180 likes | 364 Views
Đề xuất Cơ chế tài chính Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) (Tài liệu để thảo luận cấp kỹ thuật). Bố cục. Sự cần thiết Các cơ sở đề xuất Quá trình thảo luận So sánh các phương án Kiến nghị. Sự cần thiết. Quy mô chương trình SP-RCC so với NTP
E N D
Đề xuất Cơ chế tài chínhChương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC)(Tài liệu để thảo luận cấp kỹ thuật)
Bố cục • Sự cần thiết • Các cơ sở đề xuất • Quá trình thảo luận • So sánh các phương án • Kiến nghị
Sự cần thiết • Quy mô chương trình SP-RCC so với NTP • Cơ chế tài chính phù hợp để thể hiện ưu tiên ngày càng cao của Chính phủ cho lĩnh vực ứng phó BĐKH và BVMT • Khoản vốn tài trợ cho SP-RCC là nguồn vốn ODA, đồng thời phần lớn là nguồn vay Chính phủ phải trả nợ, cần có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả • Đóng góp vào huy động nguồn lực chung cho phát triển bền vững
Cơ sở đề xuất cơ chế tài chính • Chỉ đạo của TTCP tại văn bản số 3870/VPCP-QHQT ngày 7/6/2010 phê duyệt kết quả đàm phán HĐ vay JICA • Thông báo của VPCP tại VB số (quyết định của PTT Hoàng Trung Hải) • Hiệp định vay • Quy định về quản lý vốn NSNN
Quá trình thảo luận và XD cơ chế tài chính • BTC tham gia tích cực trong quá trình chuẩn bị CT SP-RCC với BTNMT và nhà tài trợ • BTC đã xin ý kiến các Bộ và đề xuất cơ chế tài chính trình TTCP khi chuẩn bị ký HĐ vay • Do còn một số ý kiến khác nhau, TTCP giao BTC tiếp tục bàn với các cơ quan trình cụ thể về cơ chế tài chính • VN chưa có nhiều kinh nghiệm trong XD cơ chế tài chính cho ứng phó với BĐKH, đặc biệt khi nguồn tài trợ lớn và có xu hướng tăng, cần nghiên cứu, thảo luận kỹ để có cơ chế phù hợp, tránh bị động
Một số phương án có thể xem xét • PA 1: Toàn bộ vốn ODA cho chương trình SP-RCC được chi theo danh mục dự án do BTNMT trình TTCP phê duyệt; vốn để tại TK riêng • PA 2: Toàn bộ vốn ODA cho chương trình SP-RCC được chi theo danh mục dự án do BTNMT trình TTCP phê duyệt; vốn hoà vào NSNN để bố trí dần cho Bộ, địa phương • PA 3: Toàn bộ vốn ODA hoà chung vào NSNN; Một phần được ưu tiên bố trí cho chương trình theo quy trình phân bổ NSNN hiện hành, phần còn lại đưa vào bù đắp bội chi NSNN
Một số lưu ý • Vốn vay để bù đắp bội chi NSNN và nằm trong tổng mức bội chi NSNN được QH quyết định hàng năm • Hình thức vay vốn là vay theo chương trình, hỗ trợ ngân sách, rút vốn từng đợt • Vốn vay phải trả gốc, lãi • Theo HĐ vay: việc sử dụng vốn do CPVN quyết định, và hỗ trợ cho thực hiện chương trình SP-RCC • Nguồn vốn lớn: dự kiến vốn JICA: 400 tr. USD trong 3 năm (vốn vay); vốn AFD: 20 tr. EUR (vốn vay); có thể có thêm các nguồn tài trợ khác
Phân tích từng phương án • Phương án 1: Toàn bộ vốn ODA được duy trì tại 1 TK riêng để bố trí cho danh mục dự án do BTNMT xây dựng và TTCP phê duyệt • Ưu điểm: • Thể hiện được ưu tiên cao của CP đối với lĩnh vực ứng phó với BĐKH • Dễ huy động vốn từ các nhà tài trợ • Dễ theo dõi, báo cáo vì quản lý theo mô hình dự án ODA
Phương án 1 (tiếp) • Nhược điểm: • Không gắn kết với nguồn khác của Chính phủ, không theo các nguyên tắc quản lý nguồn vốn NSNN vì: • Vốn nước ngoài có sẵn tại TK, không nhất thiết qua quy trình lập dự toán NS mới được bố trí → đối với Bộ chủ quản/ CQĐP gần như nguồn vốn ngoài dự toán của Bộ/địa phương → không được sự giám sát chặt chẽ của các Bộ/ địa phương; mặt khác lại không có sự giám sát của nhà tài trợ → khó hiệu quả • Đi ngược với nguyên tắc hỗ trợ theo chương trình/budget support là sử dụng hệ thống của CP trong phân bổ, quản lý, sử dụng • NSNN không sử dụng được vốn nhàn rỗi trong khi chờ dự án triển khai, có khối lượng, vốn vay phải trả lãi; tăng chi phí • Tăng đột ngột mức bội chi NSNN hoặc buộc phải giảm mạnh chi cho các lĩnh vực khác/ảnh hưởng đến định hướng PTKTXH
Phương án 2 • Toàn bộ vốn ODA bố trí cho danh mục riêng do TTCP quyết định, nhưng không để tại TK riêng mà hoà vào NSNN để bố trí dần theo các năm • Ưu điểm: • Thể hiện ưu tiên cao của CP • Dễ huy động vốn từ nhà tài trợ
PA 2 (tiếp) • Nhược điểm: • Khó quản lý, theo dõi (dự án nào đã được bố trí, dự án nào chưa, thừa/thiếu…) để tiếp tục bố trí vốn hàng năm→ cần có một cơ quan chủ quản theo dõi thường xuyên mức vốn đã bố trí, số đã sử dụng của từng dự án: Bộ nào sẽ đảm đương trách nhiệm này? • Trách nhiệm của Bộ/địa phương không cao vì một Bộ khác giám sát chung → thiếu tính ownership của cơ quan chủ quản, chồng chéo vai trò quản lý • Giảm hiệu quả điều hành NSNN vì vốn hỗ trợ NS bị bó hẹp trong một danh mục cứng; chi cho lứng phó BĐKH tăng đột ngột, chi khác giảm đột ngột (vì mức bội chi bị khống chế) → mất cân đối trong chính sách tài khoá • Khó thu thập thông tin, báo cáo để báo cáo CP và nhà tài trợ
Phương án 3 • Ưu điểm: • Ưu tiên bố trí vốn cho ứng phó với BĐKH • Thay đổi cơ cấu chi NSNN có mục tiêu, có lộ trình, phù hợp với khả năng quản lý của CP/các cơ quan CP • Đáp ứng các nguyên tắc quản lý NSNN: mức bội chi chung được QH quyết định, các dự án của Bộ/địa phương do Bộ/địa phương quyết định trên cơ sở ưu tiên cho UPBĐKH; tăng tính ownership và tăng trách nhiệm trong sử dụng vốn • Sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả không chỉ cho ứng phó với BĐKH mà cho các mục tiêu phát triển chung; Phát triển ngành/lĩnh vực gắn với phát triển bền vững và đóng góp vào UPBĐKH • Phù hợp phương thức tài trợ chương trình/budget support
PA 3 (tiếp) • Nhược điểm: • Chỉ báo cáo được tổng mức bố trí hàng năm (chi ĐT, chi TX) khi BTNMT xác định được các nhiệm vụ cụ thể về ƯPBĐKH; • Khó tổng hợp, báo cáo số sử dụng (lĩnh vực UPBĐKH rộng, đan xen, vốn được bố trí qua các Bộ/địa phương)
Đề xuất chọn PA 3: Quy trình cụ thể • BTNMT xây dựng tiêu chí/nhiệm vụ ưu tiên và hướng dẫn các Bộ lập dự án/đề án • Các Bộ/ĐP lập dự án/đề án (có thể XD Đề cương dự án), gửi cơ quan TNMT đồng cấp và BTNMT có ý kiến • Trên cơ sở ý kiến cơ quan TNMT đồng cấp và BTNMT, Bộ/ĐP lập danh mục dự án của Bộ/ĐP để chuẩn bị bố trí vốn hàng năm, với thứ tự ưu tiên rõ ràng • Các Bộ/ĐP thảo luận với cq KHĐT, TC đồng cấp để bố trí vốn theo các kênh vốn ĐT, vốn SN, ưu tiên cho các dự án/đề án trong danh mục theo khả năng cân đối vốn NSNN hàng năm • BKHĐT, BTC khi phân bổ dự toán chi NSNN hàng năm ưu tiên bố trí vốn thực hiện các dự án/đề án lquan đến ƯPBĐKH
Đề xuất chọn PA 3: Quy trình cụ thể (tiếp) • Hàng năm, BKH, BTC trình CP tổng hợp vào dự toán NSNN hàng năm mức vốn nước ngoài dự kiến bố trí cho SP-RCC (sau khi bố trí đủ cho NTP-RCC) • Trong khuôn khổ tổng mức vốn nước ngoài, các cơ quan KH, TC thảo luận với các Bộ/ĐP để bố trí cho Bộ/ĐP, có tính đến danh mục dự án/đề án ưu tiên của Bộ/ĐP • Trước thời điểm lập dự toán, các Bộ/ĐP báo cáo hàng năm tình hình sử dụng vốn theo danh mục, gửi BTNMT, BKH, BTC
Các công việc khác liên quan đến cơ chế tài chính • BTNMT nên xem xét trình TTCP điều chỉnh quy mô chương trình NTP-RCC • BTC xin ý kiến các cơ quan về cơ chế tài chính để trình TTCP; • Triển khai thực hiện theo QĐ của TTCP; đúc rút kinh nghiệm • Tiếp tục phối hợp nghiên cứu cơ chế tài chính cho ứng phó với BĐKH, học tập, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về XD cơ chế tài chính