1 / 102

MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN. Trần Tuấn Anh 4/2010. Giáo trình. Môi giới và đầu tư chứng khoán do Ts. Bùi Thị Thanh Hương chủ biên. Giới thiệu bản thân. Họ tên: Trần Tuấn Anh 44 tuổi Anhtthstc@yahoo.com Vn.myblog.yahoo.com/anhtthstc Kinh nghiệm làm việc:

giona
Download Presentation

MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN Trần Tuấn Anh 4/2010

  2. Giáo trình • Môi giới và đầu tư chứng khoán do Ts. Bùi Thị Thanh Hương chủ biên

  3. Giới thiệu bản thân • Họ tên: Trần Tuấn Anh 44 tuổi • Anhtthstc@yahoo.com • Vn.myblog.yahoo.com/anhtthstc Kinh nghiệm làm việc: • Tham gia TTCK từ ban nghiên cứu thị trường vốn NHNN 1996 • PTP TV từ 1999 • TP GSTT từ 2001, hiện là UV HDQT, TBKS HOSE • Học vấn: Cao học Việt Bỉ (MBMM3)

  4. Phương pháp học • Phương pháp học • Hai chiều • Thảo luận, liên hệ thực tế • Giải lao: 7h15 – 7h30 • Kiểm tra: 15’ cuối giờ

  5. Chương 1: Những vấn đề cơ bản • Bản chất của môi giới ck 1.1. Khái niệm: • Nguyên tắc trung gian • Nghề kinh doanh có điều kiện + Yc về kiến thức, kỹ năng + Đạo đức nghề nghiệp + Chứng chỉ hành nghề

  6. Chương 1: Những vấn đề cơ bản • Môi giới: là đại diện sắp xếp các giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Môi giới không mua cổ phiếu, chỉ đơn giản là sắp xếp các giao dịch giữa người mua và người bán.

  7. Những vấn đề cơ bản • Sản phẩm tài chính: cp, tp, phái sinh… • Tính chất đặc biệt, ngày càng phức tạp • So sánh với sản phẩm bình thường: riêng rẽ, không hư hỏng, sp hàng loạt • Quan hệ với bên thứ 3: tin vào cá nhân, thương hiệu là phụ • Đặc điểm ngành dịch vụ • Cạnh tranh cao • Tốc độ • Khó có độc quyền • Luật lệ, minh bạch

  8. Những vấn đề cơ bản • Series 7: thi 6h • CK: vốn, nợ • Cơ quan quản lý • CK trên thị trường tiền tệ và lãi suất • Phát hành • Giao dịch • Tài khoản khách hàng • Hoạt động của CTCK • Margin • Kinh tế học và phân tích • Đạo đức • Luật ck và vb liên quan • Qui định khác của ubck và sgd • Sp của cty đầu tư (quĩ) • Kế hoạch hưu trí • Chương trình tham gia đầu tư trực tiếp (tránh thuế)

  9. Những vấn đề cơ bản 1.2. Chức năng của mgck: • Cung cấp thông tin và tư vấn • Phòng phân tích cung cấp cho nhà MG về + Diễn biến tổng thể thị trường + Động thái ngành + Cụ thể từng công ty - Trên cơ sở đó + thông tin của bản thân. Khuyến nghị nhà đầu tư

  10. Những vấn đề cơ bản • Như vậy, MG biết: • Về CTCK của mình • Bản thân • SP chào bán • Khách hàng • Những yêu cầu của một MG giỏi • Kỹ năng • Quan hệ khách hàng

  11. Những vấn đề cơ bản • Cung cấp sp, dv tc: riêng lẻ, đơn giản hoặc DMDT • Giúp khách hàng thực hiện gd theo yêu cầu • Vì lợi ích của khách hàng • Qui trình tìm – hướng dẫn – chăm sóc khách hàng

  12. Những vấn đề cơ bản • Sự khác nhau giữa nhà môi giới và nhà gdck • Môi giới • Tự doanh với chính khách hàng của mình • BLPH

  13. Những vấn đề cơ bản • Triết lý hành nghề (phương pháp bán hàng) • MG phụ trách khách hàng (bán lẻ) • Bán hàng tư vấn (quản lý tài sản): tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, cung cấp dv,sp đáp ứng + Phục vụ, đáp ứng nhu cầu tc, giúp k.h đạt mục tiêu • Thảo luận trường hợp Nomura (15’)

  14. Nomura(1) • Công ty chứng khoán (CTCK) Nomura là một trong những công ty có lịch sử lẫy lừng ở Nhật Bản. Được thành lập vào thế kỷ 19 tại Osaka thoạt tiên hoạt động trên thị trường mua bán gạo, công ty Nomura đã phát triển thành một CTCK có lợi nhuận cao hàng đầu thế giới vào những năm 80. • Một trong những yếu tố làm nên thành công này là hệ thống quota được áp dụng cho lực lượng kinh doanh của công ty. Mỗi buổi sáng các nhân viên môi giới lại có một cuộc họp với quản lý chi nhánh bàn bạc và đặt ra mức doanh số-hoa hồng cho ngày làm việc, cho tuần và tháng. Một nhân viên giỏi thường đạt được khoảng 80% quota từ việc bán các loại chứng khoán, điều này sẽ mang lại cho họ một mức hoa hồng hấp dẫn và thường xuyên. • Để đạt được thu nhập cao, nhân viên môi giới phải có sự chủ động trong công việc tìm kiếm khách hàng và họ luôn bận bịu với những cuộc gọi và thăm viếng khách hàng ruột cũng như khách hàng tiềm năng.

  15. Nomura (2) • Đối với họ thì “không có điều gì là đáng kể trừ hoa hồng, hoa hồng và hoa hồng”. Lý do của việc này là vì các mức quota được phân bổ cho nhân viên xuất sắc, giỏi, khá và trung bình. Nếu sau một thời gian nhất định anh không đạt mức trung bình thì sẽ bị kỷ luật từ treo giò đến bị đánh giá là không phù hợp với công việc và sẽ “được” điều chuyển sang làm công việc khác. • Tuy nhiên, thời cực thịnh rồi cũng qua đi, công ty bước vào thập kỷ 90 với không ít rắc rối. • Scandal đầu xảy ra vào năm 1991 liên quan đến việc công ty bồi thường số thua lỗ cho các khách hàng ưu đãi.

  16. Nomura (3) • Năm 1997 scandal thứ hai nổ ra liên quan đến việc các quan chức cao cấp của công ty dính líu tới nhóm xã hội đen chuyên tống tiền các công ty. Scandal này đã tạo ra sự phản ứng dữ dội của công chúng, khách hàng tẩy chay công ty, trước cửa công ty luôn túc trực hàng tá phóng viên; chính phủ tiến hành điều tra và đưa ra những mức phạt nặng nề. • Những scandal này cộng với việc phải đối phó với bigbang trong ngành tài chính Nhật cũng như cạnh tranh với hệ thống môi giới trên mạng Internet buộc Nomura phải tiến hành cải cách sâu rộng. • Cuộc cách mạng văn hóa công ty đòi hỏi phải có những sự thay đổi ở cấp cao nhất. Năm 1997, chủ tịch tạm thời Masashi Suzuki-được đưa lên nhằm tránh những phản ứng của công luận đã đề cử Ts. Ujiie, 51 tuổi làm chủ tịch Nomura.

  17. Nomura (4) • Bản thân sự đề cử này đã là một cuộc cách mạng vì theo truyền thống thì Ujiie còn quá trẻ, có thời gian làm việc tại Nomura chưa lâu và chưa có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh nội địa. Bù lại thì Ujiie là tiến sĩ từ University of Chicago và phụ trách quản lý rủi ro trong mảng kinh doanh quốc tế của Nomura. Mạnh tay hơn, các giám đốc của Nomura được yêu cầu, lần lượt từng người một, từ chức đề tạo ra cho Ujiie một điều kiện là ông ta có thể làm mọi thứ ông ta muốn mà không bị bất kỳ sự ảnh hưởng hoặc chi phối nào. • Ngay sau khi nhậm chức chủ tịch Ujiie đã tạo ra sự thay đổi. Ong ta muốn kết thúc hệ thống quota dựa trên từng loại chứng khoán và thay vào đó Nomura trở thành công ty quản lý quỹ và tư vấn đầu tư. Tức là chuyển từ hoạt động bán lẻ sang quản lý tài sản như Merrill Lynch&Co. hay Morgan Stanley Dean Witter&Co. đã làm.

  18. Nomura (5) • Việc này giúp quyền lợi của Nomura cột chặt hơn với khách hàng, điều mà Nomura đã đánh mất từ khi Nomura làm khách hàng thua lỗ. Nó cũng giúp cho công ty bớt phụ thuộc vào hoa hồng phí bằng cách gia tăng phí tư vấn và dịch vụ quản lý tài sản. • Hệ thống mới đưa vào thoạt tiên làm lực lượng môi giới của công ty hụt hẫng và bối rối bởi việc bị mất các mục tiêu ngắn hạn của mình trên từng loại chứng khoán, “lơ lửng như trong tình trạng không chạm đất” và một số người còn phớt lờ hệ thống mới. • Tuy vậy hệ thống mới cũng có sự khởi đầu tốt đẹp. Sau sáu tháng tài sản khách hàng tại Nomura tăng 7% và vào tháng 2/98 giá cổ phiếu của công ty tăng 65% so với thời điểm scandal 1997. Sau 1 năm Ujiie làm chủ tịch thì công ty đã đạt được mức lợi nhuận 19 tỷ yên so với khoản lỗ 26 tỷ yên tại quý 4/97. • Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm Nomura chao đảo, chỉ riêng việc chính phủ Nga không trả được nợ đã làm Nomura mất 600 triệu đola. Diều này đã có tác động tâm lý xấu làm ngừng trệ giao dịch cả ở trong nước và nước ngoài, thậm chí Nomura còn thua trong bảo lãnh phát hành trong nước trước một công ty yếu hơn nhiều và cuối cùng thì công ty lỗ mất 1 tỷ đola.

  19. Nomura (6) • Công ty lại cần phải cơ cấu lại, 2.000 nhân viên trong tổng số 13.000 nhân viên của công ty phải nghỉ việc; đóng cửa 13 trong số 134 chi nhánh trong nước của công ty và giảm hoạt động tại nước ngoài. • Chủ tịch Ujiie cũng chấp nhận việc đưa trở lại hoạt động của hệ thống quota song song với quản lý quĩ và tư vấn đầu tư. Gần 4.000 nhân viên môi giới của Nomura được huấn luyện về tư vấn tài chính và giá cổ phiếu của Nomura lại lên hơn gấp đôi so với mức giá thấp nhất 805 yên vào tháng 9/98. • Tuy vậy, các vấn đề của Nomura vẫn còn đó và việc thay đổi văn hóa công ty vẫn chưa thể đánh giá được, các buổi họp buổi sáng lại tiếp tục và chủ tịch Ujiie sau khi quay ngược công ty 1800 lại quay ngược 1800 tiếp và chỉ có điều ông ta không giải thích lý do của sự thay đổi. • Tài liệu tham khảo: AWSJ 6/9/99 Tg: Bill Spindle

  20. Thảo luận • Nhóm 1: trình bày đặc điểm, ưu nhược điểm của hệ thống bán lẻ mà Nomura áp dụng • Nhóm 2: Lý do thay đổi và họ chuẩn bị thay đổi như thế nào • Nhóm 3: Trình bày về hệ thống mới mà Nomura áp dụng • Nhóm 4: Tại sao Nomura lại thay đổi tiếp, họ sẽ đi về đâu. • Đọc 15’, từng nhóm lên trình bày, nhóm khác góp ý.

  21. Nomura • Ưu nhược điểm của từng phương pháp • Bán lẻ: • Win win • MG chịu hoàn toàn trách nhiệm • Giống bán hàng trực tiếp • Tư vấn đơn lẻ, không sử dụng được sức mạnh tổng hợp của công ty • Mâu thuẫn lợi ích

  22. Nomura • Quản lý tài sản (mới) • Thái độ với khách hàng, với công việc + Tư vấn giúp khách hàng quản lý, đầu tư tốt tài sản + Quan hệ với khách hàng là tài sản + Lao động nghiêm túc, kỹ năng cao, kiến thức rộng • Kiến thức chuyên ngành: Giống bác sỹ tư vấn về sức khỏe • Truyền đạt tốt: Giúp khách hàng qd trên cơ sở đủ thông tin • Phát triển kỹ năng bán hàng, nghiệp vụ

  23. Những vấn đề cơ bản • Xung đột lợi ích: hoa hồng MG • MG vs. khách hàng • CTCK vs. MG • Lôi kéo MG, khách hàng từ CTCK khác

  24. 2. Vai trò của MGCK • Trung gian huy động vốn, tham gia tạo kênh huy động vốn hiệu quả cho đầu phát triển nền kinh tế: tác dụng của thị trường thứ cấp • Giảm chi phí gd: do hệ thống gd tập trung • Tư vấn đầu tư ck • Tạo ra sp mới, phát triển sp, dv • Cải thiện môi trường kinh doanh • Góp phần hình thành nền văn hóa đầu tư + Ý thức, thói quen đầu tư trong cộng đồng

  25. 2. Vai trò của MGCK + Thói quen và kỹ năng sử dụng dịch vụ đầu tư + Môi trường pháp lý, hiểu biết và tuân thủ pháp luật • Tăng chất lượng DV nhờ cạnh tranh: qui luật 20 MG giỏi làm ra 80 doanh thu • Hình thành Dv mới trong nền kinh tế, thêm việc làm

  26. 3. Phân loại MGCK • Phụ thuộc luật từng nước • MG được ủy thác: do là TV góp vốn tại SGDCK • MG độc lập (MG 2$): không thuộc CTCK • Người GDCK có đăng ký: mua bán cho chính mình • Chuyên gia MG: thực hiện lệnh và tạo lập thị trường • MG TP, option… • So sánh với VN

  27. Bài tập(kiểm tra 15’) • Trình bày ưu nhược điểm của phương pháp môi giới bán lẻ, phương pháp quản lý tài sản. Cty bạn thực hiện loại hình nào? • Nêu các đặc điểm của 1 MG giỏi • MG thu hút khách hàng như thế nào • Khách hàng lớn muốn rời bỏ, bạn làm gì để giữ chân họ.

  28. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK • Vai trò CTCK: cầu nối giữa người mua, người bán trên thị trường đấu giá kép • Double auction: người bán và người mua phải thông qua ctck của mình để gd • Khách hàng đặt lệnh: việc của bộ phận nghiệp vụ bắt đầu • Guồng máy hoạt động nhằm làm lệnh thực hiện nhanh chóng, cx, tiết kiệm chi phí nhất

  29. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK • CTCK giống như cty sx trong đó sp là dv cung cấp cho khách hàng • Các chức năng chính: • Tiếp thị và bán hàng + Tìm hiểu khách hàng, cung cấp sp phù hợp + Bán hàng: chào khách hàng những sp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ • Sản xuất:khi nhà MG tiến hành một thương vụ thì qui trình thực hiện gd được tiến hành Xử lý lệnh cho khách hàng biết mức độ chuyên nghiệp của cty • Hành chính hỗ trợ: trợ giúp, hỗ trợ, duy trì việc gd của cty.

  30. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK • Cơ cấu tổ chức • Phụ thuộc vào qui mô • Số lượng chi nhánh • Cách thức bán hàng • Mức tin học hóa • Mức độ ủy quyền (trong nước, nước ngoài) • Từ đơn giản, phức tạp • Theo vùng, theo chức năng, ma trận • Nhìn chung có những phòng, bộ phận sau:

  31. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK • Điều 20. Nguyên tắc tổ chức trong công ty chứng khoán • Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ có xung đột giữa lợi ích của công ty chứng khoán và của khách hàng hoặc giữa lợi ích của các khách hàng với nhau.

  32. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.1. Phòng lệnh: • Tiếp nhận lệnh, sắp xếp lệnh, theo dõi việc thực hiện lệnh • Xác định lệnh chuyển tới đâu • HNX, Hose, upcom, otc • Qui tắc ưu tiên: giá, thời gian, khối lượng khớp nếu là khớp lệnh định kỳ.

  33. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.2. Bộ phận bù trừ và thanh toán: • Xác nhận và đối chiếu các gd m/b với các ctck liên quan • Ghi chép chi tiết bcgd hàng ngày • Công bố tổng gtgd • Tính toán khoản tiền, ck các bên tham gia phải trả + CTCK bên b/m sẽ được trả/nhận bao nhiêu $ + Khách hàng nhận/trả bao nhiêu $ • Đối chiếu gd khách hàng xem có gd đối ứng từ ctck • Đối chiếu gd giữa ctck &ctck và lập bảng kê thông qua trung tâm ttbt • Xác nhận gd với khách hàng.

  34. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.3. Bộ phận bảo chứng: • Theo dõi vị thế tk khách hàng • Kiểm soát $, ck trên tk k.h • Luồng $, ck vào ra trên tk • Ks việc thanh toán $, ck • Ngăn ngừa vi phạm về ký quĩ

  35. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.4. Bộ phận thủ quỹ: • Sắp xếp, quản lý lịch thanh toán ck • Quản lý $, ck khách hàng gửi trong kho • Gsát qsh ck • Cung cấp dv cầm cố ck đối với các tk cầm cố (các khoản vay ngân hàng) • Vay và cho vay $,ck • Chuyển giao ck, nghiệp vụ kho quĩ

  36. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.5. Bộ phận quản lý hồ sơ đăng ký ck • Quản lý hồ sơ ck • Đk ck cho k.h • Qlý bc từng loại ck giữ hộ khách hàng • Qlý ds người shck, tỷ lệ nắm giữ

  37. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.6. Bộ phận kế toán tiền mặt - Cân đối luân chuyển ck với luân chuyển $ • LC $: cân đối $ trả/nhận cho k.h, ctck khác, các nh, ttlk và thực hiện bút toán trên mỗi tk • Bút toán nợ phải cân đối với có trên tk

  38. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.7. Bộ phận ql thu nhập ck • Ql tn phát sinh từ ck như cổ tức, lãi tp, cp thưởng…cho k.h • Nhắc k.h các nghĩa vụ nợ của họ khi tới hạn 1.8. Bộ phận ủy quyền - Trung gian giữa ctcp và cổ đông về các quyền lq như bỏ phiếu, phê duyệt cl…

  39. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 1.9. Bộ phận quản lý tk mới • Hỗ trợ mg trong việc làm thủ tục mở tk cho k.h 1.10. Bộ phận nc phân tích sp đầu tư • Cung cấp cho người mg

  40. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK • Thảo luận (15’): • Cấu trúc CTCK trong kỷ nguyên số • Quản lý theo thời gian thực • Ảnh hưởng của pháp lý tới tổ chức của CTCK • SGDCK, TTLK có ảnh hưởng gì tới tổ chức của CTCK

  41. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 2. Đội ngũ nhân viên CTCK 2.1. Đại diện có đăng ký, người hành nghề ck • Là nv hành nghề, có chứng chỉ, đăng ký theo qdpl • Yêu cầu về kiến thức: thi sát hạch + Mỹ: series 7 + Vn: học vấn đh, lý lịch tư pháp, học theo yc, thi sát hạch • Yêu cầu về đạo đức, trung thực

  42. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 2.2. NV tác nghiệp: back office • Giúp nhà MG hoàn tất thủ tục, giấy tờ, chứng từ lq đến mở tk, giao nhận ck,$, bảo đảm vị thế tk theo qd, nhập lệnh vào htgd CTCK lớn thường có • Gd tác nghiệp: xử lý việc phát sinh trong bộ phận hỗ trợ gd. VN có không? • Thủ quỹ: tiếp nhận, chuyển giao ck,$ đúng qd • Nv kế toán: $ • NV phòng lệnh: nhập lệnh

  43. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 2.3. Nv giám sát: • Nv gs tuân thủ (ksnb) • Luật sư của cty 2.4. Chuyên gia phân tích • Chứng chỉ CFA

  44. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 3. Xung đột lợi ích: MG vs. KH • MG – hoa hồng – giao dịch – KH • Đặt lợi ích KH lên trên hết • Phòng tránh: • Phù hợp, tránh gd thái quá • Tuân thủ qui định về gd, thanh toán • GS NV MG • KH hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình

  45. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 3.1. Tính phù hợp • Việc khuyến nghị đầu tư phải phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính và mục tiêu của khách hàng. • Khách hàng phải được hướng dẫn đầu tư phù hợp với bản thân họ chứ không phải phù hợp với người môi giới. • Mỗi khoản đầu tư cần phải được giải thích cặn kẽ, gồm cả việc khuyến cáo các rủi ro. • Trong bất cứ trường hợp nào, không được phép đặt khách hàng vào một khả năng rủi ro ngoài giới hạn tài chính của họ.

  46. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 3.2. Xử lý TK • MG – TK – KH • MG: tùy tiện, nhập lệnh không đúng • KH: thiếu hiểu biết về cơ chế nhập, xử lý lệnh • Giao dịch công bằng • Thẩm tra tình trạng tài chính của khách hàng trước khi thực hiện bất kỳ khuyến nghị nào về mua, bán hay trao đổi chứng khoán. • MG phải xác minh việc nắm giữ chứng khoán, thu nhập, chi phí và mục tiêu, mục đích tài chính của khách hàng.

  47. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 3.2.1. Nhập lệnh • MG, KH cần biết • Lệnh không do (MG) gợi ý • Lệnh do gợi ý • Lệnh tùy ý: nhập không cần bàn trước với KH do đã có ủy quyền văn bản • Lỗi xử lý: viết sai • KH yc MG đọc lại lệnh trước khi đi. • Thận trọng, ghi âm

  48. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK 3.2.2. Loại lệnh • Ưu nhược điểm của từng loại lệnh đối với MG, KH • MP, LO, ATO, ATC, Lệnh dừng, giới hạn dừng … • Hiệu lực của lệnh • Xác nhận thời gian nhận lệnh: • Đóng dấu nhận lệnh vào lúc nv xử lý lệnh nhập lệnh (thời điểm truyền dẫn lệnh)

  49. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK • Điều 33. Nhận lệnh giao dịch • Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng khi phiếu lệnh được điền chính xác và đầy đủ các thông tin. Phiếu lệnh giao dịch phải được người môi giới của công ty chứng khoán ghi nhận số thứ tự và thời gian (ngày, giờ, phút) nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh. • Công ty chứng khoán phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác lệnh giao dịch của khách hàng. • Công ty chứng khoán phải lưu trữ các phiếu lệnh của khách hàng theo quy định của pháp luật. • Mọi lệnh giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải được truyền qua trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty chứng khoán trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.

  50. Chương 2: Tổ chức và hoạt động của CTMGCK • Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng có đủ tiền và chứng khoán theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và phải có các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi lệnh giao dịch được thực hiện. • Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký không phải là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành viên lưu ký phải ký hợp đồng thoả thuận trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc thành viên giao dịch chịu trách nhiệm thực hiện lệnh giao dịch, thành viên lưu ký chịu trách nhiệm kiểm tra tỷ lệ ký quỹ chứng khoán của khách hàng và đảm bảo thanh toán cho khách hàng theo quy định pháp luật. • Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán trước khi khách hàng thực hiện giao dịch. • Trường hợp nhận lệnh giao dịch của khách hàng qua internet, qua điện thoại, qua fax, công ty chứng khoán phải tuân thủ: • Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn, đảm bảo có ghi nhận thời điểm nhận lệnh; • Đối với lệnh nhận qua điện thoại, fax, công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc: xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng; • Có biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhập được lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của công ty.

More Related