600 likes | 794 Views
Không biết làm cách nào để ngưng cái tập tục tệ hại này. Có thể, theo tôi, để bắt đầu, phải cho thấy và phổ biến trước tiên rồi thế giới may ra sẽ nhìn được cuộc sống của những người phụ nữ khốn khổ này. Ngục tù qua miếng vải. Sắc phục của những người đàn bà theo Hồi Giáo. CHADOR :
E N D
Không biết làm cách nào để ngưng cái tập tục tệ hại này. Có thể, theo tôi, để bắt đầu, phải cho thấy và phổ biến trước tiên rồi thế giới may ra sẽ nhìn được cuộc sống của những người phụ nữ khốn khổ này.
SắcphụccủanhữngngườiđànbàtheoHồiGiáo CHADOR : Loại khăn này người phụ nữ Iran thường dùng khi ra khỏi nhà. Toàn thân bị che kín. Cộng thêm một khăn phủ đầu. LE HIYAB : Miếng khăn che cố hữu của người đàn bà Ả Rập. Để lộ khuôn mặt.Người phụ nữ Mang nó như biểu tượng lý lịch của mình. LA BURKA : Phủ kín toàn diện thân hình. Một miếng lưới bằng vải bí kín khuôn mặt. Không để người đàn bà bị người ngoài nhìn thấy. Kín luôn 2 bàn tay của họ. LE NIQAB : Bộ đồ này che kín tới mắt cá. Cho phép để hở đôi mắt. Có thể kèm theo một miếng vải che mặt khác SHAYLA : Đây là một loại khăn chùm đầu lớn, vuông thường được sử dụng nhiều tại vùng Vịnh Ba Tư. Loại khăn này thường được quấn chung quanh đầu.
LA BURKA * Y phục này đã được mang vào xứ AFGHANISTAN vào đầu thế kỷ thứ 20. dưới triều vua HABIBULLA (1901-1919). Vị vua này truyền lệnh bắt 200 bà vợ thuộc cung cấm của ông phải mang loại y phục bày, để tránh dung nhan của họ không khơi dục những người đàn ông khác. Miếng vải cửa sổ thường bằng lụa được thêu tinh vi bằng tay. Áo của những ái nữ của vua HABIBULLA được thêu bằng chỉ vàng. Lớp người giầu có cũng trang bị sắc phục của họ như vậy để né tránh lớp người bình dân và cặp mắt của họ. • Thật sự ra, nguồn gốc của chiếc áo Burka xuất phát từ Aqueménide từ thời Đế Quốc Perse do Đại Đế Cyrus II sáng lập từ Thế Kỷ thứ 6 trước Tây Nguyên. Vùng Assyrie của Mésopotamie cũng đã sử dụng loại y phục này từ thế kỷ 13 trước Tây Lịch. Vào giai đoạn này chưa có Hồi Giáo.
Theo Sử, đây là sắcphụcchínhcủaBộLạc Pashtounes. HoàngĐếAmanullah, ngườithaythếvuaHabibulla, đãmuốntântrangbộmắtđấtnướcnênđãhủybỏluậtmặcđồBurkachophụnữ. Nhưng khi nữhoàng Soraya TarzixuấthiệnkhôngmặcáochùmBurka, đãgâybấtmãnvàbịchốngđối. Phiếnloạntừbộlạc Pashtounes nổidậy. VịHoàngĐếphảithoáivịvàphảichạy sang ẤnĐộlánhnạnnăm 1929.
Áo trùm Burka «toàn thân thể» đã trở thành bắt buộc tại Afghanistan. Sau khi quân đội Sô-Viết rút lui, nhóm phiến quân Talibans lên nắm chính quyền, áo trùm Burka trở thành một ngoại vật kiểm soát toàn diện thân thể người đàn bà. Tấm lưới nhỏ mang trước mắt hạn chế tầm nhìn thẳng bình thường. Tầm nhìn ngang của họ lại càng bị che kín hơn.Họ không minh xác được chỗ họ đứng và ước lượng được vùng không gian mà họ đang ở. Xê dịch cũng phải lệ thuộc vào một người thứ 2 , nhất là ở những nơi công cộng . * TALIBANS : Nhóm cực hữu Hồi Giáo, thành phần đa số thuộc sắc tộc Pashtounes. .
Áo trùm Burka được kèm thêm Một màng lưới trước mặt với dụng ý vừa che mặt vừa che mắt. Áo « burka » ,phủ từ đầu xuống dưới chân nặng khoảng 7 ki lô ,làm cho bước đi của người phụ nữ nặng nề thêm; áo không những che dấu toàn diện thân thể họ, nó còn ngăn ngừa người đàn bà khỏi trốn chạy theo người tình khác. .
Áo burka không phải là một y phục. Nó là một nhà tù , không cho phép người phụ nữ được nhìn sự vật một cách rõ ràng, Cho dù nhìn trước mắt, cách đó khoảng một thước. Qua những lỗ hổng nhỏ của màng lưới được mang trước mắt, mắt người có cảm tưởng như bị đeo kính, không thấy rõ 2 bên ngang, tầm nhìn bị thu ngắn lại, tia nhìn cũng bị mờ đi. Người đàn thành tù tội từ thân xác tời tầm nhìn. Người điều khiển Hội Giải Phóng Phụ Nữ Afghans RAWA ( một Hội trong bóng tối) đã từng tuyên bố : Nó giống như một nhà tù. Vừa nóng nực,vừa cô lập con người. Chúng tôi không thể nhận diện ra nhau. Muốn mang kính cũng không mang được. . Kể như thêm bị mù. Những lỗ hổng trên miếng vải che mặt phải nhỏ đủ. Nhiều chị em đã bị đánh đập vì những lỗ nhỏ quá lớn. Đối với chúng tôi, mang tấm vải che mặt không những là một cực hình, nó còn là một sự xỉ nhục Di chuyển không được. Mắt nhìn không được. Đã có những tai nạn chết người xảy ra khi băng qua đường, vì nhìn không rõ qua khe hở của những lỗ nhỏ trên miếng vải che mặt »… * RAWA : Nhóm phụ nữ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Meena KESHWAR năm1977 đã thành lập Hội Phụ Nữ Cách Mạng Afghans Vì sự tranh đấu cho thân phận Phụ Nữ chống lại áp chế, bà đã bị ám sát ngày mùng 4 tháng 2 năm 1987 do nhóm Mật Vũ và những kẻ cực đoan ở Quetta,
Thân phận người phụ nữ dưới chế độ khắc nghiệt Taliban : • Triệt để không được ca hát , nhẩy múa, chơi nhạc, chơi thể thao. Cấm luôn thả diều môn giải trí cố hữu của người Afghans. Không được đi phố một mình. Không có quyền làm việc, đi học. Không có quyền hưởng y tế, ngoại trừ tại những y viện không nước, không điện, không phòng mổ. • Tới đó, chỉ để chờ chết. • Tại bệnh viện, chỉ có những bác sĩ nam. • Họ không có quyền chữa bệnh hay mổ một người đàn bà.
Đây là lý lịch 1 người đàn bà hồi giáo Thế này là 1 lý lịch sao ?
Khi một người đàn bà có thai, người Á Phú Hãn nói là bà ta bị bệnh. 97 % đàn bà Phú Hãn tìm cách sinh đẻ tại nhà, vì chính quyền nghiêm cấm y sĩ đàn ông săn sóc bệnh nhân đàn bà . • Ngoài ra, họ cũng không kiếm ra phương tiện chuyên chở • để tới được những chẩn y viện. • Có một nhà bảo sanh tên Malalai, dân quân Taliban xây một bức tường cao có 2 cửa sổ nhỏ xíu. Những người chồng ngồi đợi phía bên kia. Họ giao dịch với vợ qua 2 cửa sổ nhỏ.
Theo như phúc trình của « Ủy Ban Tranh Đấu cho Quyền Làm Người « thì 70 % phụ nữ tử vong trong thời kỳ thai nghén chết vì trở ngại trong lúc lâm bồn
Không còn ánh mắt Trùm kín dưới bộ dồ Burke, khuôn mặt của người mẹ biến mất. Qua lớp vải che mặt, giọng nói của người mẹ cũng đổi khác. Mất luôn sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và con nhỏ.
Khi cho con bú, mẹ không hề nhìn được mặt Kể như mất luôn liên hệ mật thiết vô hình giữa người mẹ và đứa con nhỏ.
Từ ngày lực lượng Taliban thống lãnh Kabul 27.9.1996, Họ hất người đàn bà ra khỏi đời sống công cộng, vứt họ vào khuôn khổ nội trợ gia đình. Bộ đồ Burka trở thành bắt buộc. Nó cũng là biểu tượng cho sự áp chế khắc nghiệt trên người phụ nữ. Trước kia, Kabul là nơi tương đối có được một quy chế xã hội vững vàng. 7790 giáo viên tiểu học. 63 cơ sở học đường. Tất cả bị đóng cửa. Xã hội bị đẩy lui về thời kỳ trung cổ ngay tại thế kỷ thứ 20. Mất đi 65% phụ nữ nằm trong tổng số giáo chức, mất đi 40% số học sinh học đường, mất đi một nửa số 7,000 sinh viên đang theo học tại các đại học. Không một ai dám chống lại Mohamed Omar, người thủ lãnh nhóm taliban. Một chiếc cùm như ập xuống nền văn hóa và thân phận con người.
Thân phận nhỏ nhoi của nữ giới luôn luôn bị ám ảnh bởi những sự trừng phạt nghiêm khắc. Những toán tuần hành trẻ, làm việc cho Cục Phát triển Đạo Đức và Chống Sa Đọa, từng ngày đi tuần tiễu ngoài đường với roi da, gậy gộc, súng ống. Họ lùng bắt những cô gái trẻ má phấn môi son, ngay cả những người để hở mắt cá chân hay vui cao tiếng cười. Hình phạt đi từ bị ném đá, bị chặt chân tay, bị tra tấn,bị phạt roi hay bị xử bắn nơi công cộng, mà không quyền xin được công lý xét xử.
hình phạt : bị ném đá Tội Ngọai tình . Những cục đá ném người không được to quá, tránh việc mang lại cái chết quá nhanh. Cũng không được nhỏ quá, để gọi được là cục đá. Người đàn bà bị chôn xuống lỗ, đất ngập tới ngực . Lũ đàn ông sẽ lấy đá ném người tử tội tới chết.