600 likes | 879 Views
Chương III: Trái đất. Trái đất (TĐ)trong hệ Mặt trời (HMT)và hệ Ngân hà(HNH). Hệ Mặt trời (The Solar System). Các gỉả thuyết về nguồn gốc của MT và các hành tinh(Planet). Hình dạng và kích thước của TĐ(The Earth). Sự vận động của TĐ.
E N D
Chương III: Trái đất • Trái đất (TĐ)trong hệ Mặt trời (HMT)và hệ Ngân hà(HNH). • Hệ Mặt trời (The Solar System). • Các gỉả thuyết về nguồn gốc của MT và các hành tinh(Planet). • Hình dạng và kích thước của TĐ(The Earth). • Sự vận động của TĐ. • Các đặc điểm chung về sự phân bố lục địa, đại dương trên TĐ.
I. Trái đất trong HMT và HNH • Trái đất là một thiên thể, một hệ vật chất như hàng tỉ hệ khác trong vũ trụ • TĐ là một hành tinh trong hệ MT. • HMT là 1 bộ phận của hệ lớn hơn-HNH(The Milky Galaxy) • Các thiên thể trong cả hai hệ chủ yếu chuyển động theo chiều thuận thiên văn do tác động của sức hút từ nhân trung tâm, chu kỳ 180 triệu năm • Hệ Siêu Ngân hà (Super Galaxy System)
Các thiên hà • Đơn vị vật chất lớn nhất trong vũ trụ là các thiên hà (Galaxies) chia làm 4 nhóm chính theo hình dạng. • Thiên hà hình xoáy trôn ốc . • Thiên hà có cánh: • Thiên hà dạng ellip. • Thiên hà dị dạng. .
Các ngôi sao(Stars). • Các vật thể phổ biến nhất, kích thước khác nhau. Tổng số 1022 được sinh ra liên tục, phát sáng do bị đốt cháy, tắt khi cạn nhiên liệu. • Từ mặt đất có thể thấy chừng 5000 ngôi sao bằng mắt thường. • Người cổ đại phân nhóm các ngôi sao thành các chòm sao mang tên các vị thần linh. Là phương tiện hưu ích để định vị, định hướng.
Mặt trời • Mặt trời (The Sun) là một ngôi sao, sinh ra cách đây xấp xỉ 4, 6tỷ năm. • Kích thước hơi nhỏ hơn sao TB nằm trên một trong số các cánh tay của một thiên hà xoáy trôn ốc mang tên dải Ngân hà và cách trung tâm thiên hà này chừng 30.000 năm ánh sáng.
Tầm quan trọng của MT.MT không đặc biệt so với vũ trụ nhưng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. • Năng lượng do bức xạ. • Năng lượng do nhân trái đất thoát ra. • Năng lượng phân rã phóng xạ. • Năng lượng khác như dầu mỏ, than đá. • Năng lượng thuỷ điện. • Năng lượng của gió.
Các thuộc tính của mặt trời • Đường kính 1.392.520km • Khối lượng 2x1030kg (332.930 KL TD) • Thể tích 1,3triệu V trái đất • Khối lượng riêng 1,41g/cm3 • Khoang cách TB tới TD 149.598.250km • Chu kỳ quay tại xích đạo 26ngày • Chu kỳ quay tại vĩ độ 80 36ngày • Nhiệt độ tại trung tâm 15triệu độ K • Nhiệt độ bề mặt 6000độK • Năng lượng giải phóng 4.1026 W.
Cấu trúc của Mặt trời • Mặt trời có 4 lớp : nhân, quang cầu, sắc cầu và tán MT.Nhân (core)tập trung phần lớn khối lượng và là nơi tạo ra năng lượng được mặt trời phát tán, được nghiên cứu trên phương diện lý thuyết dựa trên nhận thức đã biết về khối lượng, khối lượng riêng, nhiệt độ bề mặt cùng cấu trúc cũng như sự chuyển dịch các lớp không khí của nó, áp suất tại tâm đạt tới 1tỷ lần áp suất khí quyển trái đất.Quang cầu (photosphere)là lớp từ đó năng lượng từ nhân trung tâm được giải phóng và cũng là nơi ánh sáng được phát đi. Nhiệt độ TB của quang cầu chừng 5800 độ K, độ dày lớp này vào khoảng 1000km và phân tích quang phổ quang cầu cho biết trong thành phần cấu tạo của lớp này có chừng trên 60 nguyên tố khác nhau
Cấu trúc của…(tt) • Sắc cầu (Chromosphere):Lớp trên quang cầu, mặt đáy là 5800độ K, đỉnh từ 10.000 đến 20.000độK. Chiều dày 500-1400 km, khối lượng riêng nhỏ, tạo bởi các đám mây Hiđrô. Màu đỏ, nhìn rõ khi có Nguyệt thực (Eclipse).Tán mặt trời (Corona)lớp vỏ đẹp nhất, nhìn thấy khi Nguyệt thực toàn phần. Chiều dày 12triệu km, thay đổi mãnh liệt khi vết đen(sunspots) hoạt động. Độ sáng tương đương với mặt trăng (một phần nửa triệu độ sáng của MT) khó quan trắc. Nhiệt độ 1,5triệu độK, mật độ nhỏ, không bức xạ nhiều nhiệt
Năng lượng mặt trời được tạo ra như thế nào? • Quan niệm cổ: đốt nóng thông thường như đốt than trong ôxi. Nếu vậy mặt trời cháy được chừng 8000 năm. • Thế kỷ 19, mặt trời nóng do trọng lực bị bẻ gãy. Theo cách này MT cháy được 20 triệu năm. • Cháy do hàng loạt các phản ứng hạt nhân. Biến đổi Hiđrô thành Heli. Cần khối lượng rất nhỏ các chất tham gia phản ứng.
Mặt trời trông ra sao? • Không thể nhìn trực diện do nguồn bức xạ cực mạnh có thể khiến thị lực con người bị hư hại vĩnh viễn nếu không có sự hỗ trợ của các trang thiết bị quang học khi quan trắc. • Vết đen là các vùng tối hầu như luôn nổi bật trên bề mặt mặt trời. Gần các vết đen là các vùng sáng gọi là vệt sáng quang cầu. • Bề mặt MT không đồng nhất do các tai lửa hay bướu, các khối khí nóng, kính từ 400-1000km xuất phát từ nhân bên trong được đẩy lên bề mặt quang cầu do đối lưu sau đó lại rơi xuống. Tai lửa chỉ xuất hiện chừng vài phút, nhiệt độ cao hoặc thấp hơn nền 6000độK của quang cầu chừng 180độ.
Gió Mặt trời. • Dòng các hạt mật độ thấp xuất phát từ mặt trời được gọi là gió mặttrời (Solar wind), thành phần là các điện tử và prôton, có gia tốc lớn nhờ nhiệt độ cao ở tán mặt trời, có thể thoát khỏi trọng lực mặt trời. Tại các khu vực gần kề trái đất, mật độ gió MT là 10 prôton /cm khối, tốc độ 350-700km/s. Khi các vết đen hoạt động mạnh tốc độ, và mật độ các hạt này tăng nhanh. Có ảnh hưởng ít nhất tới quỹ đạo của Thiên vương tinh trước khi bị phát tán vào khoảng không giữa các chòm sao. • Bị lệch hướng do từ trường trái đất nhưng thường tác động trực diện lên mặt trăng, đưa Hiđrô, Nitơ và một vài nguyên tố khác vào lớp phủ thổ nhưỡng trên mặt trăng. • Kéo lệch đuôi sao chổi ra xa mặt trời
Nhiệt độ và độ sáng của các ngôi sao • Dộ sáng: • xác định bằng tổng lượng bức xạ năng lượng sao phát ra. • độ sáng của mặt trời được coi là đơn vị (1,0). • Độ sáng của các vì sao dao động 10-6 đến 5x105 đơn vị. • Khoảng thường gặp nhất là từ 10-4 đến 104 đơn vị.
Nhiệt độ của sao • Nhiệt độ: • Tính trên bề mặt, khoảng 3500-80.000độ K có liên quan chặt chẽ với màu sắc. Sao nóng nhất màu xanh nước biển, sau đó màu trắng, vàng, da cam và đỏ. • Màu sắc phần lớn các ngôi sao trong Ngân hà nằm trong 6 thang bậc quang phổ, từ nóng nhất đến lạnh nhất ký hiệu B, A, F, G , K và M. Ngoài ra còn 5 cấp phụ được bổ sung thêm cho những vì sao có nhiệt độ nằm ngoài 6 cấp chính nói trên. Đó là cấp W và O ở cuối cấp xanh, và cấp N, R và S ở cuối cấp đỏ.
Nhiệt độ của sao(tt) • Quan hệ H-R. phần lớn các vì sao nằm trên dải chéo của biểu đồ, nhiệt độ cao và độ sáng lớn nằm tại góc trên, bên trái, còn nhiệt độ thấp, độ sáng yếu nằm phía dưới bên phải. Dải chéo đó gọi là dãy chính. Một lượng sao nhỏ không nằm trên dải chéo : các ngôi sao kích thước khổng lồ và siêu khổng lồ nhưng nhiệt độ thấp và độ sáng mạnh được thể hiện bằng các đốm phía trên bên phải dãy chính. Khu vực các đốm phía dưới dãy chính là nơi biểu thị số lượng ít ỏi các vì sao lùn trắng nhưng nhiệt độ và mật độ khá cao.
Các vật thể khác trong vũ trụ • các ngôi sao trung tính, đường kính chỉ chừng 20 km nhưng chứa vật chất ở dạng nén chặt gấp 1014 lầnso với nước. • các ẩn tinh, các vật thể nhỏ, quay nhanh, chu kỳ vẻn vẹn vài giây, thậm chí nhanh hơn (tốc độ lớn nhât của các ẩn tinh có thể lên tới khoảng 30 vòng một giây), phát xạ theo các chu kỳ nhất định. • quasar, các vật thể cực sáng, nằm ngoài rìa xa của thiên hà. • hố đen có lẽ là phần còn sót lại của các ngôi sao đã bị vỡ do trọng lực của chính chúng biến thành các vật thể có mật độ rất lớn và trọng lực bản thân đủ mạnh, không cho phép vật chất hay bức xạ thoát ra.
Các đơn vị đo khoảng cách trong vũ trụ. • năm ánh sáng hay quãng đường ánh sáng đi được trong thới gian một năm. Vận tốc ánh sáng là 300.000km/s nên năm ánh sáng có độ lớn là 9,46x 1012km. • Một đơn vị khác cũng khá thông dụng là parsec, bán kính của đường tròn có chiều dài cung của góc1 giây bằng bán kính quỹ đạo trái đất. Chiều dài này tương đương 3,262 năm ánh sáng. • đơn vị thiên văn hay khoảng cách mặt trời-trái đất, tức149.598.250km.
Xác định khoảng cách trong vũ trụ. • Thị sai là một phương pháp đo khoảng cách trong vũ trụ. Nó cũng tương tự phương pháp tam giác được các nhà khảo sát dùng để xác định khoảng cách tới các điểm khó tiếp cận.. Người Hilạp cổ đại đã biết đến phương pháp này nhưng họ không thể đo được khoảng cách trong vũ trụ bằng các phương tiện họ có khi đó. • Trong phương pháp thị sai, đường gốc là bán kính quỹ đạo trái đất(hình 1.19). Vị trí của một vật thể được đánh dấu 6 tháng một lần căn cứ vào một ngôi sao ở xa được coi như không di chuyển vị trí tương đối. Góc thị sai là XOY sẽ đo được vì khoảng cách XO’ trên đừơng gốc là đã biết Từ đó khoảng cách từ ngôi sao đó đến mặt trời OO’ cũng tính được.Vì đo góc rất nhỏ là tương đối khó nên phương pháp thị sai được dùng đo các vật thể tương đối gần trái đất.
Xác định khoảng cách…(tt) • Để ước lượng khoảng cách tới một ngôi sao, có thể dùng độ sáng người quan trắc nhận được từ ngôi sao đó. Độ sáng nhận được tỷ lệ thuận với độ sáng của sao và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách tới nguồn sáng. • Nếu biết khoảng cách tới một ngôi sao có thể đo kích thước của nó cũng không phức tạp lắm, cái khó là các ngôi sao thường không hoàn toàn tròn đều. • Nếu hành tinh có một mặt trăng thi khối lượng của nó có thể xác định bằng kích thước quỹ đạo và chu kỳ quay của mặt trăng quanh thiên thể đó.
II. Hệ Mặt trời (Solar System) 1. Cấu tạo: Mặt trời( The Sun), các hành tinh(plannets), các tiểu hành tinh(asteroids), các sao chổi(commets), thiên thạch (Meteors)và các lớp không khí giữa các hành tinh. • 2. Hai vận động chính: cùng hệ Ngân hà trong vũ trụ (27.35 ngày /vòng) và vận động tịnh tiến trong hệ Ngân hà cùng các bộ phận khác của HMT, v=230km/s về phía sao Chức nữ.
Hệ Mặt trời (tt) • 3. Các hành tinh( planet) và các tiểu hành tinh (asteroid) • 9 hành tinh chính: sao Thuỷ(Mercury), Kim (Vernus), TĐ(Earth), Hoả (Mars), Mộc (Jupiter), Thổ (Saturn), Thiên vương (Uranus), Hải vương (Nepturn), Diêm vương (Pluto). • Dãy số( 0-3-6-12-24..)+4 • Các tiểu hành tinh: vào khoảng40.000 phần lớn chuyển động trong khoảng không giữa sao Hoả và sao Mộc • Các mặt trăng(moon): các vật thể bay quanh hành tinh, sỗ lượng đã tìm thấy gần đâynhất là 61 • vệ tinh(satellite)
Hệ Mặt trời (tt) • 3. Các hành tinh và các tiểu hành tinh(tt) • Quy luật chuyển động trong HMT: • Mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khớp, độ chênh lớn nhất 17,9 độ, độ chênh TB <4 độ • Quỹ đạo có hình gần tròn, tâm sai e <0.25 • Tất cả đều chuyển động tịnh tiến quanh MT theo chiều thuận thiên văn • Trừ sao Thuỷ và Diêm vương các hành tinh khác đều tự xoay quanh trục của minh cũng theo chiều thuận thiên văn • Các tiểu hành tinh thường có tâm sai (đến0.83)và độ xích vĩ (42 độ) lớn hơn hăn các hành tinh
Hệ Mặt trời (tt) • 4. Hai nhóm hành tinh: Kiểu trái đất(terrestrial planet) và kiểu khổng lồ(giant planet): • Kiểu trái đất:Thuỷ, Kim, Trái đất và sao Hoả • kích thước, khối lượng nhỏ nhưng tỷ trọng lớn • Không có khí quyển hoặc lớp KQ rất mỏng, khối lượng không đáng kẻ so với KL của hành tinh • Hành tinh khổng lồ: Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải vương. Chúng có kích thước , khối lượng lớn, tỷ trọng nhỏ, tự quay nhanh, độ dẹt lớn • Diêm vương: không thuộc nhóm nào(ở xa MT, kích thước nhỏ, độ xích vĩ lớn)
Hệ mặt trời (tt) • 5. Các thiên thạch và sao chổi: • Thiên thạch: những khối vật chất rắn nhỏ bay trong khoảng không giữa các hành tinh. Khi thâm nhập khí quyển của một hành tinh nào đó sẽ bị hút khiến tốc độ và ma sát tăng cao(40-60km/s). Phần lớn bị bốc cháy tạo ra sao băng hay sao đổi ngôi. Nếu không bốc cháy hết vì quá lớn, chúng rơi xuống tạo tiếng nổ lớn và hố sâu, rộng(2200tấn, vang xa hơn 1000km). Thành phần cấu tạogồm các nguyên tố có mặt trong bảng Menđêleep nhung chủ yếu là các kim loại(Fe hoặc Ni) hay các loại đá. • Sao chổi: các thiên thể đặc biệt quay quanh MT theo các quỹ đạo ellip, tâm sai và độ xích vĩ lớn
III. Các giả thuyết về nguồn gốc MT và các hành tinh • Đề cập từ thời thượng cổ. Được nghiên cứu tích cực đặc biệt từ TK 18. Luôn có bước tiến , phát triển, hoàn thiện cái cũ. • Nhóm giả thuyết tiến hoá và giả thuyết ngẫu biến . • Ba giả thuyết thống trị đại diện cho các bước tiến bộ: Kant- Laplace. Jeans và Ôtto Smith.
Các giả thuyết…(tt) • Giả thuyết Kant_Laplace: tiến hoá • Đám mây bụi dày đặc chất khí hoặc chất rắn, xoay tròn sẽ bị dẹt lại thành hình đĩa khi bị co nguội lạnh (Kant). Vật chất gần trung tâm hút, va chạm sinh ra vận động xoáy ốc tạo ra các vành vật chất?hành tinh. • Khối khí loãng nóng bỏng quay nhanh quanh tâm là MT tương lai (Laplace). Các vòng tròn đồng tâm hình thành, đông vón lại thành các hành tinh. • Ưu điểm:giải thích được hiện tượng quay theo quỹ đạo, dạng đĩa của hệ. • Nhược điểm: một số hành tinh quaytheo hướng khác; Quỹ đạo của Thiên vương vuông góc với hoàng đạo?; Các hành tinh quay theo chiều thuận thiên văn?;vì sao không khí khong phát tán mà ngưng tụ lại?;Vì sao MT quay chậm?
Các giả thuyết…(tt) • Giả thuyết Jeans:biến cố ngẫu nhiên • Một vì sao rất lớn tình cờ tiếp cận MT, hút một lượng lớn vật chất của MT về phía mình tạo ra các hành tinh và truyền cho chúng moment quay lớn. • Nhược điểm: • xác suất hai ngôi sao tiếp cận nhau là rất nhỏ. Nếu có sự gặp gỡ đó thì:1)nếu tốc độ ngôi sao lớn, nó sẽ hút vật chất tách ra ;2)nếu tốc độ nhỏ, vật chất sẽ rơi trở lại MT;3)nếu vận tốc TB lượng vật chất tách ra sẽ quá nhỏ so với các hành tinh đang tồn tại. Muốn tạo ra một cái bướu nhỏ bằng nhân các hành tinh thì ngôi sao đó phải có tốc độ ít nhất là 5000km/s. Điều này trái thực tế (VT các ngôi sao chỉ chừng 250-300km/s). • Vật ctất bị tách ra phải nóng, trương nở, phát tán thay vì lạnh, đông kết lại thành các hành tinh.
Các giả thuyết…(tt) • Giả thuyết Otto Smith: • MT được sinh ra từ các đám mây bụi, khí, nhiệt độ thấp, chuyển động chậm. Các hạt va chạm, nóng lên, dính kết tại trung tâm. • Khi chuyển động trong thiên hà, MT đã cuốn quanh xích đao của nó những đám bụi vũ trụ, tạo ra 1vành đĩa từ đó dần tao nên các hành tinh. Do xung lượng lấy từ thiên hà, các hành tinh có moment quay lớn. Vật chất dịch chuyển va chạm nhau khiến vận tốc giảm, quỹ đạo ellip chuyển thành gần tròn. • Nhược điểm: Không coi sự hình thanh MT và hệ MT là đồng thời; khả năng MT thu hút được lượng vật chất lớn như vậy là rất hiếm trong vũ trụ, nới khoảng cách giữa các vật thể thường rất lớn.
IV. Hình dạng, kích thước trái đất • Quan niệm về hình dạng trái đất. • Kích thước trái đất. • Dạng geoid của TĐ. • Y nghĩa của hình dạng TĐ.
1.Quan niệm về hình dạng trái đất • Trường phái Pitagore (Tk IX tr CN): lập luận:hình cầu là dạng hoàn hảo nhất. • Aristotel: Nhật thực, nguyệt thực, ống khói con taù, bầu trời thay đổi khi đi theo hướng BN. • Erastotel: đo bán kính trái đất. • Rise(1672):đồng hồ quả lắc ở xích đạo chạy chậm hơn tại Paris 2’28’/ngàydo bán kính TĐ giảm dần về cực, TĐ không là khối cầu tròn. • Cung của vĩ độ đo tại châu Âu và Nam Mỹ không bằng nhau. • Sube(1859):xích đạo cũng không tròn. Dẹt: R/30000. • Ngày nay tại Hoa kỳ vẫn có Hội những người quan niệm trái đất phẳng.
2. Kích thước TĐ Theo Cracôpxki(1942): • Bán kính xích đạo a: 6378,160km • Bán kính cực b: 6356,777km • Độ dẹt ở cực (a-b):a 1/298 hay21,36km • Độ det xích đạo: 1/30000 hay213m • Chiều dài vòng kinh tuyến: 40.008,5km • Chiều dài xích đạo: 40.075,7km • Diện tích: 510,2 tr. kmvuông • Thể tích: 1.083 tỷ km khối
3.Dạng geoid của TĐ • TĐ có dạng giống khối ellipxoid ba chiều • Bề mặt lý thuyết:thế năng của trọng lực =const, hướng trọng lực luôn vuông góc tại mọi điểm. Không trùng mặt khối ellipxoid và bề mặt địa hình. • Nguyên nhân: sự phân bố và tỷ trọng vật chất không đồng đều. • Vật chất cho đến nay vẫn đang được phân bố lại • Bề mặt geoid cao hơn mặt ellipxoid:đại dương; • Bề mặt geoid thấp hơn mặt ellipxoid:lục địa.
4. Ý nghĩa của hình dạng TĐ • Bề mặt TĐ luôn được chiếu sáng một nửa • Các tia sáng MT tạo ra các góc nhập xạ khác nhau theo vĩ độ và các vành đai khí hậu. • Hai bán cầu Băc, Nam có chế độ ngược nhau của các hiện tượng địa lý: các dòng khí, nước có hướng ngược nhau, các đai KH đối xứng. • Hình phỏng cầu khiến gần đạt Vmin, M max. • Dạng geoid khiến trọng lực không đồng đều. • Dẹt do quay tạo ma sát làm giảm tốc độ quay(ngày của đại Thái cổ chỉ dài 20h).
V.Vận động của TĐ • Vận động quanh trục. • Hệ quả của vận động quanh trục. • Lực Coriolis. • Vận động cùng mặt trăng.
1.Vận động xoay quanh trục • Các ý niệm: • Ptôlêmê:TĐ là trung tâm đứng yên, • Côpecnic, Brunô, Galilê: TĐ xoay quanh mình và quanh MT. • Phucô: con lắc và bàn cát: chứng minh trái đất quay . Góc lêch trên bàn cát càng về xích đạo nhỏ dần và triệt tiêu.
Vận động xoay…(tt) 2.Các thông số của vận động xoay: Hướng xoay:Tây sang Đông. Chu kỳ:xấp xỉ 24 h. Vận tốc góc: 15độ/giờ. Vận tốc dài: v=464m/s(tại xích đạo).
2.Hệ quả của vận động xoay • Mạng lưới toạ độ: 2 địa cực, trục xoay, đường xích đạo, hai bán cầu, vòng tròn lớn và vòng tròn nhỏ, các vĩ tuyến, kinh tuyến, vòng kinh tuyến, kinh tuyến gốc, kinh, vĩ độ.
Hệ quả của…(tt) • Sự điều hoà nhiệt giữa ngày và đêm: • Đơn vị đo thời gian tự nhiên. • Nhiệt độ không bị chênh lệch nhiều do bị đốt nóng hay làm lạnh quá lâu.
Hệ quả của …(tt) • Giờ và đường chuyển ngày quốc tế • Giờ: • giữa trưa, nửa đêm. • giờ địa phương, giờ khu vực, giờ quốc gia. • các múi giờ, kinh tuyến giữa. • giờ Quôc tế, giờ lưu trữ, xác định kinh độ bằng giờ. • Đường chuyển ngày Quốc tế: Múi số 0 trùng múi 24. Sơ đồ chuyển ngày M l S
3.Tác động Coriolis (Coriolis effect) • Tác động thường xuyên của vận động xoay lên các vật thể chuyển động trên bề mặt TĐ. • ở BBC hướng chuyển động bị lệch sang bên phải. Ơ NBC thì ngược lại. Tại xích đạo độ lệch = 0, tăng dần theo sin của vĩ độ. • Độ lệch tỷ lệ với tốc độ chuyển động nhưng không ảnh hưởng tới độ lớn của nó. • Có ảnh hưởng rõ rệt tới các dòng biển, hệ thống gió của TĐ.
4. Vận động tịnh tiến quanh MT • Quỹ đạo ellip gần tròn, từ tây sang đông v=29,8m/s. 365ngày 5giờ 48’46”/vòng. • MT nằm tại tiêu điểm của quỹ đạo TĐ: điểm viễn nhật 152tr. Km(5 tháng 7 vận tốc29.3km/s), cận nhật 147tr.km (3tháng 1, v=30.3km/s). Định luât Keple • Mặt phẳng quỹ đạo TĐ gần trùng với Hoàng đạo (Ecliptic).Trục quay không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nó song song với vị trí trước đó và nghiêng trên mặt phẳng Hoàng đạo 66độ33’.
5. Các hệ quả của vận động tịnh tiến • 1.Chuyển động biểu kiến của MT giữa hai chí tuyến(Tropics): • Vào ngày hạ chí (summer solstice)) 22-6, cực bắc của TĐ quay về phía MT .Lúc 12 h trưa MT chiếu vuông góc với đường vĩ tuyến 23độ 27’B. • Vào ngày đông chí (winter solstice) 22-12, cực Nam của TĐ quay về phía MT, hiện tượng tương tự xảy ra ở NBC. • Vĩ tuyến 23độ27’ B và N gọi là các chí tuyến B và N • Ngày 21-3 và 23-9, không đầu nào của trục TĐ quay về phía MT, MT chiếu thẳng góc trên xích đạo vào hồi 12 h trưa. Đó là các ngày xuân phân (Spring equinox) và thu phân (Autumn equinox).
Các hệ quả…(tt) • 1.Chuyển động biểu kiến của MT giữa hai chí tuyến (Tropics): • Khu vực nằm giữa haivòng chí tuyến luân phiên nhau có MT lên thiên đỉnh. • Khu vực vĩ độ cao hơn luôn chỉ nhận được các tia xiên, càng gần cực , độ xiên càng lớn. • Quan trắc trên mặt đất thây MT chỉ di chuyển giữa 2 chí tuyến đó là chuyển động biểu kiến • Sơ đồ c/đ biểu kiến của MT (Giáo trình).
Các hệ quả…(tt) • 2.Góc tới của MT: • Góc tới tại một địa phương là độ cao tính ra góc của MT so với vĩ độ địa phương đó. Analemma. • Xác định góc tới h tại các vĩ độ vào các ngày phân và ngày chí:
Các hệ quả…(tt) • 3.Sự phân bố nhiệt và thời gian chiếu sáng • Các thời kỳ nóng lạnh luân phiên theo mùa ở hai nửa cầu. • Góc tới lớn, nhiệt lượng nhận được nhiều, góc tới nhỏ, nhiệt lượng nhận được ít. • Vào các ngày xuân phân và thu phân, đường phân chia sáng tối đi qua trục TĐ, mọi nơi trên TĐ có ngày đêm dài bằng nhau. • Các ngày còn lại, đường phân chia sáng tối không đi qua trục. Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng lớn. • Tại xích đạo , chiều dài ngày đêm luôn bằng nhau trong cả năm.
Các hệ quả (tt) • e. Các vành đai chiếu sáng và nhiệt trên TĐ: Xem GT tr.48
Các hệ quả(tt) • g.Lịch và sự phân chia mùa trong năm • Chu kỳ chuyển động quanh MT: 365ngày 5giờ 48 phút 56 giây. Làm tròn 365ngày=1 năm lịch hay dương lịch. Năm nhuận, năm nhuận đầu thế kỷ. • Các mùa theo dương lịch ỏ BBC: phân định bởi các ngày phân và ngày chí, thể hiện rõ rệt 4 mùa tại các vùng vĩ độ TB. • Tại các vùng nội chí tuyến các mùa không chính xác theo dương lịch->sử dụng âm dương lịch: 1năm=12 tháng=24 tiết, năm nhuận 13 tháng, 1 tháng= 29-30 ngày theo tuần trăng. Các mùa tính sớm hơn dương lịch 45 ngày. Tuy nhiên hiện tưọng mùa vẫn không rõ rệt, mang tính quy ước
6. Vận động cùng mặt trăng • Hành tinh đôi D=384.000km=60R TĐ • Lực hấp dẫn:hướng về phía mặt trăng(M) • Lực li tâm: d=0,73R, cường độ=const=lực hút tại tâm TĐ, hướng ra xa mặt trăng. Tại thiên đỉnh sức hút > sức li tâm, tại thiên đế sức hút < sức li tâm. =>vật chất của cả hai phía đều bị kéo lên ngược phương trọng lực hay sóng triều. Khi triều lên trên tuyến thẳng hàng với M thì tại tuyến vuông góc có triều xuống. Chu kỳ 12h50’. • Anh hưởng: làm giảm vt quay của TĐ, điều chỉnh địa hình bề mặt
Sự phân bố đại dương(ĐD) và lục địa (LĐ) trên trái đất • Sự phân bố ĐD và LĐ theo chiều cao. • Các LĐ và ĐD trên thế giới.
1.Sự phân bố ĐD và LĐ theo chiều cao Hai kiểu vỏ TĐ ở cấp hành tinh: Luc địa: các vùng trũng: Caspiên –28m, Tuốc phan 154m, biển Chết-392m; đồng bằng: 0-200m; cao nguyên: 200-500m và núi>500m. ĐD: đáy đại dương, sống núi ngầm và các vực thẳm. Đường cong trắc cao GT tr.59.