1 / 36

HOÄI THAÛO CHUYEÂN ÑEÀ

HOÄI THAÛO CHUYEÂN ÑEÀ. PH ÁT HUY HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC THÍ NGHIỆM - THỰC HÀNH. A. ĐẶT VẤN ĐỀ

galya
Download Presentation

HOÄI THAÛO CHUYEÂN ÑEÀ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HOÄI THAÛO CHUYEÂN ÑEÀ PHÁT HUY HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC THÍ NGHIỆM - THỰC HÀNH

  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ môn Hoá – Sinh – Công nghệ là những bộ môn khoa học thực nghiệm, nghĩa là trong quá trình dạy - học GV và HS phải thực hiện thí nghiệm và thực hành. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẫn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. Như vậy chúng ta thấy thí nghiệm thực hành là rất quan trọng trọng trong quá trình học tập ở trường phổ thông.

  3. Bắt đầu từ năm học 2002 – 2003 cả nước đồng loạt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Cùng với việc ban hành chương trình giáo dục, SGK được biên soạn lại, phương pháp dạy học trong nhà trường cũng được đổi mới một cách tích cực. Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò hướng dẫn khéo léo không thể thiếu được của người GV. Trong những năm qua, những đổi mới trong phương pháp dạy học của chúng ta vẫn còn chậm chạp và gặp nhiều khó khăn.

  4. Đặc biệt là đối với môn khoa học thực nghiệm trong quá trình dạy học, phương pháp sử dụng thí nghiệm - thực hành được xem là phương pháp tích cực và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học sinh.Trong quá trình dạy học chúng ta cũng gặp không ít khó khăn ở các tiết dạy thí nghiệm và thực hành. Khó khăn này do nhiều nguyên nhân • - Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. • Việc hình thành các kĩ năng thực hành hoá học cho HS còn hạn chế • HS chưa nắm vững lí thuyết • Học sinh chưa tích cực hoạt động nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau • Học sinh chưa thấy được những ứng dụng cụ thể của bộ môn trong đời sống và sản xuất ở địa phương

  5. Đứng trước những khó khăn như vậy và đặc biệt là trong tình hình hiện nay nước ta đang chuyển dần cơ cấu từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tạo cho học sinh phát huy được năng lực, sáng tạo của mình để góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển. Để góp phần cải thiện hơn nữa hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường và nhằm nâng cao chất lượng học sinh, chúng tôi giới thiệu chuyên đề “Phát huy tính hiệu quả trong dạy học thí nghiệm thực hành” Chuyên đề này chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng hi vọng Thầy cô sẽ tìm được những điều có ý nghĩa để vận dụng vào việc dạy học của mình.

  6. B. Giải quyết vấn đề Xuất phát từ tình hình thực tế qua những năm giảng dạy tôi thấy được thí nghiệm thực hành có vai trò rất quan trọng. - Thí nghiệm thực hành giúp học sinh biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể nhằm kiểm tra, làm vững chắc thêm các kiến thức đã học ở bài lí thuyết hoặc vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể . - Thí nghiệm thực hành hoá học có vai trò to lớn trong hoạt động hoá học: hình thành khái niệm, tính chất hoá học mới, ôn tập, củng cố, rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.

  7. - Thông qua thí nghiệm thực hành rèn luyện cho học sinh biết sử dụng các dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm : tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hoá học. - Thí nghiệm thực hành giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã biết để giải thích các hiện tượng tự nhiên thường gặp trong đời sống, sản xuất và ứng dụng vào thực tiễn . - TNTH còn giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo, HS sẽ yêu thích môn học, say mê nghiên cứu khoa học.

  8. Để phát huy hiệu quả trong dạy học thí nghiệm thực hành môn hoá học và để HS tự tin hơn khi học môn Hoá học thì ngay từ đầu năm học lớp 8 tôi đã dành riêng một tiết để giới thiệu và hướng dẫn học sinh “Một số qui tắc an toàn – cách sử dụng hoá chất, một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm” Trong các tiết dạy thực hành cần thực hiện theo trình tự sau: 1. Những yêu cầu đối với bài thực hành hoá học. Mỗi bài thực hành đã được SGK xác định rõ mục tiêu cần đạt, nội dung cần tiến hành. Để thực hiện được mục tiêu và nội dung của bài thực hành, cần thực hiện được các yêu cầu sau đây:

  9. a. Giờ thực hành cần được chuẩn bị tốt. - Giáo viên căn cứ nội dung bài thực hành yêu cầu học sinh ôn tập lại những nội dung kiến thức có liên quan. - Cần có sự chuẩn bị thật tốt về dụng cụ, hoá chất, tổ chức cho học sinh sẽ làm theo nhóm hoặc từng cá nhân thực hiện, từ đó chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho phù hợp. - GV cần thực hiện trước các thí nghiệm để kiểm tra các dụng cụ, hoá chất bảo đảm các thí nghiệm cho học sinh làm sẽ thành công, GV lường trước những khó khăn để sẳn sàng hướng dẫn, giúp đỡ học sinh thực hiện. - Có sự chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho từng nhóm HS làm thực hành. - Trước giờ thực hành yêu cầu HS sắp xếp sách vở gọn gàng, sắp dụng cụ hoá chất lên bàn cẩn thận để tiến hành giờ thực hành.

  10. - Tuỳ theo số lượng học sinh mà chia nhóm cho phù hợp, thường một lớp tôi chia làm 6 nhóm và các nhóm học sinh này sẽ ngồi cố định cho hết năm học. Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm trong học tập hoá học tôi phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định . Ví dụ: Phân công nhóm trưởng, thư kí và các thành viên với những nhiệm vụ cụ thể. Sự phân công này cũng có sự thay đổi để mỗi học sinh có thể phát huy vai trò và phát triển năng lực cá nhân. b. Các thí nghiệm phải đơn giản nhưng rõ ràng, bảo đảm thành công. Các dụng cụ thí nghiệm cần được lựa chọn sao cho đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn chính xác, phù hợp với yêu cầu sư phạm. GV căn cứ vào nội dung bài thí nghiệm trong sách giáo khoa, có thể thay đổi phần nào cho phù hợp với điều kiện của trường nhưng vẫn đảm bảo nội dung.

  11. c. Phải tổ chức tiến hành giờ thực hành thật tốt, bảo đảm trật tự. Giờ thực hành không đạt kết quả tốt nếu học sinh mất trật tự, ít hoặc không nghe thấy những lời hướng dẫn, nhận xét của giáo viên d. Giờ thực hành phải được đảm bảo an toàn. Những thí nghiệm với chất nổ, chất độc hại, một số axit đặc ( như H2SO4, HNO3...) nên ít để học sinh làm. Nếu HS làm phải hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở để bảo đảm an toàn tuyệt đối. e. Giáo viên cần theo dõi sát sao các hoạt động của học sinh trong tiết học. Chú ý tới từng kĩ thuật tiến hành thí nghiệm của học sinh, kịp thời giúp đỡ những học sinh khó khăn nhưng không được làm thay, không can thiệp quá sâu vào công việc học sinh đang tiến hành.

  12. 2. Các bước tiến hành và các hoạt động của GV, HS trong giờ thực hành a. Các bước tiến hành trong giờ thực hành. - GV hướng dẫn chung - HS đọc trước nội dung thí nghiệm trong bài thực hành và tham khảo bài đã học để nắm được: mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện của mỗi thí nghiệm để đảm bảo an toàn và thành công. - Thảo luận nhóm để thống nhất chung - Học sinh làm thí nghiệm. Đây là phần chính trong giờ thực hành. HS thực hiện các thí nghiệm theo sự phân công trong nhóm: lắp dụng cụ, lấy hoá chất, tiến hành thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét. Khi HS làm thí nghiệm GV luôn quan sát, kịp thời giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn, uốn nắn những sai sót của họcsinh.

  13. - Sau khi làm xong thí nghiệm, Học sinh phải hoàn thành việc Viết tường trình thí nghiệm. Ngay từ bài thực hành đầu tiên của lớp 8 tôi đã tạo cho học sinh mẫu tường trình thí nghiệm như sau: BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM Họ và tên học sinh: .............................................. Lớp:.......... Tên bài:..................................................................

  14. Cuối giờ thực hành tất cả học sinh phải thu dọn, sắp xếp lại dụng cụ, hoá chất, làm vệ sinh phòng học, rửa sạch tay, lưu ý không để hoá chất vương vào quần áo. b. Các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ thực hành Để phát huy tính tích cực của học sinh trong bài thực hành tôi thiết kế các hoạt động của GV và HS như sau Hoạt động 1: GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà. Đại diện nhóm HS báo cáo: Mục tiêu của bài thực hành Cách tiến hành mỗi thí nghiệm Nhóm học sinh khác lắng nghe, thảo luận, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện

  15. Hoạt động 2: • GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm • Nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm đồng loạt lắp dụng cụ lấy hoá chấtThực hiện phản ứng.Quan sát hiện tượng xảy ra • GV quan sát các nhóm, hướng dẫn, uốn nắn những thao tác sai, giúp đỡ kịp thời ( nếu cần) • Hoạt động 3 • GV yêu cầu học sinh viết kết quả thực hành • Ghi chép, giải thích các hiện tượng thí nghiệm • Trạng thái, màu sắc chất phản ứng. • - Hiện tượng và sản phẩm phản ứng ( Trạng thái, màu, mùi...) • Xác định chất tạo thành và viết PTPƯ • Hoạt động 4: • GV yêu cầu HS ghi kết quả tường trình theo mẫu • Mỗi học sinh viết tường trình thí nghiệm

  16. Hoạt động 5 Hướng dẫn HS làm vệ sinh Nhóm học sinh phân công: Thu dọn dụng cụ hoá chất Rửa dụng cụ thí nghiệm Vệ sinh phòng học cá nhân Hoạt động 6 GV nhận xét đánh giá giờ thực hành HS lắng nghe, theo dõi

  17. Ví dụ : Khi dạy bài thực hành : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦAOXIT VÀAXIT thì hoạt động của GV và HS được thực hiện như sau: 1. Chuẫn bị hoá chất, dụng cụ Đối với bài này tôi chuẫn bị 6 bộ dụng cụ, hoá chất như sau: Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước Dụng cụ: Ống nghiệm, muôi sắt, ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm, khay đựng Hoá chất : Canxioxit, nước, giấy quì tím Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước Dụng cụ: Bình thuỷ tinh miệng rộng, nút cao su, đèn cồn, muôi sắt, diêm Hoá chất: Photpho đỏ, nước, quỳ tím Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống nhỏ giọt Hoá chất: H2SO4, HCl, Na2SO4, quỳ tím, BaCl2

  18. 2. Tiến hành hoạt động giờ thực hành • Hoạt động 1: • GV yêu cầu học sinh báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà • Đại diện nhóm học sinh báo cáo: • Mục tiêu của bài thực hành: • Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit, axit. • HS tiến hành thí nghiệm về tính chất hoá học của oxit và axit, giúp củng cố kiến thức tác dụng của canxi oxit với nước, điphotpho pentaoxit với nước, nhận biết các dung dịch H2SO4, HCl, Na2SO4 . • Cách tiến hành 3 thí nghiệm: như nội dung sách giáo khoa . • 1. Thí nghiệm 1: Canxi oxit tác dụng với nước. Chú ý chọn những cục vôi sống trắng, nhẹ được bảo quản trong lọ thuỷ tinh đậy kín. • 2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước. Chú ý lấy một lượng ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh).

  19. 3. Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch Dung dịch H2SO4, dd HCl làm đổi màu quì tím thành đỏ còn Na2SO4 thì không làm đổi màu quì tím. H2SO4 phản ứng với dung dịch BaCl2, tạo kết tủa trắng Còn HCl không phản ứng với BaCl2. Nhóm HS khác lắng nghe, bổ sung, hoàn thiện GV nhận xét đánh giá hoàn thiện Hoạt động 2 GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo các bước như nội dung sách giáo khoa. GV quan sát hoạt động cụ thể của mỗi nhóm, nhận xét và hướng dẫn điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm (nếu cần)

  20. Nhóm học sinh thực hiện đồng loạt: • 1. Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước. • - Cho một mẩu nhỏ canxi oxit vào ống nghiệm, sau đó thêm đần 1- 2 ml nước • Quan sát các hiện tượng xảy ra. • Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím. Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào? • 2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước • - Đốt một ít photpho đỏ ( bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Sau khi đốt cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút lắc nhẹ. Quan sát các hiện tượng. • - Thử dung dịch trong bình bằng quì tím. Nhận xét sự thay đổi màu của thuốc thử. • 3. Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch. • Nhận biết các dung dịch H2SO4, HCl, Na2SO4 • Lập sơ đồ nhận biết.Ghi số thứ tự 1, 2, 3 cho mỗi lọ đựng dung dịch ban đầu. • Dùng quì tím và dung dịch BaCl2 để nhận biết

  21. Hoạt động 3: • GV yêu cầu học sinh ghi chép kết quả thí nghiệm • Nhóm học sinh mô tả , nhóm trưởng tổng kết, thư kí ghi chép: • Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước. • CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2 (dd) • Giấy quì tím chuyển thành màu xanh • Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước. • P2O5(r) + 3H2O(l) → 2 H3PO4(dd) • Giấy quì tím chuyển thành màu đỏ • Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch. • Nếu quì tím không đổi màu thì lọ số... đựng dung dịch Na2SO4. • Nếu màu quì tím đối sang đỏ, lọ số... và lọ số... đựng dung dịch axit. • Lọ nào tạo kết tủa trắng với BaCl2 thì lọ dung dịch ban đầu có số thứ tự ... là dung dịch H2SO4. Lọ còn lại là HCl • BaCl 2(dd)+H2SO4(dd)→ BaSO4(r) + 2HCl(dd)

  22. Hoạt động 4: GV yêu cầu mỗi học sinh ghi kết quả vào tường trình thí nghiệm theo mẫu. Thu bài tường trình về chấm điểm. Mỗi học sinh viết tường trình ngay sau buổi thực hành ( nếu còn thời gian) hoặc về nhà viết Hoạt động 5: GV hướng dẫn học sinh làm vệ sinh Nhóm HS phân công Thu gom hoá chất còn dư sau thí nghiệm. Rửa dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, bình thuỷ tinh, muôi sắt... Quét dọn, lau bàn thí nghiệm sạch sẽ, cất dụng cụ đúng nơi qui định Hoạt động 6: GV nhận xét đánh giá giờ thực hành HS lắng nghe theo dõi

  23. Trên đây là phương pháp dạy bài thực hành, ngoài bài thực hành ra trong dạy học hoá học các thí nghiệm trong mỗi bài học cũng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hóa học. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC CÓ HIỆU QUẢ Sử dụng TN hoá học là việc không thể thiếu trong mỗi bài giảng, vấn đề đặt ra là chúng ta sử dụng thí nghiệm như thế nào cho có hiệu quả . Để làm được điều đó thì người giáo viên phải biết phân loại được thí nghiệm để từ đó dùng phương pháp cho phù hợp với mỗi loại thí nghiệm. Thí nghiệm được phân loại căn cứ vào những tiêu chí khác nhau: Căn cứ vào chủ thể thực hiện thí nghiệm: thí nghiệm do học sinh và thí nghiệm do giáo viên biểu diễn. Căn cứ vào mục đích thí nghiệm ta có thể phân loại thí nghiệm như sau:

  24. + Thí nghiệm nghiên cứu và thí nghiệm minh hoạ • + Thí nghiệm kiểm chứng • + Thí nghiệm nêu vấn đề và thí nghiệm giải quyết vấn đề. • + Thí nghiệm đối chứng, so sánh. • 1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. • Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên được sử dụng khi giảng bài mới, khi ôn tập, khi dạy học sinh vận dụng kiến thức và thường là những thí nghiệm khó, độc hại... • - Thí nghiệm minh hoạ: đối với loại thí nghiệm này khi dạy GV dùng lời truyền thụ kiến thức. Sau đó biểu diễn thí nghiệm để khẳng định hay cụ thể hoá những điều vừa thông báo. • VD: GV dùng lời giảng cho HS nắm được Cu(OH)2 là chất không tan trong nước và có màu xanh lam. thường được điều chế bằng cách cho muối đồng sunfat tác dụng với kiềm. • CuSO4 (dd) + 2NaOH(dd) → Cu(OH)2 (r) + Na2SO4(dd) • Thí nghiệm nghiên cứu : giúp học sinh quan sát, nhận xét, rút ra kết luận .

  25. 2. Thí nghiệm của học sinh GV đóng vai trò tổ chức, điều khiển học sinh thực hiện thí nghiệm. Để HS thực hiện tốt thí nghiệm thì đòi hỏi người GV phải làm tốt khâu chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, phải làm trước các thí nghiệm xem TN có thành công không. VD: Thí nghiệm hình thành tính chất hoá học của axit GV : Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm GV có thể chia làm 6 - 8 nhóm trong một lớp học và chuẩn bị 6 -8 bộ dụng cụ cho học sinh. Dụng cụ cho mỗi nhóm gồm: Khay đựng, 3 ống nghiệm, 3 ống nhỏ giọt, giá thí nghiệm. Hoá chất: Quì tím, dd HCl, Al, Cu(OH)2, dd H2SO4, Fe2O3 Các nhóm học sinh sẽ lần lượt thực hiện các thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau

  26. PHIẾU HỌC TẬP

  27. Sau khi hoàn thành xong phiếu học tập ở mỗi thí nghiệm thì tôi gọi đại diện nhóm trình bày : hiện tượng quan sát, viết phương trình, nhận xét. Các nhóm khác nhận xét, hoàn thiện (nếu có) Đối với thí nghiệm HS làm nhất thiết phải có phiếu học tập. Có những thí nghiệm chúng ta không thực hiện được thì GV có thể dùng các thí nghiệm mô phỏng của các phần mềm hoặc phim để hỗ trợ cho bài học thêm sinh động và đạt kết quả cao.

  28. 2. Tính chất hoá học Dung dịchaxit cacbonic làm quì tím đổi sang màu gì? H2CO3 Quì tím H2CO3 là một axit yếu: Dung dịch H2CO3 làm quì tím chuyển thành màu đỏ nhạt. H2CO3 là một axit không bền H2CO3 (dd) CO2 (k) + H2O(l)

  29. Có bọt khí thoát ra ở hai ống nghiệm NaHCO3(dd)+HCl(dd) →NaCl(dd) +H2O(l)+ CO2(k) Na2CO3(dd) + 2HCl → 2NaCl(dd) + H2O(l) + CO2(k)

  30. - Tác dụng với dung dịch bazơ Có kết tủa trắng xuất hiện K2CO3(dd) + Ca(OH)2 (dd) → CaCO3(r) +2KOH(dd)

  31. - Tác dụng với dung dịch muối Có kết tủa trắng xuất hiện Na2CO3(dd) +CaCl2(dd)→CaCO3(r) +2NaCl(dd)

  32. Quang hợp Hô hấp Cháy Hô hấp Hô hấp Thức ăn thối rữa do vi khuẩn và vi sinh Đồng hóa III. Chu trình cacbon trong tự nhiên Cacbon đioxit trong không khí Chất đốt Thực vật Động vật

  33. Quang hợp Hô hấp Cháy Hô hấp Hô hấp Thức ăn thối rữa do vi khuẩn và vi sinh Đồng hóa III. Chu trình cacbon trong tự nhiên Cacbon đioxit trong không khí Chất đốt Thực vật Động vật

More Related