660 likes | 1.14k Views
Ch ươn g: L Ã I SU ẤT. Kết cấu ch ương. I. Khái niệm lãi suất II. Phân loại lãi suất III. Các ph ương pháp đo lường lãi suất IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất V. Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất VI. Chính sách lãi suất ở Việt Nam. I. Khái niệm lãi suất. Định nghĩa
E N D
Kết cấu chương • I. Khái niệm lãi suất • II. Phân loại lãi suất • III. Các phương pháp đo lường lãi suất • IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất • V. Cấu trúc rủi ro và cấu trúc kỳ hạn của lãi suất • VI. Chính sách lãi suất ở Việt Nam Tài chính tiền tệ- Chương 5
I. Khái niệm lãi suất • Định nghĩa • Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay để có quyền sử dụng vốn vay • 2. Công thức • Lãi suất = Tiền lãi / Tiền gốc • Tiền lãi (interest payment)là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay với tư cách là chi phí sử dụng vốn vay • Tiền gốc (principal) là số tiền người đi vay được sử dụng theo hợp đồng tín dụng
II. Phân loại lãi suất • Các tiêu chí phân loại: • Theo thời hạn • Theo thu nhập thực tế của người cho vay • Theo tính linh hoạt của lãi suất • Theo nội dung hoạt động của ngân hàng • Theo quản lý Nhà nước
1. Theo thời hạn • a. Lãi suất không kỳ hạn: lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng không quy định thời gian đáo hạn • b. Lãi suất ngắn hạn: lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng từ 1 năm trở xuống • c. Lãi suất trung và dài hạn: lãi suất áp dụng cho hợp đồng tín dụng trung và dài hạn
2. Theo thu nhập thực tế của người cho vay • a. Lãi suất danh nghĩa (nominal interest rate – NIR) • Là mức lãi suất được quy định trong hợp đồng tín dụng và cố định suốt toàn bộ thời gian hợp đồng • b. Lãi suất thực (real interest rate – RIR) • Là mức lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát • RIR = NIR - tỷ lệ lạm phát • ?Khi lạm phát cao, người gửi tiền tiết kiệm hay người vay tiền được lợi
3. Theo tính linh hoạt của lãi suất • a. Lãi suất cố định (fixed rate) • Là mức lãi suất được quy định chính xác trong suốt thời gian của hợp đồng tín dụng • VD: khung lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cố định của ngân hàng • b. Lãi suất thả nổi (floating rate) • Là mức lãi suất của hợp đồng tín dụng được neo vào một lãi suất không cố định trên thị trường • VD: quy định lãi suất hợp đồng tín dụng mỗi 6 thánglà LS LIBOR 6 tháng cùng kỳ cộng 5bps
4. Theo nội dung hoạt động của ngân hàng • Lãi suất nhận gửi: lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng • Lãi suất cho vay: lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng (là người cho vay) • Lãi suất chiết khấu: lãi suất ngân hàng cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng • Lãi suất liên ngân hàng: lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng
5. Theo quản lý Nhà nước • Lãi suất trần/ sàn • Lãi suất cơ bản • Lãi suất tái chiết khấu/ tái cấp vốn
III. Cácphươngphápđolườnglãisuất • Giá trị thời gian của tiền tệ • Giá trị tương lai và các phương pháp tính lãi • Giá trị hiện tại và kỹ thuật chiết khấu • Đánh giá dự án dựa trên NPV và IRR • Các vấn đề liên quan tới giá trị thời gian của một số dòng tiền đặc biệt • Phân biệt lãi suất hoàn vốn và tỷ suất lợi tức
1. Giá trị thời gian của tiền tệ • VD: có những lựa chọn sau cho khoản tiền 100 triệu nhàn rỗi: • Gửi tiền tiết kiệm với lãi suất 6%/năm • Cho đối tác vay với thời hạn 5 năm, lãi mỗi năm là 6 triệu, tiền gốc được hoàn trả sau 5 năm • Đầu tư dự án kinh doanh. Dự tính năm thứ 3 thu được 35 triệu, năm 4 được 45 triệu và năm 5 được 50 triệu
Giá trị thời gian của tiền tệ • - Với cùng một lượng tiền nhận được, giá trị của nó sẽ không giống nhau nếu ở vào những thời điểm khác nhau • - Số tiền có trong tay ngày hôm nay luôn có giá trị lớn hơn một số tiền tương tự nhưng dự tính nhận được trong tương lai
2. Giá trị tương lai (Future Value) và các phương pháp tính lãi • Giá trị tương lai (FV) là giá trị mà một khoản đầu tư sẽ đạt đến sau một thời gian nhất định với một mức lãi suất nhất định • Giá trị tương lai tại thời điểm tn là giá trị của một khoản đầu tư được tính thực sự tại thời điểm đó
Giá trị tương lai và các phương pháp tính lãi • Phương pháp tính lãi đơn • Khoản vay đơn (simple interest): tiền lãi của mỗi kỳ luôn được tính trên số vốn ban đầu • PV là số tiền gốc ban đầu, i là lãi suất • I là tiền lãi mỗi kỳ: I = I1 = I2 =…=In = PV*i • Số tiền thu được sau n kỳ: • FVn = PV+n*I = PV + n*PV*i • -> FVn = PV*(1+n*i) • VD: Gửi 100$ vào tài khoản kỳ hạn 15 tháng, lãi suất 10%/năm. Tính số tiền nhận khi đến hạn?
Giá trị tương lai và các phương pháp tính lãi • b.Phương pháp tính lãi ghép • Tiền lãi của kỳ trước được cộng vào tiền gốc để làm căn cứ tính tiền lãi của kỳ sau • PV: tiền gốc, i: lãi suất, FV: số tiền nhận được sau mỗi kỳ • FV1 = PV + PV*i = PV (1+i) • FV2 = PV(1+i) + PV(1+i)*i = PV(1+i)(1+i) = PV(1+i)2 • -> FVn = PV(1+i)n
Ví dụ • Giả sử vay 100 triệu với lãi suất là 10%/năm. Số tiền phải trả sau 2 năm là bao nhiêu? • * Nếu áp dụng lãi đơn: • FV2 = PV(1+2*i) = 100 (1+2*10%) = 120tr • * Nếu áp dụng lãi ghép: • FV1 = 100(1+10%) = 110tr -> khoản vay đơn • FV2 = 110(1+10%) = 121tr • = 100(1+10%)(1+10%) • 121 = 100 + 10 + 10 + 1 Gốc Lãi đơn Lãi ghép
Ví dụ • Anh A vay anh B số tiền là 60 triệu trong 5 năm. Tính số tiền anh A phải trả anh B trong cả 2 trường hợp tính lãi theo phương pháp lãi đơn và phương pháp lãi ghép. Lãi suất quy định là 8%/năm
Quy tắc 72 • Số năm cần thiết để một khoản đầu tư tăng gấp đôi giá trị sẽ xấp xỉ bằng 72/r, với r là lãi suất tính theo %/năm • VD: Gửi 100 triệu vào ngân hàng với lãi suất 9%/năm. Sau bao nhiêu năm số tiền này tăng gấp đôi?
Tần suất ghép lãi • - APR: lãi suất được công bố theo năm với tần suất ghép lãi nhất định • - EAR: lãi suất hiệu quả năm (là lãi suất tương đương với lãi suất APR nhưng chỉ ghép lãi 1 lần 1 năm) • EAR = (1+APR/m)m -1 • VD: Tính lãi suất hiệu quả năm của 1 hợp đồng tín dụng thời hạn 1 năm, lãi suất 12%/năm, lãi tính 3 tháng/lần và được nhập gốc • + Ghép lãi liên tục: EAR = eAPR - 1
Tần suất ghép lãi • VD: EAR của khoản vay với lãi suất APR là 6%/năm • Tần suất ghép lãi Công thức EAR • Hàng năm (1 + 0.060)1 – 1 6.00% • Nửa năm một (1 + 0.030)2 – 1 6.09% • Hàng quý (1 + 0.015)4 – 1 6.136% • Hàng ngày (1 + 0.06/365)365 – 1 6.18313% • Liên tục e0.06 – 1 6.18365% • VD: Bạn chọn vay từ ngân hàng nào: • NH A: APR = 12%, ghép lãi 6 tháng/lần • NH B: APR = 11.9%, ghép lãi 1 tháng/lần • NH C: APR = 12.5%, ghép lãi 1 năm/lần
3. Giá trị hiện tại và kỹ thuật chiết khấu • Giá trị hiện tại là giá trị của một dòng tiền vào hiện tại • Tính giá trị hiện tại bằng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền nhằm chuyển giá trị tương lai thành giá trị hiện tại, lãi suất dùng trong tính giá trị hiện tại là lãi suất chiết khấu • PV = FVn / (1+i)^n • ? Nếu số kỳ ghép lãi tăng lên, giá trị hiện tại sẽ thay đổi như thế nào với cùng một giá trị tương lai
Giá trị hiện tại và kỹ thuật chiết khấu • Tính giá trị hiện tại của một khoản tiền $100 sẽ nhận được trong 3.5 năm với lãi suất 7%/ năm? Giả định lãi ghép 6 tháng một lần. • Một dự án có các dòng tiền thu về như sau: 25 triệu năm thứ nhất, 45 triệu năm thứ hai, 60 triệu năm thứ ba. Tính tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền này? Lãi suất là 10%/năm Tài chính tiền tệ- Chương 5
4. Đánh giá dự án dựa trên NPV và IRR • a. Đánh giá dự án dựa trên giá trị hiện tại ròng NPV • b. Đánh giá dự án dựa trên tỷ suất hoàn vốn nội bộ/lãi suất hoàn vốn (IRR)
a. Đánh giá dự án dựa trên NPV • NPV = PV(dòng tiền thu về) – PV (dòng tiền chi ra) • NPV < 0 -> Dự án không sinh lợi -> không chấp nhận dự án • NPV > 0 -> Dự án sinh lợi -> chấp nhận dự án
b. Đánh giá dự án dựa trên IRR • - IRR là lãi suất chiết khấu làm cho NPV = 0 • - Nếu IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu hiện tại của dự án -> dự án có lãi -> thực hiện dự án
5. Các vấn đề liên quan tới giá trị thời gian của một số dòng tiền đặc biệt • Trái phiếu chiết khấu (trái phiếu zero coupon) • Niên kim • Niên kim vĩnh viễn • Niên kim vĩnh viễn tăng trưởng
a. Giá trị hiện tại của Trái phiếu chiết khấu (trái phiếu zero-coupon) • - Cần tính được PV, là số tiền phải bỏ ra ban đầu để có được trái phiếu: • PV = FV/(1+i)^n
b. Niên kim (Annuity) • Niên kim cố định là dòng tiền cố định trong một số năm nhất định • Mỗi năm đều nhận được 1 khoản tiền là A trong n năm, tính PV phải bỏ ra ban đầu • PV = A/(1+i) + A/(1+i)^2 +…+ A/(1+i)^n • -> PV = A ( [1 – 1/ (1+i)^n] / i )
b. Niên kim • Trường hợp khoản vay hoàn trả cố định (trả góp) • Từ số tiền PV nhận được ban đầu, xác định số tiền cố định FV phải trả từng năm (gồm cả gốc và lãi) cho đến hết thời hạn tín dụng • FV(Ann)= PV ( [(1+i)^n - 1] / i )
c. Niên kim vĩnh viễn (perpetuity) • Là một niên kim nhưng kéo dài trong vô hạn • PV = FV / i
d. Niên kim vĩnh viễn tăng trưởng (perpetual growth) • Là niên kim vĩnh viễn, tuy nhiên mỗi năm dòng tiền lại tăng thêm một phần nhỏ • PV = FV1 / (i-g)
6. Phân biệt lãi suất hoàn vốn và tỷ suất lợi tức • Tỷ suất lợi tức phản ánh chính xác mức sinh lời của việc đầu tư khi nhà đầu tư bán công cụ nợ trước khi nó đáo hạn • Tỷ suất lợi tức = Lãi suất + Lãi vốn (Lỗ vốn) • VD: Trái phiếu mệnh giá 1000$, thời hạn là 5 năm, lãi coupon là 12%/năm. Giả sử sau 2 năm, nhà đầu tư bán trái phiếu này với giá 1150$. Tính tỷ suất lợi tức? • -> Mỗi năm nắm giữ trái phiếu, nhà đầu tư được hưởng lãi coupon là 120$
Lãi suất hoàn vốn và tỷ suất lợi tức • a. Tính tỷ suất lợi tức có xét đến giá trị thời gian của tiền • 120/(1+i) + 120/(1+i)^2 + 1150/(1+i)^2 = 1000 • -> i = 18,85% • b. Tính tỷ suất lợi tức bỏ qua giá trị thời gian của tiền • RET = tiền lãi/giá mua + (giá bán – giá mua)/giá mua • RET2năm = 1000*12%*2năm/1000 + (1150-1000)/1000 = 39% • -> RET1năm = 19,5% • c. Nếu nhà đầu tư giữ đến khi đáo hạn: tính IRR • 1000 = 120/(1+IRR) + 120/(1+IRR)^2 +…+ (120+1000)/(1+IRR)^5 • -> IRR = 12%
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất • Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn cung vốn tín dụng • Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu vốn vay
V. Cấutrúcrủirovàcấutrúckỳhạncủalãisuất • Cấu trúc rủi ro của lãi suất • - Giải thích sự chênh lệch lãi suất của các loại chứng khoán có kỳ hạn giống nhau. • Rủi ro càng cao -> lãi suất càng cao • Các loại rủi ro: • + Rủi ro vỡ nợ • + Rủi ro tính lỏng • + Chi phí thông tin • + Thuế thu nhập • - Mức bù rủi ro
2. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất • Mô tả mối quan hệ giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn: • Lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn • Lãi suất dài hạn có xu hướng bằng trung bình các lãi suất ngắn hạn trong suốt thời kỳ đó
Các lý thuyết giải thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất • Lý thuyết kỳ vọng • Lý thuyết thị trường phân mảnh • Lý thuyết môi trường ưu tiên
Lý thuyết kỳ vọng Tài chính tiền tệ- Chương 5
Lý thuyết kỳ vọng Tài chính tiền tệ- Chương 5
VI. Chính sách lãi suất ở Việt Nam • Tháng 10/1990 • Tháng 6/1992 • Năm 1996 • Tháng 6/1997 • Tháng 8/2000 • Tháng 6/2002 • Tháng 5/2008
Câu hỏi 1 • Lãisuấttíndụngphụthuộcvàonhữngyếutốnàosau: • Rủirocủakhoảnvay • Thờihạnchovay • Cáchtínhlãi • Cả a, b và c Tài chính tiền tệ- Chương 5