210 likes | 383 Views
QUY TRÌNH 10. THỜI GIAN NGỪNG ĂN. QT 10. 1.Mục đích: Mục đích của quy trình này là giảm lây nhiễm bệnh cho thịt gà trong quá trình vận chuyển và giết mổ. QT 10. 2. Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng vào cuối thời gian nuôi, trước khi bắt gà bán và vận chuyển đến lò mổ. QT 10.
E N D
QUY TRÌNH 10 THỜI GIAN NGỪNG ĂN
QT 10 • 1.Mục đích: Mục đích của quy trình này là giảm lây nhiễm bệnh cho thịt gà trong quá trình vận chuyển và giết mổ.
QT 10 2. Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng vào cuối thời gian nuôi, trước khi bắt gà bán và vận chuyển đến lò mổ.
QT 10 3. Trách nhiệm: • Nông dân hoặc chủ trang trại chịu trách nhiệm về thực hiện đúng thời gian ngừng cho gà ăn. Nông dân (chủ trang trại) và/ hoặc công nhân được giao việc phải chịu trách nhiệm về thời gian ngừng ăn đúng ở chuồng nuôi.
QT 10 4. Tần suất: Không có quy định về tần suất, nhưng phải thực hiện theo đúng quy trình chuẩn
QT 10 5. Quy trình: • Ngừng cho gà ăn 6-10 giờ trước khi giết mổ. • Để đạt được thời gian ngừng ăn 6-10 giờ, chủ trại phải ước chừng thời gian vận chuyển và thời gian chờ ở lò mổ.
QT 10 6. Hành động khắc phục • Nếu có thể, thời gian giết mổ chậm lại để cố gắng đạt được 6-10 giờ ngừng ăn
QT 10 7. Hồ sơ ghi chép: • Chứng nhận sức khỏe
QUY TRÌNH 11 QUẢN LÝ CHẤT THẢI
QT 11 • Mục đích: Mục đích của quy trình này là mô tả các yêu cầu VietGAHP về quản lý chất thải ở trại nuôi gà thịt.
QT 11 2. Phạm vi áp dụng: • Quy trình sau đây bao gồm quản lý chất thải rắn và chất thải lỏng ở trại nuôi gà thịt.
QT 11 3. Trách nhiệm: • Chủ trại có trách nhiệm lên kế hoạch chi tiết về quản lý chất thải. • Nông dân (chủ trại) hoặc công nhân được giao việc phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quy trình quản lý chất thải trên cơ sở thực hiện liên tục.
QT 11 4. Tần suất: • Quản lý chất thải rắn và chất thải lỏng là công việc liên tục. Một số công đoạn phải có tần suất riêng sẽ được mô tả trong quy trình.
QT 11 • 5. Quy trình: 5.1 Biện pháp chung: • Trại nên có một số khu vực cho cây trồng • Không để nước lênh láng xung quanh chuồng.
QT 11 5.2 Xử lý chất thải rắn hữu cơ: • Phân gà được thu gom định kỳ về nơi chứa phân và xử lý đúng quy định về bảo vệ môi trường. • Chất thải rắn có thể ủ bằng chế phẩm sinh học như E.M.; nhà ủ, hố ủ phải có mái che để tránh mưa nắng, nền và tường làm bằng xi măng hoặc vật liệu cứng để ngăn nước phân chảy tràn để tránh ô nhiễm. • Gà ốm, gà chết được xử lý theo quy định (đốt hoặc chôn …)
5.3 Xử lý chất thải rắn vô cơ: • Kim tiêm, túi nhựa, đồ nhựa, vv • nên được thu thập hàng ngày • và mang đến một nơi xử lý riêng .
QT 11 5.4 Xử lý chất thải lỏng: • Mọi chất thải lỏng của chuồng nuôi phải chảy vào hệ thống gom và xử lý chất thải lỏng, không cho chất thải lỏng chảy ngang qua các chuồng nuôi khác, hoặc thải trực tiếp ra môi trường. • Có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoạt động hiệu quả, nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường” • Có hệ thống thoát nước mưa tách khỏi hệ thống nước thải chăn nuôi.
QT 11 5.4 Kế hoạch xử lý chất thải: • Trại phải có bản kế hoạch hành động về xử lý chất thải, • kế hoạch này bao gồm tần suất thu gom chất thải lỏng và chất thải rắn, phương pháp xử lý từng loại chất thải • và chương trình giám sát riêng cho mỗi loại chất thải.
QT 11 • Hành động khắc phục: • Liên hệ với Bộ môi trường về các yêu cầu cụ thể và phương pháp quản lý chất thải.
QT 11 7. Hồ sơ ghi chép: Kế hoạch xử lý chất thải Mẫu 11.1a: Kế hoạch xử lý chất thải