210 likes | 531 Views
Hội thảo về quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ trong quan điểm quốc tế. Giới thiệu. Chúng ta sẽ xem xét những đặc điểm chung của Quyền sở hữu trí tuệ trong các hệ thống pháp luật khác nhau
E N D
Hội thảo về quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ trong quan điểm quốc tế
Giới thiệu • Chúng ta sẽ xem xét những đặc điểm chung của Quyền sở hữu trí tuệ trong các hệ thống pháp luật khác nhau • Trong những năm gần đây nhiều quốc gia (gồm cả Việt Nam) đã cải thiện và cập nhật luật pháp về sở hữu trí tuệ của mình để: - thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh thương mại; - bảo hộ những nhà sáng tạo và sáng chế của mình; - đáp ứng các nghĩa vụ hiệp ước của mình, dặc biệt theo WTO
Định nghĩa quyền sở hữu trí tuệ (IPR) • IPR có thể được định nghĩa là các quyền được trao bởi một quốc gia cho các cá nhân đối với những sáng tạo trí tuệ của họ • Một đặc điểm quan trọng của IPR là nó trao cho chủ sở hữu độc quyền đối với sự sử dụng sáng tạo của anh ta/chị ta trong một thời hạn cụ thể. • Sự đăng ký chính thức được yêu cầu đối với phần lớn IPR (ví dụ sáng chế và nhãn hiệu thương mại) để thu hút sự bảo hộ pháp lý, nhưng đối với một số loại khác thì thủ tục này là không cần thiết (ví dụ quyền tác giả)
Quyền tác giả và quyền kề cận Quyền tác giả • Bảo hộ quyền tác giả được áp dụng đối với các tác phẩm văn học, khoa học, âm nhạc và nghệ thuật, phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu • Nó cũng bảo hộ sự thể hiện ý tưởng gốc được cố định trong một hình thức hoặc phương tiện hữu hình, nhưng không phải là chính ý tưởng (cung cấp ví dụ) • Ở nhiều nước, vật chất được bảo hộ từ thời điểm nó được viết ra, được vẽ hoặc sơn, tạc, quay phim, biểu diễn etc, và sự bảo hộ là ‘tự động’. Nói một cách khác, nó khoogn cần được đăng ký
Quyền tác giải và quyền kề cận • Quyền tác giả thường được bảo hộ trong một thời hạn tối thiểu là 50 sau khi tác giả chết • Sự bảo hộ pháp lý được cung cấp bởi bản quyền trong một tác phẩm gốc gồm có 2 loại quyền cơ bản được phân biệt: - quyền kinh tế; và - quyền nhân thân * Các ví dụ về quyền sở hữu trí tuệ
Quyền tác giải và quyền kề cận • Quyền tác giả được bảo hộ ở cấp quốc tế bởi Công ước Berne về việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm, 1971 • Quyền tác giả cũng được bảo hộ ở đa số các quốc gia bởi luật quốc gia • Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, luật pháp và thực tiễn quốc gia đã phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được quy định trogn các hiệp định được ký kết và phê chuẩn bởi quốc gia liên quan
Quyền tác giải và quyền kề cận • Vật chất được hưởng quyền bảo hộ tác giải không thể được sử dụng mà không có sự cho phép của chủ sở hữu tác quyền • Các ngoại lệ được quy định trong các luật bản quyền quốc gia gồm - sự sử dụng tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc báo cáo các sự kiện hiện hành
Quyền tác giải và quyền kề cận Quyền liên quan, cũng còn được biết đến với tên gọi ‘quyền kề cận’, liên quan đến các loại chủ sở hữu quyền, đó là: - người biểu diễn (ví dụ, nghệ sỹ, ca sỹ và nhạc sỹ) - người sản xuất tác phẩm ghi âm (ghi âm), và - tổ chức phát sóng (Ví dụ)
Quyền tác giải và quyền kề cận • Ở cấp quốc tế, quyền liên quan được khẳng định bởi Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (Rome, 1961) • Vietnam là thành viên của Công ước này
Quyền sở hữu công nghiệp • Quyền sở hữu công nghiệp gồm hai loại cơ bản: (1) Những quyền được thiết kế để khuyến khích phát minh, thiết kế và sáng tạo công nghệ– ví dụ, phát minh (được bảo hộ bởi bằng sáng chế) và kiểu dáng công nghiệp; (2) Những quyền được thiết kế để bảo hộ những dấu hiệu phân biệt- cụ thể nhãn hiệu thương mại và chỉ dẫn địa Sự bảo hộ cũng có thể kéo dài vô hạn định tuy nhiên dấu hiệu đó tiếp tục được phân biệt
Sáng chế • Một sáng chế đề cập đến độc quyền được cấp cho một phát minh • Nó có thể hoặc là một sản phẩm hoặc một quy trình đưa ra cách thực hiện mới, hoặc đề xuất giải pháp kyd thuật mới đối với một vấn đề • Nó được nhà nước cấp phép cho một nhà sáng chế, người có thể thực hiện sáng chế trong một thời hạn nhất định (thường là 20 năm) hoặc cho phép một người khác thực hiện sáng chế đó • (Các đặc điểm khác được liệt kê trong bài trình bày với các ví dụ cụ thể)
Nhãn hiệu thương mại • Nhãn hiệu thương mại là một đặc điểm mang tính phân biệt để phân biệt các hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể với một người hoặc hoặc hoạt động kinh doanh cụ thể • Nhãn hiệu hàng hóa có thể là một hoặc kết hợp của một số chữ cái, từ ngữ, thuật ngữ, âm nhạc hoặc tiếng hát, mùi hương, hình dạng, biểu tượng, màu sắc hoặc các khía cạnh của việc đóng gói được sử dụng như các đặc điểm phân biệt • Ví dụ: - Coca-Cola - Pepsi * (các chi tiết khác được đề cập trong bài trình bày)
Kiểu dáng công nghiệp • Một kiểu dáng công nghiệp là một khía cạnh trang trí hoặc mỹ học của một vật. • Khía cạnh trang trí có thể được hình thành bởi các yếu tố ba chiều (ví dụ hình dạng hoặc bề mặt của một vật) hoặc hai chiều (như các đường kẻ, hoa văn hoặc màu sắc) • Kiểu dang công nghiệp có thể được áp dụng với rất nhiều loại sản phẩm– từ đồng hồ và đồ trang sức cho đến các thiết bị điện, hàng hóa giải trí và kiến trúc • Ví dụ: - biểu tượng của ô tô Mercedes - hình dạng của chai Coca-Cola
Chỉ dẫn địa lý • Một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như là dấu hiệu phân biệt hàng hóa hoặc sản phẩm về nơi xuất xứ trogn lãnh thổ của một quốc gia, hoặc một khu vực hoặc địa phương, nơi chất lượng, danh tiếng hoặc các bản chất nổi tiếng khác của hàng hóa hoặc sản phẩm là được quy cho một cách cần thiết tới nơi xuất xứ địa lý của nó • Các ví dụ về chỉ dẫn địa lý là:- Champagne; lụa Thai; gạo Basmati (ở Ấn độ)
Thiết kế bố trí mạch tích hợp • Các nhà lập pháp ở nhiều quốc gia đã quy định sự bảo hộ cụ thể đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp điện tử được sử dụng trong máy tính và các sản phẩm điện tử khác, như đài và ti vi • Mục đích của các quy định pháp luật như vậy là để bảo hộ ‘các con chíp silicon’, còn được biết đến với tên gọi ‘mạch tích hợp’, đóng vi trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ kể từ những năm đầu 1980s • Hiệp ước Washington chưa có hiệu lực thi hành
Bảo hộ thông tin chưa công bố • Ở nhiều nước, thông tin chưa công bố– bi mật kinh doanh hoặc bí quyết sản xuất– cũng được bảo hộ. • Chúng bao gồm các thông tin có giá trị thương mại, bao gồm thông tin kinh doanh và bí quyết sản xuất
Tại sao quyền sở hữu trí tuệ lại quan trọng? • Luật thích hợp về IPR, và thực thi hiệu quả những luật này, là quan trọng bởi vì: - khuyến khích sự sáng tạo; - khuyến khích nhà sáng chế công bố phát minh của minh thay vif giữ phát minh đó cho riêng mình; - khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ; - đẩy mạnh sự giao lưu thương mại;
Tại sao quyền sở hữu trí tuệ lại quan trọng? • Đẩy mạnh sự công bằng và công lý; • Bảo vệ nghệ thuật và văn hóa bản địa; • Bảo vệ người tiêu dùng và công chúng nói chung; • Cung cấp các điều kiện đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế