990 likes | 1.17k Views
PHẦN 2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH. Quy chuẩn 3: Chuẩn bị ao nuôi Quy chuẩn 4: Chọn giống, thả giống (bao gồm tôm bố mẹ) Quy chuẩn 5: Quản lý thức ăn, cho ăn Quy chuẩn 6: Quản lý thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường Quy chuẩn 7: Quản lý môi trường ao nuôi
E N D
PHẦN 2XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH • Quy chuẩn 3: Chuẩn bị ao nuôi • Quy chuẩn 4: Chọn giống, thả giống (bao gồm tôm bố mẹ) • Quy chuẩn 5: Quản lý thức ăn, cho ăn • Quy chuẩn 6: Quản lý thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường • Quy chuẩn 7: Quản lý môi trường ao nuôi • Quy chuẩn 8: Quản lý sức khỏe tôm • Quy chuẩn 9: Quản lý thu hoạch và bảo quản sản phẩm • Quy chuẩn 10: Quản lý chất thải • Quy chuẩn 11: Liên kết cộng đồng và thực hiện chính sách xã hội • Lưu trữ và quản lý hồ sơ • Thủ tục thẩm tra
1. QUY CHUẨN 3 - CHUẨN BỊ AO NUÔI 1.1. Phạm vi - Từ xử lý đáy ao đến lấy nước, xử lý nước 1.2. Mối nguy, chỉ tiêu, giới hạn/qui định
1.3. Biện pháp thực hiện 1.2.1. Biện pháp loại trừ chất hữu cơ tích tụ và tác nhân gây bệnh • Loại bỏ bùn đáy: • Đánh giá chất lượng bùn đáy ao (xem có cần phải loại bỏ không) • Chuẩn bị nơi chứa bùn (đủ chứa hết lượng bùn thải) • Cách loại bỏ bùn đáy ao (nạo vét, hút bùn…) • Cách đánh giá, tiêu chí đánh giá loại bỏ bùn như thế nào là đạt yêu cầu • Cải tạo ao (biện pháp riêng đối với từng loại ao mới, ao bị bệnh, ao không bị bệnh): • Sử dụng chất xử lý, cải tạo môi trường trong cải tạo ao: + Liều lượng + Cách sử dụng + Thời gian sử dụng • Phơi ao (ô xy hóa chất hữu cơ/ giảm H2S và mầm bệnh) + Tùy thuộc vào phương pháp cải tạo + Thời gian phơi • Cách đánh giá đảm bảo cải tạo ao đạt yêu cầu: + Cảm quan + Lấy mẫu kiểm tra: C < 2,5%, C/N < 20
1.3. Biện pháp thực hiện (tt) 1.2.2. Biện pháp chống thẩm lậu, ngăn chặn địch hại • Cách gia cố bờ ao, kênh mương, cống… • Cách kiểm tra thẩm lậu • Cách loại bỏ nơi trú ẩm của địch hại • Cách ngăn chặn địch hại 1.2.3. Lấy nước (quản lý tác nhân gây bệnh, vật chủ trung gian, chất lượng nước, ATTP) • Thực hiện lấy mẫu kiểm tra (tác nhân gây bệnh, chất lượng nước) • Tham khảo kết quả quan trắc (bệnh, môi trường), xem xét tình hình dịch bệnh trong vùng • Chỉ tiêu kiểm tra đối với nguồn nước (mục 1.1, 2) • Lấy mẫu kiểm tra hoặc tham chiếu kết quả kiểm soát dư lượng (cập nhật trên http://www.nafiqaved.gov.vn) đối với chỉ tiêu kim loại nặng, thuốc trừ sâu gốc Halogen • Quy định thời điểm lấy nước (theo con nước…) • Quy định cách lấy nước (tầng mặt, tầng giữa…) • Áp dụng biện pháp ngăn ngừa địch hại (lưới lọc)
1.3. Biện pháp thực hiện (tt) 1.2.4. Xử lý nước (loại trừ tác nhân gây bệnh, vật chủ trung gian) • Áp dụng biện pháp tiêu diệt địch hại, khử trùng nước • Phương pháp • Chất sử dụng, liều lượng, cách sử dụng, thời gian sử dụng • Cách kiểm tra hiệu quả 1.2.5. Xử lý nước (xử lý chỉ tiêu chất lượng nước không đạt) • Áp dụng biện pháp xử lý tuỳ theo chỉ tiêu không đạt • Chất sử dụng, liều lượng, cách sử dụng, thời gian sử dụng • Cách kiểm tra hiệu quả • Áp dụng các biện pháp gây tảo (nếu cần) 1.2.6. Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả nuôi • Chất lượng nước khi thả giống (mục 1.1, 3) • Không đạt phải xử lý lại 1.2.7. Biện pháp đảm bảo hóa chất được sử dụng là an toàn cho môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm • Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng • Lựa chọn chất xử lý, cải tạo môi trường sẽ xây dựng ở phần quản lý thuốc, chất xử lý, cải tạo môi trường
1.4. Phân công thực hiện và biểu mẫu giám sát • Tổ chức thực hiện: chủ cơ sở/ trưởng nhóm cơ sở/ Ban quản lý vùng nuôi • Người thực hiện: Công nhân/ tổ viên • Kiểm tra, giám sát: đội thực hiện chương trình • Biểu mẫu ghi chép: Biểu mẫu 1, 2 và nhật ký
2. QUY CHUẨN 4 - CHỌN GIỐNG, THẢ GIỐNG • 2.1. Phạm vi • Bao gồm từ chọn mua cho đến thả xuống ao • 2.2. Mối nguy, chỉ tiêu, giới hạn/qui định
2.3. Biện pháp thực hiện 2.3.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng tôm giống, kiểm soát tác nhân gây bệnh • Mua ở trại giống có uy tín, đã được chứng nhận: • Xem xét điều kiện vệ sinh thú y • Xem xét hồ sơ ghi chép • Đặc biệt việc sử dụng thuốc kháng sinh (hồ sơ, thực tế) • Đánh giá cảm quan trực tiếp tại bể • Có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật (sốc formol, độ mặn…) • Lấy mẫu kiểm tra • Thực hiện kiểm dịch theo quy định
2.3. Biện pháp thực hiện (tt) 2.3.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng tôm giống, kiểm soát tác nhân gây bệnh (tt) • Một số chỉ tiêu cảm quan • Tôm có phản ứng nhanh, nhạy với kích thích từ bên ngoài và có khuynh hướng bơi ngược dòng, không tụ giữa, không bám đáy. • Tôm không dị hình, các phụ bộ và chủy phải có hình dạng bình thường. • Tôm không bị mảng bám. • Tôm giống có độ tuổi > PL12, tôm phải có kích cỡ đồng đều, chiều dài tối thiểu 10mm. • Đàn tôm có màu xám sáng, vỏ bóng mượt và đồng đều. • Thức ăn trong ruột phải đầy, liên tục. • Tỷ lệ cơ /ruột ở đốt cuối cùng > 3
2.3. Biện pháp thực hiện (tt) 2.3.2. Biện pháp đảm bảo sức khỏe tôm trong quá trình vận chuyển, quá trình thả giống • Quy định kỹ thuật thuần giống • Quy định điều kiện vận chuyển: • Nhiệt độ • Số lượng • Thời điểm, thời gian vận chuyển • Quy định tiếp nhận giống: • Hồ sơ kèm theo (CN kiểm dịch, kết quả kiểm tra…) • Thao tác… • Kiểm tra trước khi thả nuôi: • Đánh giá cảm quan • Chỉ tiêu môi trường • Quy định kỹ thuật thả: • Thời điểm thả • Cách thả
2.4. Phân công thực hiện và biểu mẫu giám sát • Tổ chức thực hiện: chủ cơ sở/ trưởng nhóm cơ sở/ Ban quản lý vùng nuôi • Người thực hiện: phụ trách kỹ thuật • Kiểm tra, giám sát: đội thực hiện chương trình • Biểu mẫu ghi chép: Biểu mẫu 3 và nhật ký
3. QUY CHUẨN 5 - QUẢN LÝ THỨC ĂN, CHO ĂN • 3.1. Phạm vi • Bao gồm từ chọn mua đến bảo quản và cho ăn hàng ngày • 3.2. Mối nguy, chỉ tiêu, giới hạn/ qui định
3.3. Biện pháp thực hiện 3.3.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng thức ăn và không chứa chất cấm Lựa chọn • Mua loại thức ăn đã sử dụng phổ biến, có hiệu quả • Trong danh mục cho phép và có công bố chất lượng (cập nhật trên http://www.nafiqaved.gov.vn) • Có thành phần dinh dưỡng thích hợp: • 35-40% protein (tùy thuộc cỡ tôm) • Có đủ vitamin, khoáng chất • Có độ bền trong nước • Nhãn rõ ràng, có công bố chất lượng, còn hạn sử dụng • Có kết quả kiểm nghiệm: • Đúng thành phần, hàm lượng theo công bố • Không chứa chất cấm • Nếu không có kết quả kiểm nghiệm nên lấy mẫu kiểm tra
Chỉ tiêu kiểm tra Mức giới hạn Chloramphenicol Không cho phép Nitrofurans (Furazolidone) Không cho phép Aflatoxin < 10 ppb 3.3. Biện pháp thực hiện (tt) 3.3.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng thức ăn và không chứa chất cấm (tt) • Chất cấm đề nghị kiểm tra: Tiếp nhận từng lô: • Bao bì nguyên vẹn • Không bị ẩm mốc • Nhãn rõ ràng, có công bố chất lượng • Còn hạn sử dụng • Có hồ sơ đi kèm • Lấy mẫu kiểm tra (nếu có nghi ngờ)
3.3. Biện pháp thực hiện (tt) 3.3.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng thức ăn trong quá trình bảo quản • Đảm bảo điều kiện vệ sinh của kho • Quy định trong bảo quản: • Riêng • Phải có nhãn • Chế độ bảo quản và vệ sinh kho • Kiểm tra trước khi sử dụng • Cảm quan • Hạn sử dụng
3.3. Biện pháp thực hiện (tt) 3.3.3. Biện pháp quản lý cho ăn (đúng kích cỡ, vừa đủ lượng, đúng vị trí và đúng thời điểm) • Quy định cỡ thức ăn cho từng giai đoạn của tôm nuôi • Quy định giờ cho ăn • Quy định lượng thức ăn (từng bữa) • Cách điều chỉnh thức ăn (tổng hợp các yếu tố): • Sử dụng sàng ăn/ nhá • Tình trạng sức khỏe tôm nuôi • Chất lượng môi trường ao nuôi • Thời tiết… • Quy định vị trí cho ăn (đường cho ăn) • Cách chuẩn bị thức ăn • Cách rải thức ăn • Dụng cụ: • Chuyên dùng • Cách vệ sinh, bảo quản
3.4. Phân công thực hiện và biểu mẫu giám sát • Tổ chức thực hiện: chủ cơ sở/ trưởng nhóm cơ sở/ Ban quản lý vùng nuôi • Người thực hiện: công nhân • Kiểm tra, giám sát: đội thực hiện chương trình • Biểu mẫu ghi chép: Biểu mẫu 4 và nhật ký
4. QUY CHUẨN 6 - QUẢN LÝ THUỐC VÀ SẢN PHẨM XỬ LÝ, CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG • 4.1. Phạm vi • Bao gồm từ chọn mua đến bảo quản và sử dụng hàng ngày • 4.2. Mối nguy, chỉ tiêu, giới hạn/ qui định
4.3. Biện pháp thực hiện 4.3.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng thuốc thú y và chất xử lý, cải tạo môi trường và không chứa chất cấm Lựa chọn • Mua loại không chứa các chất cấm • Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản • Danh mục kháng sinh cấm sử dụng trong thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ ban hành kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của BTS • Trong danh mục cho phép và có công bố chất lượng (cập nhật trên http://www.nafiqaved.gov.vn) • Nhãn rõ ràng, có công bố chất lượng, còn hạn sử dụng • Có kết quả kiểm nghiệm: • Đúng thành phần, hàm lượng theo công bố • Không chứa chất cấm • Nếu không có kết quả kiểm nghiệm nên lấy mẫu kiểm tra
4.3. Biện pháp thực hiện (tt) 4.3.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng thuốc thú y và chất xử lý, cải tạo môi trường và không chứa chất cấm (tt) Tiếp nhận từng lô: • Bao bì nguyên vẹn • Nhãn rõ ràng (nguồn gốc, công bố chất lượng, thành phần, công dụng…) • Còn hạn sử dụng • Có hồ sơ đi kèm • Lấy mẫu kiểm tra (nếu có nghi ngờ)
4.3. Biện pháp thực hiện (tt) 4.3.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng thuốc thú y và chất xử lý, cải tạo môi trường trong quá trình bảo quản • Đảm bảo điều kiện vệ sinh của kho • Quy định trong bảo quản: • Riêng (theo nhóm, loại) • Phải có nhãn • Sản phẩm đã mở phải được đậy kín • Chế độ bảo quản và vệ sinh kho • Kiểm tra trước khi sử dụng • Ngoại quan/Cảm quan • Hạn sử dụng
4.3. Biện pháp thực hiện (tt) 4.3.3. Biện pháp quản lý sử dụng (không gây hại cho môi trường, người sử dụng và không gây mất ATTP) • Theo hướng dẫn của người có trách nhiệm: • Bác sỹ thú y thủy sản • Cán bộ kỹ thuật • Nhà sản xuất • Người được phép chỉ định sử dụng: • Kỹ thuật trưởng/ cán bộ kỹ thuật • Người đã được đào tạo • Người thực hiện: • Công nhân, người lao động • Đã được đào tạo/ hướng dẫn cách sử dụng
4.3. Biện pháp thực hiện (tt) 4.3.3. Biện pháp quản lý sử dụng (không gây hại cho môi trường, người sử dụng và không gây mất ATTP) (tt) • Xác định đúng nguyên nhân trước khi sử dụng • Sử dụng đúng mụcđích, đúng cách, đúng liều lượng • Sử dụng thuốc, chất có điều kiện phải quy định thời gian ngưng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc 4 tuần trước khi thu hoạch • Lưu giữ nhãn thuốc để phục vụ tra cứu sau này • Quy định cách tiêu huỷ các chất hết hạn sử dụng • Người làm việc trực tiếp với hoá chất có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ cần phải trang bị bảo hộ lao động (quần, áo, găng tay, kính, mặt nạ phòng độc…)
4.4. Phân công thực hiện và biểu mẫu giám sát • Tổ chức thực hiện: chủ cơ sở/ trưởng nhóm cơ sở/ Ban quản lý vùng nuôi • Người thực hiện: công nhân • Kiểm tra, giám sát: đội thực hiện chương trình • Biểu mẫu ghi chép: Biểu mẫu 4 và nhật ký
5. QUY CHUẨN 7 - QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI • 5.1. Phạm vi • Từ khi thả tôm cho đến trước thu hoạch • 5.2.Mối nguy, chỉ tiêu, giới hạn/ qui định
5.3. Biện pháp thực hiện 5.3.1. Kiểm soát chất lượng nước nuôi • Quản lý chất lượng nước nuôi cũng như chất lượng đáy ao cần thực hiện tốt các công đoạn: • Chuẩn bị ao nuôi • Quản lý thức ăn và cho ăn • Quản lý thuốc và chất xử lý môi trường
5.3. Biện pháp thực hiện (tt) 5.3.1. Kiểm soát chất lượng nước nuôi (tt) • Kiểm tra hàng ngày • Chỉ tiêu kiểm tra (pH, Nhiệt độ, DO, màu nước, độ trong…) • Tần suất và thời điểm kiểm tra • Phương pháp/ cách kiểm tra • Giới hạn tối ưu, giới hạn cần điều chỉnh • Kiểm tra định kỳ • Chỉ tiêu kiểm tra (BOD, NH3, H2S, kiềm, S%0…) • Tần suất và thời điểm kiểm tra • Phương pháp/ cách kiểm tra • Giới hạn tối ưu, giới hạn cần điều chỉnh • Nhằm đảm bảo chất lượng nước nuôi theo bảng 5.2, 1
5.3. Biện pháp thực hiện (tt) 5.3.1. Kiểm soát chất lượng nước nuôi (tt) • Biện pháp xử lý khi chỉ tiêu giám sát vượt giới hạn cần phải điều chỉnh • Xác định nguyên nhân • Áp dụng biện pháp xử lý tức thời (nếu cần) • Áp dụng biện pháp xử lý lâu dài (xử lý nguyên nhân căn bản) • Nhằm đưa chỉ tiêu vượt giới hạn cần phải điều chỉnh về tầm kiểm soát
5.3. Biện pháp thực hiện (tt) 5.3.2.Kiểm soát hệ thống quạt nước/ sục khí • Chế độ quạt nước/sục khí (quy định theo tuổi tôm) • Thời điểm vận hành hệ thống • Thời gian từng lần vận hành hệ thống • Công suất/mức độ vận hành của hệ thống • Chế độ quạt nước/ sục khí đặc biệt (quy định thời gian, mức độ vận hành) trong các trường hợp: • Khi xử lý sự cố, xử lý hóa chất, chế phẩm sinh học… • Trong trường hợp đặc biệt (thả giống…) • Nên quy định trực tiếp trong từng trường hợp • Dự phòng khi hệ thống có sự cố • Chế độ bảo trì: đảm bảo không nhiễm dầu vào đất, nước
5.3. Biện pháp thực hiện (tt) 5.3.3. Thay nước/ bổ sung thêm nước • Các trường hợp cần thay/ bổ sung nước • Lượng nước cần thay/ bổ sung (không vượt quá 30%/ lần) • Nước để thay phải được xử lý đảm bảo chất lượng (như nước đầu vụ nuôi) • Trường hợp thay nước để xử lý sự cố nên quy định trực tiếp trong phần xử lý sự cố.
5.3. Biện pháp thực hiện (tt) 5.3.4. Kiểm soát chất lượng đáy ao • Kiểm tra định kỳ • Chỉ tiêu kiểm tra (màu bùn, mùi bùn, …) • Tần suất kiểm tra (theo thời gian nuôi) • Phương pháp/ cách kiểm tra • Mức giới hạn của các chỉ tiêu kiểm tra • Lấy mẫu kiểm tra Carbon hữu cơ và Nitơ tổng số (tỷ lệ C/N) vào đầu và cuối vụ nuôi: • Đánh gia mức độ suy thoái của ao nuôi • Làm căn cứ đề ra biện pháp cải tạo ao cho vụ sau
5.3. Biện pháp thực hiện (tt) 5.3.4. Kiểm soát chất lượng đáy ao (tt) • Biện pháp xử lý khi có chỉ tiêu không đạt yêu cầu • Xác định nguyên nhân • Áp dụng biện pháp xử lý tức thời (nếu cần) • Áp dụng biện pháp xử lý lâu dài (xử lý nguyên nhân căn bản) • Nhằm đưa chỉ tiêu không đạt về tầm kiểm soát
5.4. Phân công thực hiện và biểu mẫu giám sát • Tổ chức thực hiện: chủ cơ sở/ trưởng nhóm cơ sở/ Ban quản lý vùng nuôi • Người thực hiện: công nhân • Kiểm tra, giám sát: đội thực hiện chương trình • Biểu mẫu ghi chép: Biểu mẫu 2 và nhật ký
6. QUY CHUẨN 8 - QUẢN LÝ SỨC KHỎE TÔM • 6.1. Phạm vi • Từ khi thả tôm cho đến thu hoạch 6.2. Mối nguy, chỉ tiêu, giới hạn/ qui định
6.3. Biện pháp thực hiện • 6.3.1. KIỂM SOÁT TỔNG HỢP Tất cả các công đoạn trong quá trình nuôi đều liên quan mật thiết đến tình trạng sức khoẻ của tôm. Vì vậy muốn quản lý sức khoẻ tôm phải đảm bảo thực hiện tốt tại tất cả các công đoạn trong suốt quá trình nuôi, bao gồm: • Công đoạn chuẩn bị ao. • Công đoạn chọn giống thả giống. • Công đoạn quản lý thức ăn và cho ăn. • Công đoạn quản lý thuốc, chất xử lý cải tạo môi trường. • Công đoạn quản lý môi trường ao nuôi. • Công đoạn thu hoạch và bảo quản. • Kiểm soát chất thải.
6.3. Biện pháp thực hiện (tt) 6.3.2. GIÁM SÁT SỨC KHOẺ TÔM a. Kiểm tra hàng ngày • Chỉ tiêu • Hoạt động (bơi lội, bắt mồi…) • Ngoại hình (quan sát hình dáng bên ngoài, màu sắc, mảng bám, thức ăn trong ruột, …) • Dấu hiệu bệnh lý (tôm bỏ ăn; mềm vỏ; đen mang; nổi đầu; tấp bờ; …)
6.3. Biện pháp thực hiện (tt) a. Kiểm tra hàng ngày (tt) • Tần suất và thời điểm • Kết hợp lúc kiểm tra sàng ăn • Sáng sớm hoặc chiều mát, đặt biệt vào ban đêm và những lúc thời tiết thay đổi bất thường,… • Phương pháp (cách kiểm tra) • Quan sát tôm xung quanh ao, sát bờ ao, trong các tầng nước để đánh giá hoạt động, biểu hiện bệnh lý của tôm • Kiểm tra tôm ở đáy ao (xem tình trạng rớt đáy) • Bắt tôm để chẩn đoán lâm sàng
6.3. Biện pháp thực hiện (tt) a. Kiểm tra hàng ngày (tt) • Biện pháp xử lý khi có tiêu chí kiểm tra không đạt yêu cầu: • Căn cứ vào các biểu hiện/dấu hiệu bệnh lý để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe/ gây bệnh cho tôm (trường hợp nghi ngờ nên xét nghiệm) • Nếu nguyên nhân do môi trường cần tiến hành ngay các biện pháp xử lý môi trường, điều chỉnh thức ăn… • Nếu nguyên nhân do tác nhân hữu sinh áp dụng biện pháp chữa trị theo hướng dẫn của bác sỹ thú y thuỷ sản/ người có chuyên môn
6.3. Biện pháp thực hiện (tt) b.Kiểm tra định kỳ: • Chỉ tiêu • Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống • Biểu hiện bất lợi đến sức khỏe tôm nuôi (như kiểm tra hàng ngày) • Tần suất và thời điểm • 7-10 ngày/lần (thường kiểm tra từ tháng thứ 2 trở đi) • Vào sáng sớm hay chiều mát • Phương pháp (cách kiểm tra) • Lấy mẫu bằng vó, chài ở nhiều điểm trong ao • Tiến hành cân, đo, đếm để đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống • Chẩn đoán lâm sàng, nếu nghi ngờ lấy mẫu xét nghiệm • Biện pháp xử lý khi có tiêu chí kiểm tra không đạt yêu cầu: • Như phần kiểm tra hàng ngày
6.3. Biện pháp thực hiện (tt) c. Kiểm tra tăng cường • Áp dụng trong các trường hợp sau: • Tôm giảm ăn; bơi lờ đờ, nổi lên mặt ao hoặc bơi xung quanh ao • Tảo tàn • Sau khi trời mưa to • Những ngày trời âm u • Nhiệt độ thấp • Chất lượng nước xấu • Hoặc những biểu hiện bất lợi khác như sự xuất hiện của chim ăn cá, cua còng …
6.3. Biện pháp thực hiện (tt) 6.3.3. KIỂM SOÁT SỰ LÂY NHIỄM • Kiểm soát đi lại của công nhân, người lạ, khách • Qui định vệ sinh cá nhân, thiết bị, dụng cụ • Qui định sử dụng và bảo quản thiết bị, dụng cụ • Qui định thao tác trong sản xuất (Không được làm bắn nước từ ao này sang ao khác hay nước từ kênh vào ao, không được di chuyển tôm từ ao này sang ao khác) • Biện pháp ngăn chặn gia súc, gia cầm xâm nhập vào khu nuôi • Phòng chống động vật gây hại