1 / 49

ĐỒNG THUẬN VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

ĐỒNG THUẬN VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM. TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội Khoa Tiêu hóa BV Nhi TƯ. Mục tiêu của đồng thuận. Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp và nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi .

enya
Download Presentation

ĐỒNG THUẬN VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐỒNG THUẬN VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội Khoa Tiêu hóa BV Nhi TƯ

  2. Mụctiêucủađồngthuận • Tiêuchảycấplàbệnhthườnggặpvànguyênnhânhàngđầugâytửvongchotrẻemdưới 5 tuổi. • Việt Nam: tỷlệtrẻmắcbệnhtiêuchảykhácao (2,2 – 4 đợttiêuchảy/năm) • Bộ Y tế ban hànhtàiliệuHướngdẫnxửtrítiêuchảy ở trẻemtheo QĐ số 4121/QD-BYT, ngày 28/102009 - BYT • Mụctiêu: cungcấpchocácbácsỹNhivàtiêuhóanhicáckiếnthứccậpnhậtvềtiếpcậnchẩnđoánvàđiềutrịbệnhtiêuchảycấp ở trẻem

  3. Nội dung thảoluận • Đánh giá các dấu hiệu và xác định mức độ mất nước • Điều trị cần thiết: • Xử trí các mức độ mất nước • Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp • Bổ sung kẽm • Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân TCC • Điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp: • Racecadotril • Probiotics • Diosmectite • Thuốc chống nôn • Phòng bệnh tiêu chảy cấp

  4. Định nghĩa • Tiêu chảy: là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ≥ 3 lần/ngày • Đợt tiêu chảy là thời gian kể từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó 2 ngày phân trẻ bình thường. • Tiêu chảy cấp là đợt tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14 ngày, phân lỏng tóe nước • Tiêu chảy kéo dài là đợt tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài trên 14 ngày

  5. Chấtlượngcủabằngchứng(Quality of evidence)

  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Guarino A et al.; Expert Working Group. The ESPGHAN/ESPID evidenced-based guidelines for the management of acute gastroenteritis in children in Europe. J Pediatr Gastroenterol Nutr 2014; Ahead of print 2. World Health Organization. The Treatment of Diarrhea – A Manual for Physicians and other Senior Health Workers. World Health Organization, 2005. 3. Center for Disease Control (CDC). Managing Acute Gastroenteritis among Children - Oral Rehydration, Maintenance, and Nutritional Therapy. MMWR 2003. 4. Policy Directive of New South Wales Health: Children and Infants with Gastroenteritis – Acute Management, (2011)

  7. 5. Gregorio GV ET AL , Early versus Delayed Refeeding for Children with Acute Diarrhoea (Review), Cochrane Database Syst Rev (2011) 6. Lee Way Seah, Zulkifli Ismail et al.Guideline on management of acute diarrhea in children (2011) College of Paediatrics, Academy of Medicine of Malaysia and Malaysian Paediatric Association 7. M. Pie_scik-Lech, R. Shamir, A. Guarino & H. Szajewska. Review article: the management of acute gastroenteritis in children. Aliment Pharmacol Ther 2013; 37: 289–303 8. Lê Thanh Hải. Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em. Nhà xuất bản Y học. 2010

  8. 9.Szajewska H, Dziechciarz P, Mrukowicz J, Meta-analysis: Smectite in the treatment of acute infectious diarrhoea in children. Aliment Pharmacol Ther 2006 Jan15;23(2):217-27. • 10. Allen SJ, Martinez EG, Gregorio GV, Dans LF, Probiotics for treating acute infectious diarrhoea (Review). Cochrane Database Syst Rev. 2010. • 11. Philippe Leherta, Gérard Chéronc, et al, Racecadotril for childhood gastroenteritis: an individual patient data meta-analysis. Digestive and Liver Disease,   2011. • 12. Mac Gillivray S, Fahey T, McGuire W. Lactose avoidance for young children with acute diarrhoea. Cochrane Database Syst Rev. 2013 Oct 31;10:CD005433. doi: 10.1002/14651858

  9. Đánh giá mức độ mất nước

  10. Khuyến cáo 1: Đánh giá các dấu hiệu và xác định mức độ mất nước 1. Hỏi bệnh sử: Hỏi bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ các thông tin sau: • Trẻ bị đi ngoài từ bao giờ • Có máu trong phân không • Số lần tiêu chảy trong ngày • Số lần nôn và chất nôn • Các triệu chứng khác kèm theo: ho sốt, viêm phổi, sởi…. • Chế độ nuôi dưỡng trước khi mắc bệnh, trong khi bị bệnh • Các thuốc đã dùng • Các loại vaccine đã được tiêm chủng

  11. Khuyến cáo 1: Đánh giá các dấu hiệu và xác định mức độ mất nước 2. Kiểm tra các dấu hiệu của mất nước 3. Cáctriệuchứngkhác • Tình trạng suy dinh dưỡng • Sốt và nhiễm khuẩn • Co giật • Chướng bụng

  12. Phân loại mất nước

  13. Khuyến cáo 2Chẩn đoán loại mất nước theo điện giải đồ • Tiêu chảy cấp mất nước đẳng trương • Tiêu chảy cấp mất nước nhược trương • Tiêu chảy cấp mất nước ưu trương

  14. Khuyến cáo 3: Phân loại nguyên nhân gây tiêu chảy cấp thường gặp theo nhóm tuổi • Tiêu chảy cấp phân nước • Trẻ ≤ 2 tuổi: Rotavirus, astrovirus, calicivirus, adenovirus đường ruột, E. coli gây bệnh(EPEC), E. coli sinh độc tố ruột (ETEC), Vibrio cholerae • Trẻ 2 – 5 tuổi: E. coli sinh độc tố ruột (ETEC), Rotavirus, Shigella, Vibrio cholerae • Tiêu chảy cấp phân máu • Trẻ ≤ 2 tuổi: Shigella, E. coli xâm nhập, E. coli xuất huyết, Campylobacter jejuni • Trẻ 2 – 5 tuổi: Shigella, E. coli xâm nhập, E. coli xuất huyết, Salmonella không gây thương hàn, E. histolytica

  15. Khuyến cáo 4: Chỉ định nhập viện điều trị tiêu chảy cấp • Mất nước nặng (≥ 10% trọng lượng cơ thể), shock • Có các biểu hiện thần kinh : li bì, co giật, hôn mê. • Nôn tái diễn hoặc nôn ra mật • Thất bại với bù dịch bằng đường uống • Trẻ có các biểu hiện toàn thân: sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc • Có các tình trạng bệnh lý khác kèm theo: tim mạch, bất thường về thần kinh, vận động hoặc các bệnh lý khác chưa xác định được • Cha mẹ/người chăm sóc không đảm bảo việc cho uống đủ nước và dinh dưỡng tại nhà • Khó đánh giá mức độ mất nước (trẻ béo phì)

  16. Khuyến cáo 5: Chỉ định xét nghiệm cho bệnh nhân tiêu chảy cấp tại bệnh viện • Điện giải đồ: khi trẻ bị tiêu chảy có mất nước, mất nước nặng hoặc diễn biến bệnh và lâm sàng không tương xứng với mức độ của tiêu chảy • Công thức máu: Chỉ định khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn hoặc mất nước nặng. • Tìm virus trong phân không cần thiết cho tất cả các trường hợp TCC • Soi tươi tìm ký sinh trùng: khi lâm sàng có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng • Cấy phân : chỉ định TC phân máu, TC phân nước nặng nghi tả , TC nặng và kéo dài, TC trên trẻ suy giảm miễn dịch

  17. Các điều trị cần thiết cho trẻ tiêu chảy cấp

  18. Khuyến cáo 6: Bù nước và điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy cấp • Phác đồ A : Điều trị những trường hợp tiêu chảy chưa có biểu hiện mất nước bao gồm : • Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nuớc. • Nguyên tắc 2 : Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. • Nguyên tắc 3: Hướng dẫn người mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu mất nước để đưa đến cơ sở y tế kịp thời • Nguyên tắc 4: Bổ sung kẽm • Phác đồ B: tính lượng dịch bù trong 4h • Phác đồ C: mất nước nặng, bù dịch bằng đường tĩnh mạch

  19. Thànhphần dung dịchOresol

  20. Thànhphần dung dịchOresol

  21. Khuyến cáo về việc sử dụng các dung dịch bù nước tại nhà • Bù nước điện giải đường uống bằng ORS áp lực thẩm thấu thấp Chỉ áp dụng dung dịch thay thế khi KHÔNG có Oresol vì trẻ càng nhỏ, nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải càng cao khi sử dụng dung dịch tự pha chế tại nhà • Sử dụng nước đun sôi để nguội • Dung dịch nước cháo muối hoặc nước muối đường • Sử dụng nước canh, súp hoặc nước quả giàu Kali

  22. Khuyến cáo 7: Sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp Chỉ định kháng sinh cho các trường hợp tiêu chảy cấp sau: • Tiêu chảy phân máu • Tiêu chảy phân nước mất nước nặng nghi ngờ tả • Tiêu chảy do Giardia • Trẻ mắc tiêu chảy kèm theo các nhiễm trùng khác: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu…

  23. Bổ sung kẽm

  24. Bổ sung kẽm • Cơ chế của việc bổ sung kẽm trong điều trị TCC •  hấp thu •  biệt hóa tế bào niêm mạc ruột •  hệ thống enzyme ở riềm bàn chải • Tăng cường khả năng miễn dịch ruột • Liều lượng bổ sung (Khuyến cáo của WHO) • 1-6 tháng: 10mg/ngày • > 6 tháng: 20mg/ngày (Patro B et al APT 2008;28713-23, Lazzerini M, Ronfani L. Cochrane Database of Systematic Reviews 2008,. Patel et al PlosONe 2010:4:e10386.

  25. Kẽm làm tăng nguy cơ nôn 2-3 lần Patel et al PlosONe 2010:4:e10386

  26. Khuyến cáo 8: Bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp • Trẻ cần được bổ sung kẽm ngay khi tiêu chảy mới bắt đầu • Khuyến cáo về sử dụng kẽm cho trẻ bị tiêu chảy cấp • Trẻ < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày (nếu trẻ bi suy dinh dưỡng) • Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày x 10 – 14 ngày

  27. Cho trẻ ăn sớm khi mắc tiêu chảy • Phân tích gộp 12 RCTs trên 1283 trẻ TCC: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về: • Gia tăng nhu cầu truyền dịch (6 RCTs, n = 813) • Mức độ nặng của nôn (5 RCTs, n = 456) • Diễn biến thành tiêu chảy kéo dài (4 RCTs, n = 522) • Thời gian nằm viện (2 RCTs, n = 246) => cho trẻ ăn sớm không làm nặng thêm tình trạng bệnh, kéo dài thời gian nằm viện mà còn cung cấp năng lượng giúp trẻ hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ SDD

  28. Sử dụng sữa không có đường lactose hoặc pha loãng sữa trong dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cấp • Thời gian bị TC giảm khoảng 18 giờ ở nhóm sử dụng sữa không có đường lactose (18 RCT, 1467 trẻ TCC) • Giảm nguy cơ thất bại do điều trị (TC nặng hơn, nôn, nguy cơ phải bù dịch bằng đường TM) (16 RCT, 1470 trẻ) • Sữa pha loãng không làm giảm thời gian mắc TC nhưng làm giảm nguy cơ làm TC nặng hơn (9 RCT, 687 trẻ)

  29. Khuyến cáo 9: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy cấp • Cho trẻănsớmkhẩuphầnănhàngngàyvàtăngdần • Nếutrẻbúmẹ : tiếptụcchobúnhiềulầnhơnvàlâuhơn • Nếutrẻkhôngbúsữamẹ : chotrẻloạisữamàtrẻăntrướcđó, không pha loãng sữa & không sử dụng sữa không có lactose thường quy trong dinh dưỡng trẻ TCC • Tránh thức ăn có năng lượng, protein và điện giải thấp và nhiều carbonhydrate • Saukhikhỏitiêuchảy, choănthêmngày 1 bữangoàinhữngbữaănbìnhthườngtrong 2-4 tuần

  30. Các điều trị hỗ trợ cho trẻ tiêu chảy cấp

  31. Lehert etal., Dig Liver Dis, 2011, 43:707-713

  32. Phântíchgộptừ 9 RCTs Lehert etal., Dig Liver Dis, 2011, 43:707-713

  33. So sánhhiệuquảlâmsànggiữanhómdùngracecadotrilvàgiảdược Lehert etal., Dig Liver Dis, 2011, 43:707-713

  34. Tỷlệtiêuchảyngắnngày (≤2 ngày) caohơn ở nhómdùngracecadotril Faure C, Intl J Pediatr, 2013, doi: 10.1155/2013/612403

  35. Kết quả điều trị củanhómracecadotril so vớigiảdược Thời gian tiêu chảy Số lượng phân thải ra Số lần đi ngoài Lehert etal., Dig Liver Dis, 2011, 43:707-713

  36. Khuyến cáo 10: Racecadotril trong điều trị tiêu chảy cấp • Racecadotril với liều 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày có thể được lựa chọn ngay từ khi mới bắt đầu tiêu chảy kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ và không dùng quá 7 ngày

  37. Probiotics Piescik-Lech M et al., Aliment Pharmacol Ther, 2013;37:289-303

  38. Probiotics Piescik-Lech M et al., Aliment Pharmacol Ther, 2013;37:289-303

  39. Khuyến cáo 11: Bổ sung probiotics trong điều trị tiêu chảy cấp • S. boulardii với liều 200 – 250mg/ngày x 5 - 7 ngày có thể được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em kết hợp với bù nước và điện giải đầy đủ

  40. Diosmectite • Diosmectite có tác dụng • Làm giảm lượng phân bài xuất • Giảm thời gian mắc tiêu chảy • Giảm diễn biến thành tiêu chảy kéo dài

  41. Thử nghiệm lâm sàng Diosmectite: đánh giá lượng phân 72h (g/kg) • Không có tác dụng trên nhóm TCC không do virus • Giảm lượng phân sau 72 giờ (p<0,007) • Rút ngắn thời gian tiêu chảy (p<0,001) (Dupont et al. Clin Gastro Hepatol 2009;7:456-462)

  42. Khuyến cáo 12: Sử dụng smecta (diosmectite) trong điều trị tiêu chảy cấp • Diosmectite có thể cân nhắc sử dụng trong điều trị hỗ trợ tiêu chảy cấp ở trẻ em do Rotavirus kết hợp với bù nước và điện giải đầy đủ

  43. Sửdụngthuốcchốngnôntrongviêmdạ dàyruộtcấp Piescik-Lech M et al., Aliment Pharmacol Ther, 2013;37:289-303

  44. Sử dụng thuốc chống nôn khác trong điều trị tiêu chảy cấp • Phân tích gộp hiệu quả và an toàn của các thuốc chống nôn khác: dexamethasone, dimenhydrinate, ganisetron, & metoclopramide • Có tác dụng giảm nôn nhưng làm an thần, gây ngủ nên hạn chế việc uống oresol • Tác dụng giảm nôn => gia tăng tần suất đi ngoài, tăng thời gian lưu giữ dịch và các chất độc trong lòng ruột. • Chưa đủ các bằng chứng để khuyến cáo sử dụng thường quy các thuốc chống nôn này cho trẻ bị TCC

  45. Khuyến cáo 13: Sử dụng thuốc chống nôn khác trong điều trị tiêu chảy cấp • Ondansetron có thể cân nhắc sử dụng cho trẻ bị TCC điều trị tại bệnh viện có nôn nặng ảnh hưởng đến toàn trạng của trẻ

  46. Khuyến cáo 14: Không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy • Thuốc chống tiêu chảy theo cơ chế hấp phụ (kaolin, attapulgit, than hoạt, cholestyramin) có tác dụng cải thiện TC dựa trên khả năng làm săn táo và gây bất hoạt các độc tố của vi khuẩn hoặc các chất gây ra TC nhưng làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng và thuốc khác => Chưa thấy đủ các bằng chứng lâm sàng để sử dụng các thuốc này trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em • Thuốc chống tiêu chảy theo cơ chế làm giảm nhu động ruột như loperamid, opium, atropin … không có tác dụng trên trẻ em, gây liệt ruột => kéo dài thời gian TC, an thần làm cho trẻ khó tuân thủ việc uống dung dịch bù nước, có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc trên hệ thần kinh TƯ

  47. Khuyến cáo 15: Phòng bệnh tiêu chảy cấp • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu • Sửdụng vaccine phòngbệnh: • Tiêm phòng đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng • Phòng đặc hiệu tiêu chảy bằng vaccin: Rotavirus, tả, thương hàn • Cải thiện tập quán ăn sam • Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống • Thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến hoặc bảo quản thức ăn • Rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ • Nhà vệ sinh hợp vệ sinh

  48. KẾT LUẬN • Bù nước và điện giải bằng ORS • Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị TCC • Cho trẻ ăn sớm, tiếp tục cho trẻ ăn không kiêng khem để giảm số lần đi ngoài và rút ngắn thời gian tiêu chảy • An toàn, có chỉ định cho trẻ em với hiệu quả tốt: Kẽm, Racecadotril, S. boulardii • Không hiệu quả và không an toàn cho trẻ nhỏ (loperamide, than hoạt, kaolin-pektin, cholestyramine, bismuth salts) • Cân nhắc sử dụng thuốc chống nôn nếu trẻ TCC có nôn nặng ảnh hưởng đến toàn trạng: Ondansetron

  49. Xin chân thành cảm ơn

More Related