1 / 10

Dòng Kỷ Niệm

Dòng Kỷ Niệm. Nhạc phẩm: Kỷ Niệm S á ng t á c : Phạm Duy Trình bày: Thái Thanh Vũ Trụ & Hồ Đăng Long Ý Lan. Khù Khờ.

halona
Download Presentation

Dòng Kỷ Niệm

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Dòng Kỷ Niệm Nhạc phẩm: Kỷ Niệm Sáng tác: Phạm Duy Trình bày: Thái Thanh Vũ Trụ & Hồ Đăng Long Ý Lan Khù Khờ

  2. Có đôi lúc tôi cảm tưởng một sự việc nào đó vừa xảy ra, đã từng xảy ra. Hoặc tôi có thể đoán được sự việc sắp xảy ra. Có lẽ việc đó đã đến vài lần… theo ký ức. Thật quen thuộc như bản nhạc Kỷ Niệm. Mí mắt tôi chỉ khép hờ là hình ảnh của kỷ niệm lại hiện về, trôi nổi theo dòng nhạc, có đoạn nhập nhoè vì ngày tháng, nhưng vẫn ăn khớp với tiếng trầy xước ở vài vòng đĩa. Đêm đã khuya, sao tôi vẫn thấy ánh nắng thấp thoáng nơi cửa sổ, như muốn rủ tôi… bước vào quá khứ. “Cho tôi lại ngày nào Trăng lên bằng ngọn cau” Tiếng hát của nữ danh ca Thái Thanh đã xưa lắm, sao nghe vẫn mới như ngày nào… thời tôi mới lớn. Trước nhà tôi khi xưa trống trải lắm. Mỗi buổi chiều, ánh nắng soi qua vài lỗ thủng của mái tôn trước hiên, hắt qua khung cửa sổ, rồi nhảy múa trên tấm phản gỗ nằm trong góc phòng khách. Ở đó hai bố con tôi đánh cờ, chờ bữa cơm tối. Bố dạy cho tôi đánh cờ năm tôi vừa tròn mười bốn.

  3. Hơn một năm được nằm nhà chơi xơi nước, bố tôi chẳng biết làm gì để giết thời gian. Ngày qua ngày… ông cứ đi ra cửa, rồi bước trở lại phòng khách. Cái khoảng cách chỉ dài khoảng vài bó đũa em tôi vung trên nền nhà chơi đánh chuyền, thế mà bố tôi phải lần bước. Ông cố bước thật chậm, có lẽ để lấy lại cái thăng bằng sau cuộc đổi đời của cả nước. Trở về cái ghế quen thuộc, ông lại ro ro tâm sự với chiếc điếu cày. Khói thuốc lào bay mù mịt, đủ làm cay mắt lũ con nấn ná quanh đó, như muốn thông cảm với nỗi băn khoăn vô tận… Thật ra trong phòng đâu có ai ngoài tôi. Tôi ngồi đó vẽ mấy tấm hình ba chiều, rồi tưởng tượng đến mặt phẳng vừa cắt, tính diện tích, khoảng cách và góc độ. Tôi tò mò với quyển sách hình học không gian anh tôi đang học nửa chừng, nằm chơ vơ trong xó tủ. Thật ra tôi chẳng ham học, vì lúc đó tôi nghĩ học cũng chẳng đi đến đâu. Cũng như bố, tôi kiếm một cái gì để làm để khỏi mang vạ vào thân! Mỗi lần ngứa chân, tôi bước ra khỏi cửa, sút bừa vào cái lon hay quả banh nhựa, là nghe tiếng lẻng kẻng của chậu hoa bị vỡ. Rồi mẹ tôi lại phải thường hàng xóm.

  4. Tôi ngồi cách bố tôi cái bàn, rộng chỉ chừng bốn gang tay. Nhưng khoảng cách đó xa lắm, vì vai vế của ông quá lớn. Ông có hỏi thì tôi mới dám thưa. Mà bố tôi cũng chẳng buồn hỏi. Ông cứ đưa mắt thoáng nhìn tôi, rồi vuốt lên mái tóc, thưa dần theo muộn phiền. Tiếng thở dài khẽ thoát, dấu trong khói thuốc, nặng chình chịch bay không khỏi mặt bàn… Tình trạng đó kéo dài cả mấy tháng. Một hôm bố tôi mang về bộ cờ tướng thật đẹp. Con cờ được khắc công phu lắm. Gỗ thật cứng, vỗ vào bàn cờ nghe như pháo. Bố tôi dạy cho tôi phân biệt nào là xe, pháo, mã… và các nước đi căn bản của từng con cờ. Mấy tuần đầu tôi chỉ thích ăn quân cờ của đối phương. Nghe tiếng gỗ gõ vào nhau lóc cóc đã thấy vui trong lòng. Chơi như vậy, ván cờ kết thúc chỉ trong vòng năm phút. Vài tháng sau tôi đã học được cách tính nước. Bàn cờ lâu hơn. Một năm sau, cuộc đấu cờ giữa hai bố con thường kéo dài đến cả tiếng. Đôi khi nghe mẹ tôi hối ăn cơm quá, chúng tôi phải bỏ bàn cờ sang bên, rồi tái chiến sau bữa ăn. Có đôi lần tôi thức dậy nửa đêm. Nằm trên giường, mắt thao láo và trong đầu tôi vẫn thấy rõ nước cờ đi sai hồi chiều. Bố tôi vẫn ngồi ở cái ghế cố định của ông, trút trọn tâm sự với cái điếu cày…

  5. Thời gian hai cha con ngồi với nhau, tôi được nghe nhiều câu chuyện về ông tôi lắm. Có lẽ vì bài hát này luôn văng vẳng bên tai trong những cuộc đấu cờ. Cô Thái Thanh đã đưa bố tôi trở lại thời niên thiếu của ông. Nào là ông tôi là người cao nhất làng. Đi đâu ông tôi cũng được người ta trọng nể vì tính hào sảng và thương người. Nào là năm Ất Dậu ông tôi đã cứu đói biết bao người trong làng. Người làng bên chết không biết bao nhiêu người. Nhà ông tôi ăn cháo trong bao tháng đó để san sẻ từng hạt gạo, củ khoai đến những người khất thực. Ông chú hay đến nhà tôi mỗi Tết là con nuôi của ông tôi đấy. Ông nhặt được chú, khi chú ấy khoảng năm tuổi, nằm thoi thóp trên bờ đê làng bên cạnh. Rồi bố tôi lại nghiến răng nhắc lại chuyện ông bà tôi phải quỳ giữa ruộng để bị những kẻ mang ơn nguyền rủa và vất bùn vào mặt. Tội của ông tôi lớn lắm. Tội địa chủ! Chuyện này được các chú và các cô tôi lần lượt kể lại trong những chuyến thăm gia đình tôi từ sau năm 75. Trong nhà ông tôi nghiêm khắc với con cái lắm. Bố tôi có lần bị ông đánh gần chết vì theo bè bạn ham cờ bạc. Có lẽ vì sợ roi ông, sau khi thi Thành Chung bố tôi phải bỏ nhà, trốn sang bà dì ở Phủ

  6. Lý, nấn ná cả tháng. Đến khi nghe bạn bè báo đậu, bố tôi mới dám vác mặt về nhà. Ông tôi lùng kiếm khắp nơi, chuẩn bị mở tiệc ăn mừng, mà cả hai tuần không thấy bóng dáng anh trưởng! Nghe đến đấy, tôi hồi tưởng lại năm tôi thi Đệ Thất. Nghe người ta bảo trong cuộc thi thường có hai đề để tránh gian lận. Về đến nhà, tôi không nhớ rõ bàiLuận Văn về đề tài tả con mèo hay cái đồng hồ báo thức. Bài Toán tôi nghĩ là phải giải theo công thức động tử hai chiều. Cả đám bạn trong xóm thi cùng lại bảo bài toán đó phải giải theo cách động tử một chiều. Cái ồn ào của đám đông bao giờ cũng nghe có lý hơn. Tôi tiu nghỉu như con mèo ốm, cả mấy tuần. Đến ngày niêm yết kết quả, tôi trốn đi đá banh đến quá giờ cơm tối. Thôi thì cũng một lần. Thôi thì cũng một trận roi! Lúc đánh, mẹ tôi không nói. Tôi vẫn nghe rõ từng tiếng cây roi mây rít trên không “ham chơi, biếng học”. Có lẽ tôi thi rớt là lý do tôi bị đòn nhiều hơn. Bố tôi chẳng một lời trách, mà cũng chẳng một lời can. Sau nhiều tối như vậy, có lần ông hỏi “Con đã đi xem bảng chưa?”

  7. Ánh mắt của ông bình thản như bữa đầu, mang đến cho tôi một chút can đảm. Tối hôm sau nghe ông hỏi lại tôi mới lí nhí “Dạ con có xem, không có tên con.” Ông hỏi lại “Con xem có kỹ không?” Tôi đã dò lên từ số ba trăm mấy. Đến hàng hai trăm, tôi đã bỏ cuộc. Chiều hôm sau tôi trở lại xem lên đến số hàng chục, vẫn không thấy tên mình. Hy vọng hão huyền, tan vèo theo mây khói! Giá lúc ấy bản danh sách không bị đóng khung sau mành lưới, tôi có thể cạo sửa một cái tên cùng họ nào đó sang… Khù Khờ. Cả mùa hè 1973… thật đỏ lửa (trong lòng tôi)! Còn vài hôm nữa sẽ đến ngày tựu trường. Bạn bè trong xóm nô nức lắm. Tôi cũng hơi thắc mắc sao chưa nghe bố mẹ tôi bàn đến việc cho tôi đi học trường tư như chúng. Bạn bè tôi cứ hỏi tới, mà tôi vẫn ngập ngừng không trả lời được. Cái thùng cà rem rỗng nằm trong xó nhà… không lẽ sẽ là tương lai của tôi? Chiều nọ bố tôi mang về một chiếc xe đạp mới keng, trên ghi đông treo lủng lẳng cái cặp da bò đen tuyền. Đứng từ xa ngửi mùi sơn mới và mùi da ngầy ngậy, tôi đã thấy ngất ngư, trong đầu bao nhiêu câu hỏi.

  8. Bữa ăn tối hôm đó bố tôi mới nói ông là người đầu tiên đọc bảng kết quả dán trước trường. Chiều nào từ ngày tôi thi xong ông cũng đứng chờ như vậy… trước giờ công xưởng tan sở. Bố tôi luôn đặt niềm tin ở tôi. Đó là niềm hạnh phúc cho tôi. Bài học quý nhất, tôi sẽ không quên là sức mạnh của lòng tự tin. Sự tự tin đã giúp tôi vượt qua biết bao thăng trầm trong cuộc sống. Một câu hỏi thoáng qua, “Đến bây giờ, có bao giờ tôi phụ lòng tin của bố tôi chưa?”

  9. “Sao Ba chưa chịu đi cờ?”, lời hối của con trai kéo tôi trở lại hiện tại. Thằng bé cũng sắp tròn mười bốn. Tay nó vân vê những con cờ nghe cong cóc. Mặt hí hửng khi ăn những con cờ tôi “vô tình” không canh giữ. Tôi thử đi một nước hiểm, con tôi bậm môi, đầu còn trống rỗng chưa nghĩ được lối tháo lui. Cái suy nghĩ của cháu đơn giản như cây kim cố tìm đường len lỏi, rồi vẫn lần theo quỹ đạo cố định trên đĩa nhạc. Đôi lúc cây kim nhảy sang đường rãnh bên cạnh, ở những chỗ đĩa bị trầy xước. Cây kim đó đã đi suốt cuộc hành trình hơn ba mươi năm. Bản nhạc quay lại nốt đầu. Giọng hát của Ý Lan từ CD rõ ràng hơn, ấm áp hơn với dàn nhạc phía sau. Nhưng tôi vẫn cảm thấy cô chưa buông thả đủ như mẹ cô ba mươi ba năm trước để diễn tả trọn vẹn cảm giác nửa chơi vơi, nửa ngậm ngùi… nhìn về kỷ niệm. Tay tôi vô tình khẽ vuốt trên mái đầu… sầu muộn chẳng còn bao. Môi ấp úng với câu chuyện về bố tôi, về thời niên thiếu của tôi. “Con có biết tại sao ba thích bài này không?”, tôi mở ngõ… cho dòng kỷ niệm đang dần tuôn theo tiếng hát.

  10. “Tôi mơ thành thi sĩ Đem thơ dệt mộng hờ ….. Cho tôi lòng non yếu Dễ khóc, dễ tin theo Cho tôi thời niên thiếu Cho tôi lại từ đầu”

More Related