E N D
Đi Cruise Đến Alaska (Phần 2) Kính thưa quí bạn, tôi xin mượn cái slide show nầy tường trình cùng chư bằng hữu chuyến du ngoạn Alaska của tôi trong tháng 9-2008, mong mang đến qúi bằng hữu không có dịp đặt chân tới xứ nầy một ít hình ảnh, và cũng mong giúp cho qúi bạn sắp đi Alaska khỏi tốn công tìm tòi tài liệu. Trong phần 2 nầy tôi chú trong đến những sinh hoạt vui chơi trên tàu. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng cuộc du lịch bắt đầu khi đã đến một nơi nào đó. Nếu đi du lịch bằng “du thuyền” (cruise ship) thì nó bắt đầu ngay từ khi mua vé, hay ít ra từ khi chúng ta đến bến tàu và chuyện đến nơi nào đó hình như không quan trọng lắm. Thường thì chúng ta thưởng thức chuyến du lịch ngay trên tàu. Sau khi đi du lịch một số nơi trên đường bộ hay đường biển, tôi có cái nhận xét rằng ở bất cứ địa phương nào, dù cho không đáng một xu đi nữa, các công ty du lịch vẫn “tìm cho được” cái gì đó để lấy cớ mang du khách tới. Và hình như chuyện các công ty du lịch đem “bán khách” của mình cho các tiệm buôn, cho casino, cho quán ăn…rất phổ thông. Họ thường đưa du khách đến những nơi ế ẩm, những nơi bán giá cắt cổ, những quán ăn tồi tệ… bỏ du khách xuống đó một vài tiếng đồng hồ. Trong phần 2 nầy tôi sẽ trả lời email các bạn hỏi cách mua vé sao cho rẻ. Tôi mua vé đi cruide Alaska $500 một người đi 7 đêm, phòng inside. Phần 3, nếu có, sẽ nói về chuyện làm sao tiết kiệm được tiền không bị đập đổ và nói về cái “ngu” của tôi, bị gạt tại Victoria. Dĩ nhiên cả ba đều kèm hình ảnh “đường xa xứ lạ”. Các bạn nên hiểu rằng chúng ta quá bé nhỏ so với thế giới, do đó có khi có bạn không bao giờ có dịp đi cruise. Cũng như vậy những nơi các bạn đã đặt chân tới thì nhiều bạn khác và tôi có lẽ không có dịp đến viếng qua. Nhấn space bar để sang trang. Huỳnh Chiếu Đẳng 18-Sep-2008
Chuyện ăn uống đề cập nơi đây e “kỳ cục” nhưng vì là một trong những phần chánh yếu, do vậy có lẽ không nên bỏ qua. Khi mua vé thì câu người ta thường hỏi là bạn ăn tối xuất nào: first sitting hay second sitting. Tức là muốn ăn tối vào lúc nào. Trên mỗi tàu chỉ có chừng hai hay ba cái restaurant, mà du khách trên tàu có tới vài ngàn người nên phải chia ra làm hai giờ ăn dinner khác nhau. Thông thường first sitting vào lúc 5:45 p.m. trên Alaska cruises và 6 p.m. trên Caribbean cruises. Secondsitting vào lúc 8 p.m. trên Alaska cruises. Bàn ăn tối (dinner) trên tàu
Thưa các bạn, nhiều người sợ đi cruise, một trong những lý do là sợ lên cân vì đồ ăn quá nhiều “món ngon” nhịn ăn không được. Tôi biết trong số các bạn có người đã đi cruise nhiều lần, chụp hình khá nhiều, nhưng lại tiếc lời không bày lại cho kẻ đi sau. Tôi bị rầy vì tính có sao nói ngay bong ra vậy, chuyện ăn uống nhỏ nhặt mà cũng đem nói nơi công cộng. Bạn nói sao? Ai dám rầy HCĐ? Vậy mà cũng hỏi, bạn có vợ chưa? Thịt “ham” Cá salmon hun khói
Bánh ngọt Bánh ngọt Chocola Trái cây Bánh ngọt
Chocola Ly tách làm bằng chocola trắng Bánh ngọt
Bánh trái và hàng trăm thức ăn nước uống, trà, cà phê, trái cây… luôn luôn có sẳn ở buffet, muốn ăn lúc nào cũng có 24/24 ngặt ở chỗ là ăn bao nhiêu cũng được khỏi trả tiền.
Món nầy không có trong buffet, chỉ có trong restaurant ăn dinner, cũng khỏi trả tiền. Người bồi bàn có lẽ biết ý người Á châu nên sau khi thấy ăn xong mới chạy lại hỏi: “One more?” Nếu các bạn thích thì cứ gọi thêm. Khi đi qua ngang một bàn người Á châu, tôi thấy có chừng 10 người mà giữa bàn có hai cái dĩa bàn lớn chất đầy đuôi tôm hùm. Tôi đoán là ngoài phần mỗi người một dĩa như trong hình, họ kêu “thiếm xực” thêm. Có một điều tôi thắc mắc là những vị mua vé cruise khoảng ngàn rưởi đô (phòng suite) thì ăn uống ra sao? Thì ra thực đơn của họ cũng y chang với thực đơn của tôi không khác chút nào. Ngoài ra thực đơn ở buffet ăn tối cũng từa tựa với thực đơn trên restaurant, trừ vài món đặt biệt. Bạn muốn vào restaurant hay lên buffet ăn dinner tuỳ thích. Đuôi tôm hùm
Yaourt (=yoghurt = yoghourt) đủ loại. Fromage cũng có mươi loại khác nhau. Cá xông khói Thịt “ham” Rau và nhiều loại cá chẳng biết gọi là món gì. Cá xông khói chín
Món mặn còn nhiều, nhưng trình bày bánh trái trông đẹp hơn. Đây là những mâm bánh trái đủ loại. Xem ra trên tàu ai cũng ngán bánh ngọt, nên ít ăn và ăn ít. Những tấm ảnh bánh trái nầy thường chụp với đèn flash, vì tàu quá lớn, ánh sáng trời không đủ. Khuyết điểm khi chụp flash là vật ở gần quá sáng, vật ở xa lại tối. Muốn cho ảnh sáng đều và đẹp, các bạn nên để digital camera trên chân máy hay trên vật chắc chắn, tắt flash, set máy automatic. Những tấm ảnh nầy được chụp với đèn flash, vì chỗ đông người không đứng lâu được. Tôi chỉ nhắn với các bạn i-tờ về chụp ảnh thôi nghe, dân amateur chớ cười. Ly nước nầy của khách đang lấy bánh bỏ vào, làm mất duyên của đầu bếp.
Trà gói đủ loại Cà phê không cafein Cà phê Nước nóng Trà đá Bánh mì Tất cả các thứ nầy và đồ ăn mặn ngọt trái cây có thường trực gần như 24/24. Ăn uống khỏi trả tiền, ăn bao nhiêu cũng được.
Thưa các bạn chuyện ăn tới đây chắc ai cũng ngán như bánh ngọt. Có người sợ đi cruise về lên cân, tuy nhiên nếu chúng ta chọn kỹ thức ăn thì không đến nổi nào. Tôi đi cruise nhiều chuyến rồi, về không thấy lên cân, có lẽ do tàu quá lớn, đi với nhiều bằng hữu, đi kiếm hết người nầy tới người nọ đâm ra mỗi ngày đi cả mươi cây số nên tiêu hết calorie ăn vào chăng. Chuyến Alaska nầy tôi chỉ đi với gia đình. Ngày nay tàu cruise và cả các quán ăn Mỹ tại đây đều có thực đơn cho người ăn chay mỗi ngày. Ngay như người cử đường thì cũng có kem và bánh “sugar free”. Ngày thứ sáu có nhiều cá hơn bình thường. Ngoài ra mỗi ngày còn có thức ăn đặc biệt của các quốc gia khác. Thông thường trên tàu cruise khởi hành từ Nam California, tôi thấy người ta hay cho tiền tip cho người hầu bàn hay cho những nhân viên trên tàu. Trong chuyến đi Alaska nầy tôi để ý thấy không ai cho tiền tip cả, khách trên tàu đa số là người Mỹ già và dân ngoại quốc. Trên chiếc Golden Princess nầy, mỗi ngày mỗi người được tính thêm $10,5 tiền tip. Trên chiếc Monarch Of The Seas, người ta tính $9,75 cho một phòng một ngày, không tính theo người, rẻ hơn nhiều. Có lẻ vì vậy thiên hạ không cho tip chăng. Chiếc Golden Princess được sắp đến 4 sao rưởi, năm sao tối đa. Chiếc Amsterdam cũng đi Alaska được xếp có 3 sao rưởi. Bây giờ sang qua chuyện ở. Trên tàu có nhiều loại cabin, diện tích và vị trí khác nhau, giá cả khác nhau. Thí dụ đây là giá chuyến tôi đã đi (giá trong tương lai). Chuyến đi rồi tôi mua cabin inside $500. Đây là giá cả bình thường cho một người, chưa sale, tôi không mua giá nầy đâu.
Tàu nào mướn nhân viên ở vùng Đông Âu, Phi Luật Tân, Nam Phi… thì cách làm việc trên tàu rất chu tất. Còn chiếc nào mướn nhân viên là người Mỹ, vừa trả lương cao làm việc không bằng, có lẽ vì vậy mà các chiếc Holland America Line bị chấm có 3 sao rưởi chăng. Giường Đây là hình hai phòng cabin loại inside (rẻ hơn hết). Thấy vậy chớ nó nhỏ chừng 160 sq ft. Thường ngủ được hai người, nhưng mỗi cabin loại inside nầy vẫn có thêm hai giường nữa. Mỗi cabin ngủ được 4 người, có TV, có nhà tắm đầy đủ. Giường Do đó nếu các bạn đi ba người cũng vẫn có thể ở chung một phòng. Mỗi ngày người ta làm phòng hai lần, so với khách sạn trên bộ chỉ dọn dẹp một lần. Hình trên lấy của thiên hạ nên không rõ. Nếu các bạn có tiền thì mua ocean view, nhìn sơ sơ ra biển, phòng balcony hay suite thì có cửa mở ra “balcon” có bàn ghế ngồi nhìn ra biển. Thường tôi chỉ về phòng nằm ngủ nên mua inside (không cửa sổ), trên tàu chỗ chơi rộng thêng thang, nên đâu vào phòng làm chi. Có bạn cho rằng mua vé cabin inside ngộp chết, thưa không đâu, chiếc tàu bạc tỉ lẽ nào design “ẹ” như vậy. Mỗi phòng đều có máy điều hoà không khí riêng và thông ra ngoài, không khí không tù túng đâu.
Trong mỗi phòng có máy xấy tóc, tủ lạnh. Trong tàu có máy giặt quần áo, khách tự bỏ xu vào máy tự lo lấy. Cũng có thể đưa cho nhân viên trên tàu giặt cho. Như vậy có thể đem theo quần áo ít ít thôi. Giá biểu nơi đây Trong mỗi phòng còn có cái nầy đây, safety box. Các bạn bỏ tiền hay hột xoàn vào đây khoá lại cho chắc ăn, xài khỏi trả tiền. Khi vào phòng cửa hộp nầy mở, các bạn bấm vào 4 số tự mình đặt ra (PIN). Bỏ giấy tờ tiền bạc vào, đóng cửa lại. Muốn mở ra thì phải bấm vào bốn số PIN trên. Trên tàu không bao giờ nhận tiền mặt, trừ khi cho tip, mua sắm bằng “chìa khoá phòng cabin”. Xin lổi các bạn tôi đã đi vào nhiều chi tiết có khi vô ích cho người không cần. Tuy nhiên có khi các bạn đã đi du lịch bằng tàu nhiều lần sơ ý không biết những chuyện nho nhỏ nầy. Thôi thì bây giờ mời các bạn tiếp tục ngắm cảnh đường xa. Các bạn đọc hơi nhiều rồi, chuyện mua vé sẽ nói sau, trang kế là vài hình ảnh du lịch khác.
Đây là một thành phố khá nhỏ, gần như hình nầy bao gồm hơn nửa phố xá rồi Thành phố Ketchikan của Alaska nhìn từ trên tàu.
Một số tiệm buôn được xây trên “con suối” như thế nầy. Dưới nước cá hồi lội đặt như rộng trong chậu.
Cá hồi từ ngoài biển trở về đây đẻ trứng rồi chết tại đây. Cá con nở ra đi ngao du một vòng “thế giới” biển. Khi chúng trưởng thành cũng mò về đây đẻ trứng rồi chết. Nhiều vùng ở Alaska có hiện tượng y như nơi đây. Cái hay là chúng ra đi từ lúc bé con, khi già lại biết đường trở về đúng nơi sinh quán.
Có bao giờ các bạn thấy chó đi xin tiền chưa? Đây là con chó ăn xin tại Ketchikan city. Giấy đô la.
Cái totem nầy bán $1295. Các bạn mua không? Những totem khác cũng ghi giá phỏng tay luôn. Cái nào dưới đây cũng ba bốn trăm đô. Tại Ketchikan city.
Tuy Alaska là vùng lạnh, nhưng vào tháng 9 hoa cỏ vẫn rực rở như thế nầy. Có lẽ vì là vùng mưa nhiều hơn nắng, thiếu ánh mặt trời nên cây cỏ có màu rất xanh tươi.
Mây bay thấp lưng chừng núi Hình chụp phía sau đuôi tàu. Vùng nầy núi non trùng điệp, nước sâu thẳng đứng, không có bải biền như đa số nơi khác. Ngọn núi được dựng y như cây cột. Biển sâu mấy ngàn feet tuy là ở sát núi. Tàu đang đi vào vùng có tên là Tracy Arm, chỉ có nơi đây là có nước đá. Trời lạnh như cắt vì gió quá mạnh.
Tảng băng nầy được thành hình từ nhiều trăm năm trước, màu xanh. Vùng biển Tracy Arm, không may gặp lúc trời mưa nên ảnh trông thê lương quá.
Vùng Tracy Arm có hàng ngàn thác nước rất cao. Nhìn các thác nước nầy rồi nhìn thác nước của Yosemite thấy thật khôi hài.
Trước khi kết thúc phần 2 tôi xin trả lời các bạn về chuyện mua vé. Tôi thường mua qua Internet ở những webpage nầy: http://www.cruisecompete.com http://www.bargaintravelcruises.com/ http://www.expedia.com/ http://www.cruise.com/ Những web page thí dụ trên, thường bán đủ loại vé máy bay, hotel, mướn xe… Vào đó các bạn chọn cruise, tìm nơi khởi hành va nơi đến. Trong đây người ta cũng cho các bạn biết là hãng tàu nào chiếc nào được sắp hạng bao nhiêu sao, y như hotel. Nên mua vé trước vài ba tháng, như vậy các bạn có thể chọn được ngày nó sale giá rẻ. Có người bào mua phút chót cũng rất rẻ. Thật sự tôi chưa thấy chuyện nầy. Bao giớ còn vài ba tuần cho tới vài ba ngày chót trước khi khởi hành tôi thấy tất cả mọi loại vé đều hết trơn. Mỗi webpage cũng có giá khác nhau chút xíu, có lần expedia và cruise.com cách nhau tới $110. Do vậy các bạn nên check hết. Vì ngày mua cách xa ngày đi nên có thể các bạn mua thêm insurance, đi không được lấy hết tiền lại. Nên nhớ giá ghi đây chỉ là căn bản chưa tính thuế, chưa tính tiền cập biến, chưa tính tiền nhiên liêu gia tăng, chưa tính tiền tip. Tiền típ “bắt buộc”, trung bình $10/1 khách/1 ngày, cũng có khí $10/1 cabin /1 ngày. Nhưng có tàu không bắt buộc, tiêu chuẩn là như vậy, nhưng không cho cũng được. Thỉnh thoảng gặp người lau dọn tàu, nhân viên không tiếp xúc với khách, các bạn biếu họ $1 khơi khơi họ mừng lắm, đâu có ai cho họ tip đâu. Cho $1 ít chăng? Những người nầy ở những quốc gia đang phát triển một đô cũng lớn, hơn nữa trên tàu có nhiều người dọn dẹp. Thấy họ làm việc liền tay suốt ngày đêm, còn chúng ta đi thảnh thơi đi chơi thấy “nó làm sao ấy”. HCĐ Còn nhiều bài về du lịch và nhiếp ảnh trong Quán Ven Đường, xin xem tiếp ...hồi sau.