340 likes | 775 Views
GIÁM SÁT, QUY TRÌNH XỬ LÝ DỊCH & CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU Long An, ngày 17 tháng 02 năm 2012. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ.
E N D
GIÁM SÁT, QUY TRÌNH XỬ LÝ DỊCH & CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU Long An, ngày 17 tháng 02 năm 2012
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ • Bệnh viêm màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tỷ lệ mắc bệnh cao do vi khuẩn não mô cầu nhóm A tồn tại lâu dài ở vùng bán sa mạc Sahara ở miền trung Châu Phi. Mới đây, bệnh dịch não mô cầu nhóm A đã xảy ra ở Nepal, Ấn Độ và một số nước khác ở Châu Á. Trong những năm 90 của thế kỷ 20, ở nhiều nước châu Mỹ La Tinh như Mỹ, Canada, Cuba, Brazil, Chile, Argentina, Colombia v.v... đã xảy ra các vụ dịch do vi khuẩn não mô cầu nhóm B và C chiếm ưu thế.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ • Việt Nam có bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm A lưu hành ở nhiều nơi. Bệnh thường tản phát lẫn trong hội chứng viêm màng não mủ và đã xảy ra dịch ở nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là ở miền núi. • Bệnh thường xảy ra dịch vào thời tiết mùa thu, đông và xuân, nhất là ở các xã vùng núi biên giới. Nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ • Năm 1939 – 1940 tại miền Bắc, có một vụ dịch lớn nhiễm trùng huyết và viêm màng não do não mô cầu • Sau năm 1941, miền Bắc vẫn còn thấy một số những vụ dịch nhỏ. • Ở Miền Nam, dịch viêm màng não xảy ra vào năm 1973 trong một trại tân binh • Năm 1977-1978, một trận dịch lớn đã xảy ra trên nhiều tỉnh thành phía Nam, gây do não mô cầu nhóm C • Ngoài ra, bệnh xảy ra lẻ tẻ
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN • Não mô cầu cư trú tại vùng họng mũi của người và lây truyền qua các giọt nước nhỏ bài tiết qua đường hô hấp. • Phương thức lây truyền của bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp với các hạt nước miếng bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu từ người nhiễm khuẩn sang mũi họng của người cảm nhiễm. Sự lây truyền của bệnh qua đồ vật là hiếm xảy ra.
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN • Não mô cầu không thể sống lâu ngoài môi trường, khoảng vài phút, do đó bệnh không phát tán dễ dàng như đối với bệnh cúm • Khả năng lây lan nhanh chóng biến mất ở những bệnh nhân sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh • Tỷ lệ người lành mang trùng không có tương quan với nguy cơ bùng phát dịch bệnh
TÍNH CẢM NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH • Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu nhưng tỷ lệ mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng thấp và tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo lứa tuổi tăng lên. • Sau khi bị nhiễm khuẩn, kể cả những thể không có biểu hiện lâm sàng vẫn để lại miễn dịch cho cơ thể. • Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết rõ thời gian miễn dịch đặc hiệu nhóm sau khi mắc bệnh kéo dài được bao lâu. Ở những người có kháng thể kém thì có thể bị mắc bệnh tái phát.
DỰ PHÒNG NHIỄM NÃO MÔ CẦU • Cách ly • Phòng ngừa dựa trên đường lây truyền • Tiêm ngừa • Điều trị dự phòng
DỰ PHÒNG NHIỄM NÃO MÔ CẦU Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn: • Nếu xếp chung bệnh nhân khác phải giữ khoảng cách xa thích hợp (trên 1 mét) • Mang khẩu trang ngoại khoa, nhất là những thao tác cần tiếp xúc gần với bệnh nhân • Hạn chế tối đa vận chuyển bệnh nhân
DỰ PHÒNG NHIỄM NÃO MÔ CẦU Phòng ngừa: Bệnh nhân có triệu chứng về đường hô hấp cần được hướng dẫn: • Che miệng mũi bằng khăn giấy và bỏ khăn giấy vào thùng rác • Dùng khẩu trang • Rửa tay sau khi tiếp xúc với chất tiết • Đứng hay ngồi cách xa người nghi nhiễm bệnh khoảng 1m
DỰ PHÒNG NHIỄM NÃO MÔ CẦU Tiêm ngừa: • Hiện nay có vắc xin phòng ngừa Meningococcus(A-C) • Đáp ứng miễm dịch đối với tiêm ngừa phụ thuộc vào độ tuổi. 85% người lớn và trẻ em > 4 tuổi đạt được nồng độ kháng thể có hiệu quả phòng bệnh vào 10 ngày sau tiêm ngừa. Bảo vệ kéo dài ít nhất 1 năm và thường là khoảng vài năm. Đáp ứng miễn dịch kém hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
DỰ PHÒNG NHIỄM NÃO MÔ CẦU Tiêm ngừa: • Vắc xin nhóm A sinh miễn dịch cao hơn so với các nhóm khác, nồng độ kháng thể đáng kể, ngay cả tiêm cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi • Các vắc xin này thường được dung nạp tốt nhưng có thể gây ra một số phản ứng phụ nhẹ ( sưng, đau nơi tiêm, sốt và khó chịu) 10 -20% trường hợp, trong vòng 2-3 sau tiêm chủng
DỰ PHÒNG NHIỄM NÃO MÔ CẦU Điều trị dự phòng: • Mục đích của điều trị dự phòng là ngăn chặn các trường hợp thứ cấp bằng cách loại bỏ người lành mang trùng. • ≤ 48 giờ sau khi xác định ca bệnh. • Ciprofloxacin 500mg (uống liều duy nhất) hoặc Ceftriaxone (IM liều duy nhất ). Dùng KS dự phòng trên diện rộng để ngừa dịch không được khuyến cáo
DỰ PHÒNG NHIỄM NÃO MÔ CẦU *Chỉ định điều trị dự phòng: thích hợp là đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân: • Các thành viên hộ gia đình (ngủ chung) • Tập thể: học sinh nội trú, bạn cùng phòng, doanh trại.. • Người tiếp xúc với chất tiết mũi miệng của bệnh nhân hoặc dùng chung đồ ăn thức uống
QUI TRÌNH XỬ LÝ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU • 1/. Khi chưa có dịch bệnh: • Truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ của cộng đồng, các bậc cha mẹ, học sinh về phòng chống bệnh • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
QUI TRÌNH XỬ LÝ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU • 1/. Khi chưa có dịch bệnh:(tt) • Thực hiện tốt vệ sinh: thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, có đủ ánh sáng. • Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh. • Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng…cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. • Khi phát hiện ca nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu cần thông báo đến cơ quan y tế địa phương để được điều tra, giám sát xử lý kịp thời.
QUI TRÌNH XỬ LÝ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU • 2/. Khi có ca bệnh CBYT làm gì? • TYT xã: khi có ca mắc với các triệu chứng lâm sàng: sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng… * Tại cơ sở Y tế có ca bệnh, tổ chức cách ly ngay, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh và báo cáo ngay về TTYT huyện/TP. • TTYT huyện được tin báo điều tra xác minh ca bệnh, báo về TTYTDP tỉnh. • Riêng các BVĐK tỉnh, huyện, BVKV báo cho hệ Y tế dự phòng.
QUI TRÌNH XỬ LÝ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU 3/. Đội chống dịch làm gì khi nhận được báo cáo? • Tiến hành đi điều tra dịch tễ tại cơ sở y tế và tại gia đình bệnh nhân (theo mẫu điều tra dịch tễ) • Chủ động đối phó với dịch bệnh, không để xảy ra dịch hạn chế thấp nhất sự lây lan dịch. • Văn hóa thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tổ chức tuyên truyền để mọi người nhận thức đúng về nguy cơ của dịch bệnh và tự giác chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Không được đưa tin vội vàng thiếu chính xác.
QUI TRÌNH XỬ LÝ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU • Theo dõi sau khi có ca đầu tiên? • Thực hiện báo cáo hàng ngày tình hình dịch: số ca M/C • Các biện pháp phòng, chống dịch đã tiến hành. • Báo cáo sau vụ dịch: Sau vụ dịch kết thúc báo cáo toàn bộ vụ dịch: diễn biến, các biện pháp đã can thiệp chống dịch và kết quả phòng chống về TTYTDP tỉnh. • Nguồn thông tin: • Trong hệ thống giám sát tuyến xã và Y tế tư nhân là đầu mối quan trọng báo cáo nhanh các trường hợp bệnh: khi có ca bệnh báo đến TTYT huyện/Thành phố
QUI TRÌNH XỬ LÝ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT: • Báo cáo : • Trạm y tế xã TTYT huyện TTYTDP tỉnh Sở,Viện Bộ Y tế (và ngược lại: báo cáo phản hồi) • Mẫu báo cáo: • Theo mẫu báo cáo qui định (TT48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010)
QUI TRÌNH XỬ LÝ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU • Thời gian báo cáo: • Báo cáo ngày theo hệ thống (Trạm y tế xã TTYT huyện TTYTDP tỉnh Sở,Viện) • Trường hợp đột xuất báo cáo nhanh = điện thoại, Email • Báo cáo ngày: xử lý sớm các trường hợp nghi ngờ • Báo cáo tuần: theo dõi tình hình dịch địa phương • Báo cáo tháng: số liệu sử dụng cho mô hình bệnh của địa phương
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU
ĐỊNH NGHĨA CA BỆNH (theo tài liệu cẩm nang PC bệnh TN) Ca bệnh lâm sàng: + Sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng, có thể có đốm xuất huyết.+ Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.+ Nước não tuỷ đục.Ca bệnh xác định: Phân lập vi khuẩn não mô cầu (+) trong dịch não tuỷ hoặc trong máu.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, có đủ ánh sáng Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Khi phát hiện ca nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu cần thông báo đến cơ quan y tế địa phương để được điều tra giám sát xử lý kịp thời
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG • Củng cố và kiện toàn BCĐ phòng chống dịch các cấp tỉnh, huyện, xã .Xây dựng cơ chế điều hành trong công tác chống dịch tại cơ sở y tế và cộng đồng; • Cũng cố đội cơ động phòng chống dịch các tuyến, chuẩn bị hậu cần phục vụ công tác chống dịch, sẵn sàng tham gia điều tra, xử lý khi có ca bệnh • Nâng cao năng lực, phối hợp chặt chẽ giữa lâm sàng, xét nghiệm và dịch tễ trong việc giám sát phát hiện ca bệnh, chùm ca bệnh, ổ dịch cũ.
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG • Phối hợp các nguồn lực để nâng cao giám sát phát hiện bệnh trong cộng đồng. Tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch: tập huấn, triển khai giám sát, điều tra, xử lý dịch.. • Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh tại địa phương và các tỉnh/thành phố lân cận để chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch trên địa bàn. • Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất để phục vụ công tác xử lý ổ dịch.
HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI • Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch não mô cầu năm 2012 • Thu thập số liệu các bệnh viện và phản hồi thông tin về cho tuyến dưới và cập nhật đầy đủ; • Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo mẫu • 100% ca nghi viêm màng não do não mô cầu được phát hiện sớm, xử lý kịp thời . • 100% các ổ dịch viêm màng não do não mô cầu được điều tra xử lý.
HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI • Cách ly ngay không để lan ra cộng đồng. • Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất: dụng cụ lấy mẫu, hóa chất sát khuẩn, tẩy uế môi trường. • Thực hiện nghiêm quy chế thông tin, báo cáo đựơc ban hành kèm theo Thông tư số 48/2010/TT-BYT 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
PHƯƠNG HƯỚNG TỚI Tham mưu Sở Y tế về việc phòng, chống và theo dõi tình hình dịch bệnh viêm màng não do não mô cầu tại địa phương. Tăng cường giám sát dịch bệnh trên địa bàn; Thực hiện nghiêm quy chế thông tin, báo cáo đựơc ban hành kèm theo Thông tư số 48/2010/TT-BYT 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.