1 / 26

CÁC HÌNH THỨC LIÊN HỆ CỬ TRI

CÁC HÌNH THỨC LIÊN HỆ CỬ TRI. Ông Nguyễn văn Mễ, nguyên Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH Thừa Thiên – Huế khoá 11 Tháng 4/2010. Nội dung trình bày. I- Đặt vấn đề II- Các hình thức liên hệ cử tri III- Lựa chọn hình thức LHCT IV- Kết luận. I- Đặt vấn đề.

gerodi
Download Presentation

CÁC HÌNH THỨC LIÊN HỆ CỬ TRI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CÁC HÌNH THỨC LIÊN HỆ CỬ TRI Ông Nguyễn văn Mễ, nguyên Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH Thừa Thiên – Huế khoá 11 Tháng 4/2010

  2. Nội dung trình bày I- Đặt vấn đề II- Các hình thức liên hệ cử tri III- Lựa chọn hình thức LHCT IV- Kết luận

  3. I- Đặt vấn đề • Mọi hình thức thích hợp đều có thể sử dụng để tăng cường các mối quan hệ hai chiều với các tầng lớp nhân dân phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ lập pháp, GS và QĐ; • Mỗi hình thức LHCT có những đặc điểm riêng; được sử dụng phù hợp với mục tiêu của cơ quan và ĐBDC; phù hợp với đối tượng, thích ứng với hoàn cảnh cụ thể; • Cơ quan và ĐBDC thường lồng ghép nhiều hình thức LHCT có tính bổ sung cho nhau nhằm đạt kết quả cao nhất; • Đổi mới nội dung và hình thức LHCT có tính quyết định nhằm tăng cường quan hệ giữa CQ với ND.

  4. II- Các hình thức liên hệ cử tri A- Một số hình thức LHCT được áp dụng phổ biến theo luật định: 1- Tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp: 1.1- Theo quy định: • TXCT ở nơi mình ứng cử 2 lần/1 kỳ họp. Lần trước kỳ họp để thông báo chương trình, các nội dung trọng tâm kỳ họp, LYK nhân dân và nắm bắt những v/đ bức xúc. Lần sau kỳ họp để phổ biến nội dung các NQ,QĐ (mỗi đợt thường kéo dài 5-7 ngày và có từ 4-8 đợt TXCT/năm); • Thành phần tham dự: đại diện cử tri trong một xóm, một thôn, bản; một xã hoặc một cụm xã; • Trình tự: Khai mac; thuyết trình của ĐB; cử tri góp YK; cơ quan thẩm quyền giải trình; ĐB tiếp thu; bế mạc. MTTQ và VP cơ quan DC theo dõi, tổng hợp để b/c trước hoặc sau kỳ họp. • Tổ chức: MTTQ phối hợp với cơ quan DC và chính quyền sở tại

  5. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 1.2- Được và chưa được • Những nơi làm tốt: thông báo sớm; mở rộng thành phần tham dự; địa điểm TX thuận lợi và phù hợp với; phân công ĐB để đến được nhiều điểm; lồng ghép TXCT hai cấp; tiếp xúc CT trước và sau kỳ họp ở cùng địa điểm; thực hiện nói ít, nghe nghiều và phản hồi kịp thời; mời đại diện của CQ các cấp để giải trình trực tiếp. Sau đó, cần đeo bám, theo dõi giải quyết các kiến nghị. • Những nơi làm chưa tốt: người tham dự quá ít; không đúng thành phần; có khi phần lớn là “đại cử tri chuyên trách”; vai trò ĐB thiếu chủ động, một số ĐB ít xuất hiện; nhiều lúc phần thuyết trình trùng lặp, chiếm hết thời gian. 1.3- Hướng đổi mới: - Nên có một số buổi TXCT do cơ quan DC chủ trì hoặc do ĐB chủ động đề xuất; - Phân công hợp lý để tất cả ĐB đều xuất hiện trước công chúng; - Kết hợp LYK cử tri qua việc phát phiếu đánh giá để rút kinh nghiệm bổ khuyết lần sau. - Sau buổi TX nên có b/c của ĐB hoặc tổ ĐB.

  6. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 2- Tiếp dân định kỳ 2.1- Cách làm hiện nay • Đã được thực hiện tương đối có nề nếp; một tháng có 2 lần; lịch tiếp dân và danh tính người chủ trì được thông báo công khai trước mỗi quí hoặc mỗi 6 tháng; • Một số ĐP tiếp dân bất thường khi có yêu cầu đột xuất; • Địa điểm tiếp dân: Tại trụ sở tiếp dân của chính quyền cùng cấp hoặc tại trụ sở một đơn vị trên địa bàn tiếp dân lưu động; • Nội dung: chủ yếu đối thoại trực tiếp để góp phần giải quyết các vụ việc khiếu nai, nghe các kiến nghị về các v/đ bức xúc; • Trình tự: Căn cứ vào thứ tự đăng ký hoặc mức độ cấp bách của v/đ để làm việc với từng người hoặc theo nhóm. Thư ký ghi biên bản để tiếp tục theo dõi giải quyết.

  7. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) • Người chủ trì tiếp dân: Thường là Trưởng, phó đoàn ĐBQH hoặc đại diện TTHĐ hoặc lãnh đạo các Ban HĐND. Có khi hai cơ quan này phối hợp tiếp dân. Cũng có khi cơ quan dân cử cùng tiếp dân với UBND. Thành phần tham dư: Một số Sở, ngành trực thuộc UB;có nơi sắp xếp để ĐBDC cùng cấp ở khu vực bầu cử hoặc đại diện CQĐP cùng dự. 2.2 - Một số nơi làm tốt: - Tăng số buổi tiếp dân nhất là ở những nơi phát sinh” điểm nóng”; - Tổ chức đối thoại trực tiếp theo vụ việc có sự tham dự của các ngành chức năng ( như ở Đà nẵng; Đồng Nai, Tiền Giang.); - Chủ động bố trí người nắm chắc v/đ; - Thu thập thông tin phục vụ GS hoặc ra NQ chuyên đề và đôn đốc 2.3 - Hướng đổi mới: - Tăng tiếp dân tại địa bàn, tạo thuận lợi cho người có nhu cầu; - Tăng hình thức tiếp dân dể tham vấn chính sách; - Phân công các tổ ĐB và từng ĐB luân phiên tiếp dân theo những chủ đề được xác định.

  8. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 3- Hội nghị TXCT theo chuyên đề, theo nhóm đối tượng 3.1- Cách làm • Thành phần chủ yếu là những cử tri liên quan một lĩnh vực nhất định đến nghe CQ hoặc ĐBDC trình bày và góp YK. Khi chỉ có phạm vi một thôn, xóm thì gọi là “họp dân nơi cư trú”; • Nội dung: theo chủ đề hoặc theo đối tượng chịu sự tác động của CS • Trình tự: Có hai phần: a-Phần một: Một ĐBDC trình bày và giải thích ngắn gọn về chủ đề cần LYK. B - Phần hai: Chủ toạ điều hành theo hình thức cuốn chiếu với các nội dung trọng tâm đã xác định. • Biên bản ghi theo trình tự nội dung các v/đ trọng tâm. 3.2. Những nơi làm tốt: - Chủ động đưa vào KH; chuẩn bị chu đáo các mặt; xác định rõ mục tiêu (để làm việc gì?); các nội dung trọng tâm ( hỏi gì? Tìm gì? bộ câu hỏi?).

  9. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) - Những nơi làm chưa tốt: KH sơ sài; không làm rõ MT, nội dung trọng tâm; điều hành không dứt khoát để xảy ra lạc đề; không kiểm soát được thời gian.. - Hướng đổi mới: Chọn chủ đề phù hợp; làm rõ đối tượng mời, nội dung trọng tâm,chuẩn bị tốt bộ câu hỏi;xây dựng kịch bản; phân công rõ ràng ; điều hành cuốn chiếu theo từng nội dung trọng tâm, các loại BB. Bàn chủ toạ ( QH,HĐ) MC,VP Cơ quan DC, nơi Ghi BB Khách Dự CQ Cơ sở Khách Dự. Lễ tân (Lối vào)

  10. II-Các hình thức liên hệ cử tri (tt ) 4- Tiếp nhận, xử lý đơn thư 4.1- Cách làm hiện nay • Là hình thức giao tiếp gián tiếp giữa ĐBDC với cử tri; CQ hoặc ĐBDC nhận, đọc, phân loại,chuyển đơn và theo dõi, đôn đốc giải quyết; • Đặc điểm: Thường trùng lặp, vượt cấp; không tương tác bằng đối thoại nên mất thời gian tìm hiểu thông tin bổ sung. Nội dung có khi lan man. 4.2- Những nơi làm tốt: - Kết hợp xử lý đơn thư và liên hệ trực tiếp để hiểu rõ v/đ; - Xác định đúng địa chỉ giải quyết và kiên trì đeo bám; - Yêu cầu VP hệ thống hoá, có công văn nhắc nhở; - Định kỳ nghe b/c để tiếp tục xử lý; 4.3. Nơi làm không tốt: Chuyển đơn vòng vèo, không đôn đốc; làm nhiệm vụ của “anh bưu tá” 4.4. Hướng đổi mới:a- Quảng bá, mời dân góp ý về CS; b-Mở hòm thưdân nguyện được kiểm tra, xử lý thường xuyên; c- Sử dụng phần mêm để phân loại, theo dõi kết quả; d- Định kỳ kiểm tra, đôn đôc giải quyết.

  11. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 5- Họp dân một khu dân cư 5.1- Yêu cầu • TXCT với một cộng đồng dân cư nhỏ; thường là ở thôn, bản, cụm dân cư, tổ dân phố; đại diện các hộ dân thảo luận về một chủ đề mà cơ quan dân cử đưa ra; • Thời gian và địa điểm: Thường ở HT, NVH thôn hoặc một nhà dân; thường vào ban đêm từ 19 đến 23.30h; ở đô thị có thể vào sáng CN. • Hình thức và yêu cầu tổ chức giống như hình thức TXCT theo chuyên đề; được chủ toạ ( ĐBQH, HĐND) điều hành theo hình thức cuốn chiếu, có biên bản ghi chép theo từng nội dung trọng tâm. 5.2-Nơi làm tốt: truyền thông rộng rãi; thời gian và địa điểm thuận lợi; điều hành theo chương trình và nội qui; tạo không khí thân thiện…Nơi chưa tốt: Không chú ý điều kiện sản xuât, tập quán dân cư; cháy giáo án. 5.3- Hướng đổi mới: Chủ đề phù hợp với đa số cử tri; thông tin sớm nội dung, thời gian, địa điểm; chuẩn bị tốt phần thuyết trình, bộ câu hỏi và kịch bản điều hành; kết hợp phiếu LYK.

  12. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 6- Khảo sát thực địa, đoàn GS, thị sát: 6.1- Yêu cầu • Là hình thức CQ hoặc ĐBDC tổ chức khảo sát, thị sát thực địa hoặc tổ chức đoàn GS nhằm thu thập chứng cứ, cứ liệu, nhân chứng liên quan đến vấn đề được lựa chọn. • Thành phần tham gia: CB chủ chốt các CQDC; ĐBDC; một số ngành chức năng; MT& đoàn thể liên quan; có thể mời đại diện BC. Đối tượng TX, làm viêc; nơi khảo sát...nên xác định trước qua n/c báo cáo của CQ điều hành; nắm tình hình từ Chính quyền sở tại.Các thành viên trong Đoàn phải nắm vững KH; hoạt động truyền thông phải đi trước;làm tốt việc ghi âm, ghi hình; biên bản làm việc. 6.2. Nơi làm tốt: nắm chắc thông tin; phối hợp với CQĐH; giới truyền thông; khảo sát đến đâu, có chứng lý đến đó (khảo sát kênh Ba Bò) 6.3. Hướng đổi mới:Phát huy vai trò tổ ĐB và từng ĐB; huy động chuyên gia sâu; tổ chức gọn nhe, kịp thời; chọn nhân chứng, vật chứng có sức thuyết phục...

  13. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) B- Các hình thức được áp dụng một số nơi hoặc không thường xuyên 7. Toạ đàm, trao đổi với nhóm đối tượng hẹp 7.1.Yêu cầu • Trao đổi như hội thảo trong không khí thân mật và phạm vi hẹp gồm một số đối tượng trực tiếp liên quan đến chính sách (chuyên gia, doanh nghiệp; các sở ngành; người chịu tác động ) để mỗi người phát biểu quan điểm, nghe YK người khác và tham gia thảo luận. Vấn đề được chọn phải rõ ràng,có đặt hàng trước để chuẩn bị chu đáo; • Kết quả cuộc toạ đàm được tập hợp theo các nội dung lớn và bổ sung thông tin một cách toàn diện xét từ nhiều góc độ; 7.2. Lưu ý: qui mô cuộc toạ đàm chỉ 10-15 người để có điều kiện cho từng người phát biểu, thảo luận sâu. 7.3. Hình thức này nên được nhân rộng; giao cho trưởng, phó đoàn/ ban, tổ ĐB hoặc từng ĐB chủ trì; có chuyên viên giúp đôn đốc khâu chuẩn bị và theo dõi, tổng hợp.

  14. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 8- Gặp gỡ các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu: 8.1- Yêu cầu • Giúp ĐB tìm hiểu kỹ một v/đ có chuyên môn sâu thông qua việc trao đổi, làm việc với các chuyên gia, các đơn vị tư vấn, các tổ chức nghiên cứu; • Khá tốn kém nhưng rất hữu ích nhờ bổ sung thêm nhiều kiến thức để bổ sung, hoàn chỉnh có thông tin, tư liệu đã thu thập được; • Thời gian và địa điểm do hai bên thoả thuận nhưng cần làm rõ yêu cầu về nội dung và phương pháp để các bên đối tác chuẩn bị. Đồng thời cần thống nhất cách xử lý YK và phản hồi việc sử dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình hoạch định CS; 8.1. Có nhiều điển hình tốt như các ĐBQH Nguyễn ngọc Trân; Nguyễn Minh Thuyết, Dương Trung Quốc…trong việc LYK chuyên gia; về xây dựng quan hệ cá nhân với lực lượng n/c, với đội ngũ CBKHKT.. 8.3-Hướng đổi mới: Chủ động thiết lập quan hệ làm việc tốt, kể cả quan hệ cá nhân với các cơ quan và nhà nghiên cứu; trong đó từng ĐB cũng có thể làm tốt việc này.

  15. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 9- Tiếp xúc với các cơ quan thông tin đại chúng 9.1- Yêu cầu • Là hình thức tiếp xúc với các cơ quan thông tin ĐC để khai thác thế mạnh của từng đơn vị trong việc tham gia xây dựng CS và làm cầu nối giữa CQ và ĐBDC với cử tri. • Muốn vậy CQ& ĐBDC phải lập KH; xây dựng kịch bản tổ chức các diễn đàn trao đổi CS trên TV; trên sóng phát thanh, truyền thanh; trên báo viết như chương trình: “ Nói và làm” ( của HVTV); “ Tiếng nói cử tri” trên đài Phát thanh TPHCM… Mặt khác, cần chủ động phát hành thông cáo BC; viết tin bài, trả lời phỏng vấn; phản hội thông tin mà BC nêu ra. 9.2. Các điển hình tốt: Xây dựng chuyên mục và từng bước tăng thời lượng; không ngừng nâng chất lượng; tăng cường quan hệ cá nhân với báo giới. 9.3. Hướng đổi mới: Xây dựng các chuyên mục ổn định và có chất lượng; hấp dẫn cử tri trên các phương tiện PTTH; báo chí ĐP.

  16. Hoạt động LHCT qua BC của ĐBHĐ Đặng văn Khoa- TPHCM Với những nghị cụ” cầu xong chưa có đường nối; tôn thủng nhiều chỗ do ô nhiễm kênh Ba Bò”, ĐB Khoa đã giao lưu trực tuyến

  17. II-Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 10- Liên hệ qua các phương tiện liên lac 10.1. Yêu cầu • Liên hệ với cử tri qua trang Web; email; blog cá nhân; cung cấp số điện thoại (CQ, cá nhân, phòng dân nguyện.);FAX; số ĐT nóng; địa chỉ bưu điện... • Lưu ý: Trang web phải có người phụ trách có năng lực, bãn lĩnh; đảm bảo nội dung phong phú, cập nhật; bám sát thực tiễn đời sống KT-XH và hoạt động của CQĐP; của CQ và ĐBDC... Các hình thức liên lạc phải có người theo dõi, tiếp nhận và xử lý. Thông tin từ ĐT nóng phải được tổng hợp, chuyển ngay cho TT (Trong kỳ họp, cử tri không có quyền chất vấn từ bên ngoài nhưng phản hồi kịp thời một số YK đóng góp sẽ tạo hiệu ứng tương tác mạnh). Việc cung cấp địa chỉ liên lạc của ĐBDC có thể xảy ra rủi ro nhưng xử lý được. 10.2. Kinh nghiệm làm tốt: Blog của ĐB Dương Trung Quốc; email của ĐB Nguyễn Lân Dũng; trang web của Đồng Nai; trang hỏi-đáp với ĐBQH… 10.3. Hướng tới: Rút kinh nghiệm mặt tốt, chưa tốt để nhân rộng.

  18. I- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 11- Điều tra Xã hội học: 11.1- Yêu cầu • Thu thập trực tiếp quan điểm, chứng cứ gốc; thông tin định tính và định lượng theo một đề án có tính khoa học cao, giúp đánh giá, LYK toàn diện về CS; • Xác định mục tiêu, yêu cầu, qui mô phù hợp và có tính khả thi; • Một số công việc đòi hỏi chuyên môn sâu cần đặt hàng bên ngoài; việc có thể tự làm cũng phải tập huấn những người tham gia; • CQDC có thể đảm nhiệm toàn bộ trong một số trường hợp nhưng cũng phải mời chuyên gia hổ trợ.Khi đặt hàng, CQDC cũng phải nắm vững hợp đồng, cử người phối hợp, theo dõi; 11.2. Đã làm tốt qua thí điểm ở Lào Cai, Thanh Hoá, Đồng Tháp... 11.3- Hướng tới: Chọn kỹ chủ đề; xác định mẫu phù hợp; chỉ nên 1-2 cuộc/nhiệm kỳ; hợp tác tốt với CQĐH; ngành TK, KH, các trường, viện.

  19. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 12- Phỏng vấn sâu, gặp gỡ cá nhân 12.1- Yêu cầu • Là hình thức đối thoại trực tiếp với đối tượng mà CQ và ĐBDC muốn trao đổi thêm để tìm hiểu sâu YK của họ tại các cuộc gặp trước. • Tôn trọng quan điểm riêng và bí mật cá nhân của người tiếp xúc. Thời gian và địa điểm tiếp xúc cần có sự bàn bạc chu đáo, đảm bảo an toàn và khung cảnh tin cậy. • Cần giải thích kỹ để họ không hiểu lầm người phỏng vấn là CA, cán bộ thuế; • Khi trao đổi không nên bình luận tốt xấu; có cách ghi chép thích hợp khi bị từ chối ghi âm. Khi phải tiếp xúc bên lề HN cũng nên tế nhị tránh xa chỗ đông người và chủ động chọn nơi tách biệt. 12.2. Một số nơi, nhờ phỏng vấn sâu nên đã phát hiện việc thực hiện sai chính sách của CB các ngành và ĐP. 12.3. Nên tăng cường TX với những người am hiểu sâu tình hình. Không bao giờ từ chối y/c gặp riêng của những người có ảnh hưởng lớn trong XH.

  20. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) C- Những hình thức mới có thể áp dụng 13- Hội nghị các bên liên quan (có nơi gọi là điều trần) 13.1- Yêu cầu • Kiểm chứng thông tin về các v/đ quan trọng nhưng có nhiều YK trái ngược giữa các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có cử tri trực tiếp chịu tác động của CS. Từ đó có cơ sở làm rõ nguyên nhân; người chịu trách nhiệm và hướng giải quyết; • Thành phần tham dự gồm đại diện CQ và ĐBDC; cơ quan ĐH; những người chịu tác động CS; những tập thể và cá nhân có liên quan khác; • Đến trình bày chứng lý, luận cứ của mình về v/đ đặt ra dựa vào câu hỏi của chủ toạ (câu hỏi gởi trước và câu hỏi bổ sung tại buổi TX ); không chất vấn, nhận xét đúng sai và tranh luận tại chỗ; • Chủ toạ buổi TX: cơ quan dân cử; có phân công điều hành theo nội qui; đặt câu hỏi theo các nội dung chính. VP lo khâu thủ tục, truyền thông, hâu cần; lập các loại BB…

  21. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 13.2. Đã làm • Đã thực hiện thí điểm một số nơi như TPHCM; Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Cần Thơ; • Giải quyết được một số vụ việc kéo dài; • Có nơi xây dựng qui chế liên tịch để thực hiện như Nghệ An, TPHCM; • Còn lúng túng do chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ; còn yếu về một số kỹ năng như đặt câu hỏi; điều hành; xử lý thông tin... 13.3- Hướng sắp tới • Kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời thể chế hoá. Trong lúc chờ đợi, cơ quan DC nên bàn với các bên liên quan để ban hành qui chế làm việc phù hợp với các qui định hiện hành. 14-Tiếp dân tại văn phòng tạm thời của ĐB 14.1- Yêu cầu • Từng ĐBDC phải đáp ứng y/c tiếp dân thường xuyên; có khi tại nhà riêng với những đảo lộn sinh hoạt nhất định; • Tìm cách có một địa điểm tiếp dân tương đối ổn định là cần thiết (ĐB Dương Trung Quốc; một nữ ĐBQH là hiệu trưởng C2 ở TPHCM...)

  22. II- Các hình thức liên hệ cử tri (tt) 14.2- Đề xuất • Hình thức này tỏ ra có hiệu quả ở những nơi thí điểm nhưng phải trở thành một chủ trương chung mới có điều kiện nhân ra diện rộng. 15. Tham khảo một số hình thức ở các nước • Tiếp dân lưu động ở những nơi xét thấy cần thiết, tại một địa điểm có đủ điều kiện và có những hình thức thông tin phù hợp cho công chúng; • Tạo điều kiện cho nhân dân tham quan, nghiên cứu, thực tập; dự một số hoạt động của cơ quan DC (QH nước ta đã mời một số đoàn khách QT tham dự một số phiên họp); • Tổ chức điều trần tại các Uỷ ban; tại CQDC địa phương; • Tiếp dân ở văn phòng nghị sĩ (chưa thể thực hiện rộng rãi ở Việt Nam). • Một số hình thức khác.

  23. III- Lựa chọn hình thức LHCT 1- Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của việc LHCT và đặc điểm của đối tượng TX để chọn hình thức tối ưu; có khi phải lồng ghép; 2- Tiêu chí để lựa chọn, phụ thuộc vào: • Yêu cầu đổi mới nội dung và hình thức các công cụ đã và đang thực hiện theo qui định hiện hành (VD: Cần Thơ đổi mới chương trình buổi TXCT định kỳ gắn với kiểm điểm, đánh giá cuối năm; kết hợp TXCT định kỳ với việc phát phiếu LYK…); • Yêu cầu phát huy vai trò cá nhân ĐB: do ĐB chủ động có sáng kiến; tập thể tạo điều kiện cho ĐB phát huy vai trò của mình; • So sánh ưu, nhược điểm của từng hình thức khi lựa chọn; • Bối cảnh TX của ĐB (VD khi ĐB thường xuyên xa nơi cư trú thì việc LHCT qua các phương tiện liên lạc sẽ rất hữu dụng); • Tuỳ theo điều kiện, năng lực cụ thể của CQ và ĐBDC: VD những nơi xa các trung tâm lớn rất khó tự mình thực hiện cuộc điều tra XHH; • Theo tình huống cụ thể: VD các vụ việc tồn đọng, hình thức nghe các bên liên quan là tốt nhất.

  24. III- Lựa chọn hình thức LHCT(tt) 3- Phương pháp chọn hình thức • Khi muốn tìm hiểu sâu một v/đ thì các hình thức hội nghị, hội thảo; phỏng vấn cá nhân; gặp gỡ chuyên gia.. cần được ưu tiên lựa chọn. • Khi muốn tham khảo YK rộng rãi và thúc đẩy sự đồng thuận XH về một CS mới thì việc LHCT qua phương tiện truyền thông rất có hiệu quả. • Khi muốn thu thập chứng cứ, lấy thêm thông tin thì hình thức khảo sát, thị sát, tổ chức ĐGS là hết sức cần thiết. • Khi muốn nắm chắc thái độ cử tri về một CS đã ban hành hoặc đang được xem xét để có quyết định thì hình thức điều tra XHH; phát phiếu LYK theo mẫu có tính đại diện sẽ cung cấp nhiều thông tin định tính, định lương liên quan đến CS. • Khi vấn đề có qui mô lớn, phạm vi rộng, đụng chạm đến nhiều đối tượng khác nhau thì nên lồng ghép nhiều hình thức LHCT theo địa bàn, nhóm đối tượng; theo cấp độ thông tin...như cách “ phủ từng lớp phù sa” được thực hiện ở Đồng Tháp; đi từ hình thức tiếp dân nơi cư trú; gặp cán bộ cơ sở; làm việc với cơ quan điều hành; đến HN các bên LQ..

  25. III- Lựa chọn hình thức LHCT(tt) 4- Một số nguyên tắc tiếp cận các hình thức mới: • Tạo sự đồng thuận trong HTCT; trước hết trong Thường trực cấp uỷ, Đảng đoàn. Quán triệt cho các bên liên quan và cử tri hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng; lợi ích và tính khả thi của hình thức mới. • Tham khảo kỹ các bước thực hiên; nội dung công việc trong từng bươc; các chỉ dẫn chủ yếu. Yêu cầu VP tiếp cận chuyên gia hoặc người hướng dẫn để tiếp thu; • Đối chiếu với đặc điểm của ngành, ĐP để có cách vận dụng phù hợp, có hiệu quả; đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc chung; • Phải chọn điểm chỉ đạo để rút kinh nghiệm; hoàn chỉnh qui trình trước lúc nhân ra diện rộng. • Làm tốt công tác chuẩn bi: nắm tình hình; thu thập thông tin; tập huấn cán bộ; xây dựng bộ câu hỏi;huy động nhân lực, phương tiện... • Vận dụng các tiêu chí đánh giá khi tiến hành sơ tổng kết; • Tránh ôm đồm; không bám sát kịch bản; điều hành không đúng nội qui

  26. IV- KẾT LUẬN • Tăng cường LHCT luôn có ý nghiã quyết định đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của CQ và ĐBDC. Trong cách làm truyền thống, bên cạnh những ưu điểm cũng đã bộc lộ nhiều mặt yếu như rập khuôn, đơn điệu; vai trò tập thể lấn át cá nhân ĐB; cung cấp thông tin mà cử tri đã biết trước; việc phản hồi YK cử tri hết sức hạn chế...Nếu không đổi mới sẽ gây nhàm chán, thiếu lòng tin. • Yêu cầu công khai, minh bach, lường trước được khi ban hành và thực thi các chính sách đòi hỏi phải tăng cường thông tin và phải tham vấn công chúng. LHCT không chỉ là trách nhiệm luật định mà phải trở thành động lực cư CQ và ĐBDC. Đến với dân là hoạt động thường xuyên; bằng nhiều hình thức để không ngừng phát huy dân chủ; tăng cường quan hệ ĐB- CT. • Lựa chọn để áp dụng các hình thức LHCT phải xuất phát từ MT, yêu cầu; hoàn cảnh cụ thể và phải tạo ra sự đồng thuận trong HTCT, trong XH nhất là đối với các hình thức mới.

More Related