1 / 4

Các loại bể cá cảnh biển

Các loại bể cá cảnh biển

hantt163
Download Presentation

Các loại bể cá cảnh biển

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Cácloạibểcácảnhbiển Có 3 loại bể cá cảnh biển chính. Khi định bắt đầu xây một bể cá cảnh nước mặn, tốt nhất bạn nên xây cái bể to nhất có thể. Những cái bể to sẽ giúp bạn dễ dàng sửa chữa sai lầm về vấn đề chất lượng nước hơn.

  2. Bể chỉ có cá Đây là loại ít tốn kém nhất khi xây bể bởi vì bạn không cần hệ thống chiếu sáng tốt mà các loại bể khác yêu cầu. Theo ý kiến của tôi, mặc dầu đây là kiểu hình ít tốn kém nhất nhưng chưa chắc đã là kiểu làm hay nhất khi bắt đầu. Giai đoạn đầu có thể mất nhiều thời gian hơn những kiểu hình khác trong khi chờ đợi  chu trình nitrat để hoàn thành. Bể chỉ có cá cũng yêu cầu phải bảo dưỡng nhiều hơn bể có thêm đá sống. Điều này có nghĩa là bạn luôn phải trong thế sẵn sàng thay nước để loại bỏ lượng nitrat liên tục tích lũy. Cũng cần phải có một bộ kiểm tra chất lượng nước khi sở hữu những chiếc bể cá nước mặn. Bạn sẽ cần phải giám sát định kỳ hàm lượng NH3, NO2, NO3 và nồng độ pH. Những thông số này sẽ cho bạn một chỉ dẫn tốt về chất lượng nước trong bể. Nó cũng giúp bạn có cơ sở cho tần suất thay nước. Giống như cái tên đã ngụ ý, loại bể này chỉ riêng cho cá. Bạn có thể thêm vào vài con ốc sên hoặc ốc mượn hồn để chúng xử lý những rắc rối với bọn tảo. Có 2 kiểu bể chỉ có cá thường thấy. Loại bể cộng đồng và loại bể cạnh tranh một phần. Loại bể cộng đồng nuôi các loài cá mà chúng có thể sống hòa hợp với nhau. Bể nửa cạnh tranh chỉ nuôi các loài cá sống đơn độc thuộc các loài khác nhau. Thông thường thì không nên nuôi nhiều con cá trong cùng một loài trừ khi bạn có một cái bể thật lớn.

  3. Bể chỉ có cá và đá sốngLoại hình này cũng giống như bể chỉ có cá nhưng thêm vào những hòn đá sống và hệ thống chiếu sáng  tốt hơn. Việc sử dụng đá sống đã thực sự cất cánh từ thập kỷ trước bởi nó thực sự là một dạng bộ lọc sinh học tốt nhất của tự nhiên dành cho bể cá nước mặn. Nó được gọi là “đá sống” bởi có rất nhiều sinh vật và tổ chức hữu cơ sống ở bên trong và trên bề mặt hòn đá. Sẽ rất thú vị khi quan sát các tổ chức hữu cơ và tảo sinh sôi trên hòn đá. Để kiếm được những loại đá tốt, giống như đá Fiji chẳng hạn, có thể sẽ rất đắt đỏ và thậm chí có thể là phần đắt nhất trong xây dựng một cái bể cá cảnh gồm cá và đá sống. Điều gì làm cho đá sống tốt như vậy? Tính xốp tự nhiên của đá sống làm cho nó có thể chứa mọi loại sinh vật nhỏ bé hay những cơ thể sống mà có tác dụng trợ giúp cho chu trình của nitrogen. Những chất xốp và nặng bên trong hòn đá sống giúp bể cá của bạn loại sạch nitrat. Bạn cũng cần thêm vào trong nước các chất bổ sung như Iot, canxi, stronti, magie và các chất khác một cách đều đặn. Đá sống sẽ giúp duy trì độ ổn định trong một bể cá nước mặn và nó có thể trở thành nguồn cung cấp thức ăn cho cá cảnh và các loài động vật không xương sống trong bể.

  4. Bể san hôBể san hô chủ yếu hướng đến các loài không xương sống, san hô và các loại hải quỳ. Nuôi cá trong bể này chỉ là chuyện nói đến sau. “Ồ, có một con cá ở đây”. Người chơi thường thích thú với việc chăm sóc lũ san hô và hải quỳ hơn và điều này có nghĩa là phải giám sát các thông số nước hàng tuần nếu không muốn nói hàng ngày. Các loài không xương sống, san hô và hải quỳ có thể rất đắt và khó nuôi. Bể san hô thường được xây bởi những người chơi rất giàu kinh nghiệm bởi những cái bể này yêu cầu những điều kiện về nước tuyệt hảo, cường độ chiếu sáng cực kỳ cao (đắt đỏ), các chất phụ gia cho nước, nước RO (Reverse osmosis) và/ hoặc nước đã loại bỏ ion (đắt đỏ), và bộ lọc thật tốt (thường là đá sống). Nếu bạn cho việc giám sát các thông số trong nước hàng ngày và tiêu tốn nhiều tiền là một ý kiến hay, vậy bạn nên xem xét việc xây một cái bể san hô. Nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng sự thực thì nếu bạn chỉ đang bắt đầu với sự nghiệp bể cá nước mặn, bạn có lẽ nên để dành cái bể san hô cho một thời điểm nào đó trong tương lai khi bạn đã giắt lưng được một ít kinh nghiệm. Chúng tôi không muốn làm bạn nản lòng khi xây bể san hô, nhưng chúng tôi thực sự muốn bạn nhận ra khối lượng nghiên cứu và những nỗ lực bỏ vào việc xây dựng một trong những cái bể đó. Nếu bạn đang làm đúng với những cái bể khác của bạn, có nghĩa bạn cũng đã quen với việc nghiên cứu về cá và các thiết bị. Và một cái bể san hô có thể làm bạn hết sức thỏa mãn và hồi hộp khi ngắm nhìn nếu nó được thiết kế chính xác. Bạn cũng có thể gặp phải một kiểu xây bể nào đó mang tên nano cube. Đó là những cái bể rất nhỏ, đặc trưng là chỉ có ít hơn 30 gallon và được dùng cho những bể cỡ nhỏ để nuôi san hô và các loài không xương sống. Chúng trông rất đáng yêu nhưng rất tốn công giám sát chất lượng nước và việc sửa chữa khi cần thiết.

More Related