1 / 82

LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Báo cáo viên: Th. S. Trần Minh Tâm, Trưởng Phòng Thanh tra Pháp chế. 1. 2. 3. 4. 5. Nội dung báo cáo. Giới thiệu sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC.

elia
Download Presentation

LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Báo cáo viên: Th. S. Trần Minh Tâm, Trưởng Phòng Thanh tra Pháp chế

  2. 1 2 3 4 5 Nội dung báo cáo Giới thiệu sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục đại học MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÁC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Câu hỏi củng cố kiến thức Company Logo

  3. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: • Cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Company Logo

  4. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 2. Sau 25 năm đổi mới của đất nước và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo; • cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Company Logo

  5. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng còn hạn chế: Phương pháp quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học chậm được thay đổi, chưa bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và người học. Company Logo

  6. Một số số liệu thống kê • Theo Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 1999-2000, cả nước có 153 trường đại học và cao đẳng (đại học là 69, cao đẳng là 84), năm học 2004-2005 số trường là 230 (93 trường đại học, 137 trường cao đẳng), năm học 2010-2011, số trường đại học và cao đẳng là 386 (đại học là 163 trường, số trường cao đẳng là 223). • Như vậy, so với năm học 1999-2000 thì số trường đại học và cao đẳng tính đến năm học 2010-2011 đã tăng thêm hơn 2,5 lần. Company Logo

  7. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 3. Luật giáo dục là luật khung, quy định một số vấn đề chung của giáo dục đại học, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về giáo dục đại học còn phân tán, hiệu lực pháp lý không cao. • Nhiều vấn đề quan trọng của giáo dục đại học được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, Company Logo

  8. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 4. Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với hệ thống giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới, việc ban hành Luật giáo dục đại học là cần thiết để điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học phù hợp với các cam kết quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quản lý tốt hơn hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học Company Logo

  9. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • Thực tiển quản lý giáo dục đại học cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, pháp điển hóa các quy định còn phân tán trong các văn bản dưới luật thành quy định của Luật giáo dục đại học. • Vì vậy, việc ban hành Luật giáo dục đại học là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất cho sự phát triển của giáo dục đại học và thực hiện các mục tiêu của giáo dục đại học. Company Logo

  10. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 1. Nhằm thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam. • 2. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học và đổi mới quản lý của cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Company Logo

  11. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 3. Đẩy mạnh phân cấp quản lý giáo dục đại học và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục đại học phù hợp với năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục và trách nhiệm xã hội. • 4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học, huy động nguồn đầu tư của xã hội đối với giáo dục đại học. Company Logo

  12. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 1. Tổng kết thực tiễn • a) Tổng kết, đánh giá việc thi hành pháp luật về giáo dục đại học từ năm 1975 đến nay. • b) Tổng kết, đánh giá về những thành tựu và những hạn chế của giáo dục đại học từ năm 1998 đến nay. Company Logo

  13. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 2. Nghiên cứu Hiến pháp, các luật, pháp luật, các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội chuyên đề về giáo dục đại học. • Hiến pháp, Luật giáo dục, Luật đầu tư, Luật dân sự, Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Luật dạy nghề; pháp luật về doanh nghiệp, về tài chính; về bình đẳng giới, về giáo dục dân tộc và các luật, pháp luật có liên quan. Company Logo

  14. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 3. Nghiên cứu các nghị quyết, chủ trương của Đảng • a) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. • b) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. • c) Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Giáo dục và Đào tạo. Company Logo

  15. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC • 4. Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế • Ban soạn thảo Luật giáo dục đại học đã tổ chức biên dịch, tổng hợp, tham khảo Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học của 6 nước: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Na Uy, Hoa Kỳ, Bang Hessen - Cộng hoà liên bang Đức và tham khảo kinh nghiệm về giáo dục đại học và Luật giáo dục đại học của một số nước khác trên thế giới Company Logo

  16. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương I. Những quy định chung, gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật giáo dục đại học; mục tiêu của giáo dục đại học; giải thích từ ngữ; trình độ đào tạo của giáo dục đại học; cơ sở giáo dục đại học; ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học. Company Logo

  17. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương II. Tổ chức cơ sở giáo dục đại học, gồm 14 điều (từ Điều 14 đến Điều 27) quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học (cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; cơ cấu tổ chức của đại học, đại học quốc gia; hội đồng trường, hội đồng quản trị; hiệu trưởng; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học); thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; cho phép, đình chỉ hoạt động đào tạo (điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học; thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; sáp nhập, chia tách, giải thể; cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo cơ sở giáo dục đại học). Company Logo

  18. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương III. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, gồm 5 điều (từ Điều 28 đến Điều 32) quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; nhiệm vụ và quyền hạn của đại học, đại học quốc gia; nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học. Company Logo

  19. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương IV. Hoạt động đào tạo, gồm 6 điều (từ Điều 33 đến Điều 38) quy định về mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh; thời gian đào tạo; chương trình đào tạo, giáo trình giáo dục đại học; tổ chức và quản lý đào tạo; văn bằng giáo dục đại học. Company Logo

  20. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương V. Hoạt động khoa học và công nghệ, gồm 4 điều (từ Điều 39 đến Điều 42) quy định về mục tiêu hoạt động khoa học và công nghệ; nội dung hoạt động khoa học và công nghệ; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ; trách nhiệm của nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ. Company Logo

  21. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương VI. Hoạt động hợp tác quốc tế, gồm 6 điều (từ Điều 43 đến Điều 48) quy định về mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế; các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hợp tác quốc tế; trách nhiệm của nhà nước về hợp tác quốc tế. Company Logo

  22. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương VII. Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, gồm 5 điều (từ Điều 49 đến Điều 53) quy định về hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học; nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học về kiểm định chất lượng giáo dục đại học; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Company Logo

  23. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương VIII. Giảng viên, gồm 5 điều (từ Điều 54 đến Điều 58) quy định về giảng viên; nhiệm vụ và quyền của giảng viên; chính sách đối với giảng viên; giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên; các hành vi giảng viên không được làm. Company Logo

  24. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương IX. Người học, gồm 5 điều (từ Điều 59 đến Điều 63) quy định về người học; nhiệm vụ và quyền của người học; các hành vi người học không được làm; chính sách đối với người học; nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước. Company Logo

  25. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương X. Tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học, gồm 4 điều (từ Điều 64 đến Điều 67) quy định về nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học; học phí, lệ phí tuyển sinh; quản lý và sử dụng tài chính của cơ sở giáo dục đại học; quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học. Company Logo

  26. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương XI. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học, gồm 4 điều (từ Điều 68 đến Điều 71) quy định về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học; cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học; thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm. Company Logo

  27. Nội dung cơ bản của Luật Giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học bao gồm 12 chương, 73 điều. Chương XII. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 72 và Điều 73) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Company Logo

  28. CÁC ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Luật Giáo dục Luật Giáo dục đại học là luật chuyên ngành đầu tiên quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục đại học, cụ thể hóa các quy định khung của Luật giáo dục về giáo dục đại học Trong Luật Giáo dục có 6 điều (từ Điều 38 đến Điều 43) của Mục 4, Chương II quy định riêng về giáo dục đại học. Luật giáo dục điều chỉnh toàn bộ các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Company Logo

  29. Những điểm cần chú ý Chương I. Những quy định chung, gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật giáo dục đại học; mục tiêu của giáo dục đại học; giải thích từ ngữ; trình độ đào tạo của giáo dục đại học; cơ sở giáo dục đại học; ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học. Company Logo

  30. Những điểm cần chú ý Luật này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Company Logo

  31. Những điểm cần chú ý Luật này áp dụng đối với trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học. Điều 2. Đối tượng áp dụng Company Logo

  32. Những điểm cần chú ý Tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quản lý giáo dục đại học tuân theo quy định của Luật này (Luật Giáo dục đại học), Luật giáo dục và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 3. Áp dụng Luật giáo dục đại học Company Logo

  33. Giải thích từ ngữ là hình thức đào tạo theo các khoá học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo một trình độ của giáo dục đại học. Giáo dục chính quy gồm vừa làm vừa học và đào tạo từ xa, là hình thức đào tạo theo các lớp học, khóa học tại cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở liên kết đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học để thực hiện chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học. Giáo dục thường xuyên Company Logo

  34. Giải thích từ ngữ là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định. Ngành đào tạo bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo Ví dụ Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn chuyên sâu của một ngành đào tạo. Ví dụ Chuyên ngành đào tạo Company Logo

  35. Giải thích từ ngữ là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà người học phải đạt được sau khi kết thúc một chương trình đào tạo. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo Company Logo

  36. Giải thích từ ngữ là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Đại học Company Logo

  37. Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học • . Mục tiêu chung: • a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; • b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. Company Logo

  38. 2. Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ: • a) Đào tạo trình độ cao đẳng để sinh viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo; • b) Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo; Company Logo

  39. 2. Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ: • c) Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo; • d) Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Company Logo

  40. Điều 6. Trình độ và hình thứcđào tạo của giáo dục đại học • 1. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù. • 2. Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Company Logo

  41. Cơ sở giáo dục đại họctrong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: • a) Trường cao đẳng; • b) Trường đại học, học viện; • c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); • d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Company Logo

  42. Điều 10. Ngôn ngữ dùng trong cơ sở giáo dục đại học • Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục đại học. • Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở giáo dục đại học quyết định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường. Company Logo

  43. 2. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây: • a) Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; • b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất. • 3. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm: • a) Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; • b) Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Company Logo

  44. Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học • 1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. • 2. Tăng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học;đầu tư có trọng điểm để hình thành một số cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, theo định hướng nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản, các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế - xã hội then chốt đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. • 3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo cán bộ để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; ưu tiên cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư lớn, bảo đảm các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục đại học vì mục đích vụ lợi. Company Logo

  45. Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học • 4. Gắn đào tạo với nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với tổ chức nghiên cứu khoa học và với doanh nghiệp. • 5. Nhà nước đặt hàng và bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với cơ sở giáo dục đại học có tiềm lực mạnh về khoa học và công nghệ. • 6. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để người học, giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Company Logo

  46. Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học • 7. Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và chức danh phó giáo sư, giáo sư của các cơ sở giáo dục đại học. • 8. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đối tượng theo học các ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học. Company Logo

  47. Điều 13. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học • 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. • 2. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của đoàn thể, tổ chức xã hội. • 3. Cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Company Logo

  48. Chương II. Tổ chức cơ sở giáo dục đại học, gồm 14 điều (từ Điều 14 đến Điều 27) quy định về cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học (cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện; cơ cấu tổ chức của đại học, đại học quốc gia; hội đồng trường, hội đồng quản trị; hiệu trưởng; phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học); thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học; cho phép, đình chỉ hoạt động đào tạo điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học; điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo; sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; giải thể cơ sở giáo dục đại học; thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; sáp nhập, chia tách, giải thể; cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo cơ sở giáo dục đại học). Company Logo

  49. Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện • 1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện công lập gồm: • a) Hội đồng trường; • b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện; • c) Phòng, ban chức năng; • d) Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ; • đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; • e) Phân hiệu (nếu có); • g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn. Company Logo

  50. 2. Trường cao đẳng, trường đại học thành viên của đại học có cơ cấu tổ chức theo quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học. • 3. Trường cao đẳng, trường đại học tư thục có cơ cấu tổ chức theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này vàcó hội đồng quản trị, ban kiểm soát. • 4. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức. Company Logo

More Related