www.danthan.org

  2. Vấn đề Hiện nay rất nhiều tín hữu Công giáo chưa biết đến những vấn đề căn bản trong học thuyết Xã hội Công Giáo. Nói khác, còn rất nhiều người Công giáo không biết rằng sứ vụ xã hội của Giáo Hội là phần quan trọng và chủ yếu của đức tin Công giáo. Điều này cho thấy đây là một vấn nạn trầm trọng mà rất nhiều tín hữu Công giáo vấp phải, vì nó làm giảm năng lực để trở thành một giáo hội làm chứng cho tin mừng Phúc Âm. Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để chia sẻ sứ vụ xã hội và thông điệp của Giáo Hội. Chia sẻ học thuyết Xã Hội Công Giáo: Thách đố và Định hướng - GMHK, 1998

  3. CHÌA KHOÁ CỦA ĐẶC TÍNH CÔNG GIÁO Trung tâm điểm của sứ điệp thật đơn giản đó là: Đức tin của chúng ta nằm sâu trong cuộc sống xã hội. Chúng ta không thể cho mình là Công giáo “đích thực” trừ khi chúng ta lắng nghe và lưu tâm đến sứ mệnh của Giáo Hội là phục vụ những ai khó nghèo và thực thi hòa Bình Công Lý. Cộng đoàn của Muối và Ánh Sáng – GMHK, 1993 Giống như học thuyết xã hội của Giáo Hội là nguyên tính trong đức tin Công Giáo, chiều kích công bình xã hội của học thuyết là nguyên tính trong nền giáo dục và giáo lý Công Giáo. Đây là hai chiều kích căn bản của căn tính và cấu trúc Công Giáo. Một khi căn tính và cấu trúc Công Giáo thiếu xót thông đạt truyền thống xã hội, thì đó không còn là Công Giáo trọn vẹn nữa. Chia sẻ học thuyết Xã Hội Công Giáo: Thách đố và Định hướng - GMHK, 1998

  4. Giáo Hội qua Công đồng Vatican II • Giáo hội là dấu chỉ và là một đảm bảo cho nhân vị con người. • Một tổ chức tôn giáo có mục đích cộng tác để đem Nước Chúa đến qua lịch sử. • Sứ vụ xã hội là một cơ bản chủ yếu chứ không phải là một chương trình phụ hoặc chọn lựa tuỳ ý.

  5. Yếu tính căn bản của Giáo hội • Kinh Thánh -- Lắng nghe Tin Mừng • Bí tích -- Phụng vụ, đời sống cầu nguyện, vân vân • Sứ vụ xã hội --Hành động cho công bình xã hội

  6. Hội nghị giám mục năm 1971về Công bình trong thế giới Hành động nhân danh công lý và tham gia trong công việc thay đổi thế giới là một việc làm mang chiều kích rao giảng Tin Mừng. Nói cách khác, đây là sứ mệnh của Giáo hội trong công cuộc cứu độ và giải phóng con người khỏi mọi áp bức.

  7. Học thuyết Xã Hội Công Giáo • Phát nguồn từ nền tảng Kinh Thánh • Được tiếp tục phát triển qua: -- Quan sát, Nhận định và Hành động

  8. Chủ đề chính về Công Bình trong Kinh Thánh • Thiên Chúa tác động trong lịch sử nhân loại • Sáng tạo vũ trụ • Giao Ước • Cộng đồng • Những kẻ cô thế yếu hèn - Anawim - bao gồm “goá bụa, trẻ mồ côi và khách lạ” • Qua việc Chúa Giêsu rao giảng và chữa lành. Qua Kinh Thánh, đức tin là hành động cho công bình và là đòi hỏi tiên quyết của Yavê. Walter Brueggeman

  9. Chu kỳ theo Baal Cộng đồng,Giai đoạn được chúc phúc Sở hữu tư lợi Thiên Chúa giải cứu Bỏ quên người nghèo khó Tiếng than khóc cầu cứu của kẻ thế cô Bỏ quên Thiên Chúa Bách hại các tiên tri Tôn thờ tà thần Tiên tri cảnh cáo:Về nạn nghèo đói Tự huỷ diệt

  10. Vatican II Sự phân ly giữa đức tin mà Kitô hữu tuyên xưng và cuộc sống thường nhật của họ được coi vào số những sai lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta. Gương mù này các tiên tri trong Cựu Ước đã mạnh mẽ tố giác và trong Tân Ước đức Giêsu Kitô còn ngăm đe với những hình phạt nặng nề hơn nữa. (Giáo hội trong thế giới ngày nay #43)

  11. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo thời hiện tại 1891Tân Sự(Rerum Novarum)Leo XIII193125 Năm Sau(Quadragesimo Anno)Pius XI1961Mẹ và Thầy(Mother and Teacher)John XXIII1963Bình An Dưới Thế(Peace on Earth)John XXIII1965Vai Trò GH Trong Thế Giới(Church in the Modern World)Vatican II 1967Phát Triển Con Người(The Development of Peoples) Paul VI1971Kêu Gọi Hành Động(A Call to Action)Paul VI1971Công Bằng Trong Thế Giới(Justice in the World) Synod of Bishops1979Đấng Cứu Độ Nhân Loại(Redeemer of Humanity)John Paul II1981Lao Công Con Người(On Human Work)John Paul II1988Mối Quan Tâm Xã Hội(On Social Concern)John Paul II1991Đệ Bách Chu Niên(The One Hundredth Year)John Paul II1995Tin Mừng Sự Sống(The Gospel of Life)John Paul II

  12. Cộng Đoàn Phân phát Xã Hội Đóng góp Công Bình Cá Nhân Cá Nhân Giao kèo (Khế ước)

  13. Những điểm chính yếu của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo • Phẩm giá con người • Cộng đồng và công ích • Nghĩa vụ và Quyền lợi • Những quyền lựa chọn cho người nghèo • Quyền tham gia • Lao công nhân vị và quyền hạn của công nhân • Công bình kinh tế • Quản gia trong sáng tạo • Tính liên đới • Vai trò chính quyền • Phát huy hòa bình

  14. 1. Phẩm giá con người Giá trị con người thật linh thiêng, vì con người được tạo nên theo hình ảnh Thiên Chúa.

  15. 2. Cộng đồng và công íchĐặc tính xã hội tự nhiên của con người Bản tính tự nhiên của con người là hợp quần xã hội. Điều này cho thấy mọi sự tốt lành của cá nhân và mọi phát triển xã hội đều tùy thuộc vào từng mỗi cá nhân…. Vatican II, Giáo Hội trong Thời Đại Mới “Mỗi người vì mình,” chàng voi nói đang khi nhảy múa giữa đàn gà… Charles Dickens

  16. 3. Nghĩa vụ và Quyền lợi • Công dân / Tham gia chính trị • Kinh tế / Xã hội Mỗi công dân đều có quyền hưởng mọi vật chất tối thiểu cho cuộc sống con người.

  17. 4. Quyền lợi của người nghèo • Giavê quan tâm đến những kẻ “goá bụa, mồ côi và lữ khách.” • Người nghèo là một yếu tố quan trọng cho công ích.

  18. 5. Quyền tham gia Tất cả mọi người có quyền lợi tham gia tối thiểu vào mọi lãnh vực như kinh tế, chính trị… nói chung tất cả các sinh hoạt của cuộc sống.

  19. 6. Lao công nhân vị và quyền hạn của công nhân • Mọi lao công đều có phẩm giá vì nó được thực thi bởi sức lực con người. • Tất cả công nhân có quyền đưởc hưởng lương một cách công bằng, một nơi an toàn và kinh tế chủ động để làm việc.

  20. 7. Công bình kinh tế • Kinh tế là để phục vụ con người chứ không phải ngược lại. Con người có giá trị hơn vật chất; lao động thì cao quý hơn tư liệu. • Mọi công nhân đều có quyền trên sản phẩm do mình tạo ra, lương bổng tương xứng, an toàn nơi làm việc; và họ có quyền tổ chức hoặc tham gia nghiệp đoàn. • Mọi người đều có quyền để kiến tạo kinh tế và sở hữu tài sản riêng, tuy nhiên quyền này phải được giới hạn. Không ai có quyền tích lũy của cải cho mình một cách quá đáng trong khi nhiều người còn thiếu thốn những thứ cần thiết căn bản cho cuộc sống.

  21. 8. Quản gia trong sáng tạo Của cải thế gian là quà quà tặng. Chúng ta được giao phó với nhiệm vụ là quản gia. “Thượng đế dành địa cầu và mọi sự thuộc về trái đất cho con người cùng mọi sinh sinh vật thuộc mọi quốc gia ngõ hầu mọi tạo vật phải được chia sẻ đồng đều cho mọi người trong công bình và bác ái.” Phát triển Con Người

  22. 9. Tình liên đới “Một điều chắc chắn và kiên trì rõ ràng là chúng ta phải tự dấn thân cho phúc lợi chung; Vâng! phải dấn thân cho phúc lợi của tất cả… vì chúng ta đều có trách nhiệm chung cho tất cả.” Pope John Paul II, On Social Concern, 1987

  23. 10. Vai trò của chính quyền • Chính quyền cần có một chức năng đạo đức tốt. Chính quyền là một khí cụ để đẩy mạnh giá trị con người, bảo vệ nhân quyền và xây dựng công ích. • Phụ túc, hỗ trợ • Càng ít càng tốt • (Nhưng) khi cần nhiều thì nên giúp nhiều

  24. 11. Đẩy mạnh công cuộc kiến tạo Hòa bình • Hòa bình không chỉ là sự thiếu vắng chiến tranh • “Nếu bạn muốn hòa bình, hãy thực thi công lý.” Pope Paul VI, 1972, World Day of Peace Message

  25. Những điểm chính yếu của Học thuyết Xã Hội Công Giáo • Phẩm giá con người • Cộng đồng và công ích • Nghĩa vụ và Quyền lợi • Những quyền lựa chọn cho người nghèo • Quyền tham gia • Lao công nhân vị và quyền hạn công nhân • Công bình kinh tế • Quản gia trong sáng tạo • Tình liên đới • Vai trò chính quyền • Phát huy hòa bình

  26. Mối quan hệ cho các nhà giáo dục Công giáo Học đường Công giáo, giáo dục tôn giáo và các chương trình huấn luyện đức tin là mối trọng yếu của sự chia sẻ thực chất và giá trị của kho tàng công bình xã hội Công giáo. Giống như học thuyết xã hội cần thiết cho đức tin Công giáo như thế nào thì chiều kích công bình xã hội cũng cần thiết cho nền giáo dục Công giáo và tín lý. Đây là trọng tâm của căn tính và cấu tạo Công giáo. Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions U.S. Bishops, 1998

  27. Bốn điều thiếu sót lớn lao về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo • Phần đông tín đồ Công giáo còn thiếu kiến thức về Học thuyết Xã Hội Công Giáo • Cần đào tạo thêm nhiều lãnh đạo và cơ sở huấn luyện. • Cần quảng bá một cách rõ ràng về cơ bản tư tưởng Xã hội Công giáo. • Cần phải thực thi công bình xã hội một cách sâu xa hơn là chỉ dừng lại những dịch vụ cứu giúp trực tiếp.

  28. “7 điều răn” để áp dụng Học thuyết Xã Hội Công Giáo vào đức tin của chúng ta • Cuộc sống cần ăn sâu trong cầu nguyện và cộng đoàn. • Hành động nối kết chứ đừng tách biệt. • Hiểu biết – luôn luôn học tập những văn kiện. • Huấn luyện khả năng cho thật thấu đáo. • Chỉ có bác ái thì chưa đủ. • Cần quan sát, thẩm định và hành động. • Hãy vui lên!

  29. Hãy tìm hiểu học thuyết qua cầu nguyện và cộng đoàn Gặt hái tâm linh không chỉ là một vấn đề cá nhân, nhưng còn là vấn đề chung và hợp quần. Giáo lý Công giáo không kêu gọi chúng ta từ bỏ thế gian, nhưng trợ giúp để tạo nắn thế giới cho tốt đẹp hơn. Điều này không có nghĩa là bỏ rơi những khó khăn và trách nhiệm trần thế, nhưng là để biến đổi. Everyday Christianity: To Hunger and Thirst for Justice U.S. Bishops, November, 1998

  30. Hành động nối kết chứ đừng tách biệt Cam kết cho sự sống và phẩm giá con người, cho tình liên đới và nhân quyền là một lời mời gọi mà mọi Kitô hữu phải đáp trả. Đây không phải là ơn gọi của một số ít người, nhưng là một thách đố cho mọi nhà giáo dục Công giáo. Giá trị học thuyết xã hội Công giáo không thể được coi lơ là hay là một điều khoản không bắt buộc. Nhưng đó là cốt lõi của giáo huấn và sứ vụ đào tạo. Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions, U.S. Bishops, 1998

  31. Hiểu biết - luôn học hỏi các văn kiện Điều cần thiết chung cho toàn cầu là cần rõ ràng trong việc dạy yếu tố cơ bản của tư tưởng xã hội Công giáo và giúp người ta biết áp dụng cũng như hành động theo những cơ bản đó. Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions U.S. Bishops, 1998

  32. Huấn luyện khả năng cho thấu đáo Chúng tôi khẩn khoản thúc giục mọi tín hữu Công giáo hãy sáng tạo thêm những phương thức và chương trình hầu đáp ứng những thiếu sót căn bản trong cộng đồng về học thuyết xã hội Công giáo…. Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions U.S. Bishops, 1998

  33. Chỉ có bác ái không thì chưa đủ Chúng ta còn cần giáo dục Công Giáo và chương trình giáo lý không phải chỉ để tiếp tục truyền dạy kinh nghiệm giúp đỡ bác ái trực tiếp, nhưng còn tạo ra cơ hội để thách đố thay đổi chính sách và cơ chế đang là nguyên nhân tạo nên bất công. Sharing Catholic Social Teaching: Challenges and Directions U.S. Bishops, 1998

  34. Bạn cần quan sát, thẩm định và hành động • Quan sát các dữ kiện để hiểu rõ sự thực • Áp dụng phương thức phân tách xã hội (social analysis) và giá trị đạo đức để thẩm định (judgments) về những sự kiện xảy ra • Hoạch định một phương thức hành động thực tế và hữu hiệu

  35. Hãy vui lên! Một Kitô hữu buồn là một kitô hữu thật đáng buồn. Không ai thích đến gần một nhà hảo tâm khó tính cả!

  36. “7 điều răn” để áp dụng Học thuyết Xã Hội Công Giáo vào đức tin của chúng ta • Cuộc sống cần ăn sâu trong cầu nguyện và cộng đoàn. • Hành động nối kết chứ đừng tách biệt. • Hiểu biết – luôn luôn học tập những văn kiện. • Huấn luyện khả năng cho thật thấu đáo. • Chỉ có bác ái thì chưa đủ. • Cần quan sát, thẩm định và hành động. • Hãy vui lên!

  37. Kết luận Các con là “Muối và Ánh Sáng cho trần gian” “Bạn phải là men trong đấu bột chứ không được là những u nhọt - You’re supposed to be the leaven in the loaf, not part of the lump.”

  38. HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CHÌA KHOÁ CỦA ĐẶC TÍNH CÔNG GIÁO Phong Trào Giáo Dân Houston và Tập San Dấn Thân Thực Hiện (trình bày theo văn phòng Công Bình Xã Hội thuộc tổng giáo phận St. Paul MN) P.O. Bos 5474 Katy, Texas 77491-5474 www.danthan.org

  39. Phúc lợi Chung - Common Good • Trật Tự Công cộng • An Công – Public Peace • Quyền Căn Bản - Basic Rights • Luân Lý Công cộng - Public Morality Chính Quyền Sự tách biệt giữa Tôn Giáo /Chính Quyền Separation of Church and State Xã Hội Chính Trị

More Related