310 likes | 555 Views
HỘI NGHỊ TẬP HUẤN TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TCCN. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TCCN TẠI TPHCM Đặng Thị Thùy Linh dttlinh.tphcm@moet.edu.vn 0903700684 Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HCM (số liệu tháng 3 -2014).
E N D
HỘI NGHỊ TẬP HUẤN TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TCCN MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TCCN TẠI TPHCM Đặng Thị Thùy Linh dttlinh.tphcm@moet.edu.vn 0903700684 Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM
TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HCM (số liệu tháng 3 -2014)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ban hành về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ KĐCLGD trường THPT, TTGDTX, THCS,TiH, MN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài,tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, công nhận và cấp giấy chứng nhận về KĐCLGD trường THPT, TTGDTX, THCS,TiH, MN TRƯỜNG THPT, TTGDTX, THCS, MN Thực hiện tự đánh giá, cải tiến chất lượng theo các kế hoạch đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá, đăng ký và phục vụ đánh giá ngoài,củng cố và phát huy kết quả KĐCLGD trường THPT, TTGDTX, THCS, TiH, MN Phân cấp quản lý KĐCLGD các trường Phổ thông, mầm non, TTGDTX
Thực trạng KĐCLGD trường TCCN TPHCM (2008-nay) - Hiện nay có 34 trường TCCN ( theo những điều cần biết tuyển sinh TCCN 2014). - Trong đó có 7 trường công lập, 27 trường ngoài công cập. - Chỉ có 04 trường TCCN công lập trực thuộc trực tiếp Sở GD và ĐT(TCCN Nam Sài Gòn, TCCN Nguyễn Hữu Cảnh, TCCN Quận 12, TCCN Hóc Môn, trong đó Q 12 và Hóc Môn là 2 trường mới vừa thành lập hơn 1 năm, chưa có học sinh tốt nghiệp).- và 03 trường TCCN công lập thuộc Sở Ngành khác Tự đánh giá: 12/34 trường (36%)Đánh giá ngoài: chưa có
Công tác quản lý KĐCLGD trường TCCN của Sở GD và ĐT Tp.HCM • Tổ chức 03 đợt tập huấn (mỗi đợt 3 ngày vào năm 2009, 2010, 2012) • Ban hành 04 văn bản nhắc nhở các trường TCCN trực thuộc thực hiện tự đánh giá, thành lập đơn vị đảm bảo chất lượng trong trường,… • Tổ chức sơ kết vào tháng 8 năm 2012 • Trực tiếp tư vấn đến các trường như: TCCN Nam Sài Gòn, Nguyễn Hữu Cảnh, Âu Việt, Bách khoa Sài gòn, TC Công nghiệp, Ánh Sáng, Việt Khoa, Đại Việt,…
Những khó khăn khi triển khai hoạt động KĐCLGD trường TCCN • Phân cấp quản lý KĐCLDGD trường TCCN. 2. Nhà trường TCCN.
Khó khăn về phân cấp quản lý KĐCLGD trường TCCN Thực tế quản lý trường TCCN có 03 cơ quan chủ quản trực tiếp • 1. Trường TCCN trực thuộc Sở GD&ĐT • 2. Trường TCCN trực thuộc Bộ GD&ĐT. • 3. Trường TCCN trực thuộc các Bộ (ngành) khác • Phân cấp quản lý về KĐCLGD trường TCCN • 1. Trước đây: Bộ GD&ĐT (Cục KTKĐCLGD) • 2. Từ tháng 5-2013 đến nay: Báo cáo TĐG gửi về Cục KTKĐCLGD và cơ quan chủ quản; Đăng ký đánh giá ngoài với Tổ chức KĐCLGD
2. Khó khăn khi thực thiện TĐG thuộc về chính các trường TCCN • 1. Nhận thức • 2. Con người • 3. Kỹ thuật, phương pháp • 4. Chưa đáp ứng đủ các điều kiện về đảm bảo chất lượng nên rất ngại làm TĐG.
THỰC HIỆN TỰ ĐÁNH GIÁ Gồm 2 giai đoạn: • 1.Tổ chức thực hiện TĐG theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành • 2. Viết báo cáo TĐG. +Thông thường các trường bỏ qua phần tổ chức thực hiện TĐG theo tiêu chuẩn. + Không hoàn thành báo cáo TĐG hoặc có báo cáo TĐG nhưng kém chất lượng, không đạt yêu cầu
Kết quả khảo sát các trường TCCN Tp.HCM trực thuộc Sở GD&ĐT về thực hiện TĐG • 12 trường TCCN có báo cáo tự đánh giá • 12 trường TCCN chưa có báo cáo tự đánh giá • 198 ý kiến trả lời
2.Thực trạng Báo cáo tự đánh giá • Phần 1. Về số liệu kê khai ở phần cơ sở dữ liệu chưa khớp, đúng với thực trạng và chưa biết cách sử dụng số liệu từ bảng cơ sở dữ liệu để đánh giá các tiêu chí. Góp ý Phần cơ sở dữ liệu theo mẫu của Bộ GD&ĐT phù hợp nhiều hơn đối với ĐH, CĐ. Số liệu chưa đặc trưng được nhà trường TCCN. Đối với TCCN: cần thêm các cột thể hiện số lượng về người có tay nghề giỏi ở các doanh nghiệp tham gia dạy thực hành thay vì phải có GS,PGS hay TS. – Yêu cầu về số lượng bài báo khoa học, công trình khoa học, viết sách, hay việc hợp tác quốc tế…đối với GV TCCN là khó khăn, thay vào đó là các sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, mô hình, đồ dùng dạy học tự làm,…
2.Thực trạng Báo cáo tự đánh giá • 2. Phần báo cáo theo tiêu chuẩn • Viết theo kiểu báo cáo thành tích: lý do chính là để đối phó với Bộ, điều này chứng tỏ chưa quán triệt ý nghĩa và giá trị của kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, số trường TCCN ngoài công lập ở Tp.HCM hơn gấp 3,5 lần trường công lập, nên tính cạnh tranh rất cao.Nếu không quan tâm đến chất lượng sẽ không tồn tại.
2.Thực trạng Báo cáo tự đánh giá • Về nội dung minh chứng:Đây là phần khó khăn nhiều nhất ( theo khảo sát) Không thể thu thập được minh chứng mặc dù hoạt động (sự kiện), con người, thời gian, không gian là có thật; Chưa biết thiết kế các công cụ khảo sát để điều tra, đánh giá định tính; Chưa tổng hợp và xử lý minh chứng theo yêu cầu của nội hàm của các tiêu chí; Minh chứng thu thập được chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh cho tiêu chí đạt được, đôi khi mang tính đối phó; Hội đồng tự đánh giá chưa phân tích được các dữ liệu tính và định lượng của các minh chứng để chứng minh trong phần mô tả. Hơn nữa, là còn nhầm lẫn các văn bản chỉ đạo của cấp trên và những văn bản hoạt động của trường.
2.Thực trạng Báo cáo tự đánh giá • Mô tả hiện trạng: không đầy đủ, hoặc lạc đề, không đúng hoặc không đủ nội dung yêu cầu của tiêu chí - lý do chính là không hiểu nội hàm, yêu cầu của từng tiêu chí, yêu cầu của viết báo cáo tiêu chí, thiếu minh chứng, không biết phân tích so sánh được dữ liệu từ minh chứng … • Phân tích điểm mạnh: Nêu không trúng điểm mạnh của cơ sở, lan man, cái gì cũng mạnh - lý do chính là do không có điểm nào mạnh thực sự đành “nặn” ra điểm mạnh. Lý do: người viết không đủ trình độ để chọn ra điểm mạnh nhất để nêu hoặc là không đủ minh chứng để chứng minh điểm mạnh…
2.Thực trạng Báo cáo tự đánh giá • Phân tích điểm tồn tại: một cách sơ sài, đổ tại khách quan, thậm chí không dám ghi điểm yếu. Lý do chính là do không thực sự cầu thị, muốn chạy theo thành tích, nêu nhẹ điểm tồn tại để còn đạt yêu cầu và không hiểu rằng chính ghi được điểm yếu là mới có kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lượng…
2.Thực trạng Báo cáo tự đánh giá • Đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng theo tiêu chí: khắc phục thường theo kiểu nghị quyết: “ Đẩy mạnh hơn nữa…”, “Cố gắng phấn đấu…”, đôi khi viết tồn tại một đường, khắc phục một nẻo, chẳng ăn nhập gì với nhau, thiếu con người, tài chính, thời gian để thực hiện, kế hoạch không khả thi. Lý do: một là sai từ phần vạch ra điểm yếu ở trên, hai là người viết không hiểu điều cần cải tiến là liều thuốc để chữa bệnh yếu kém. Thiếu tầm nhìn và chiến lược trong toàn bộ hệ thống. Làm lộ rõ yếu kém của người viết và thiếu nghiêm túc của người duyệt.
2.Thực trạng Báo cáo tự đánh giá • Về hình thức: chưa thực hiện đúng thông tư 01/BNV-2011 về quy định hình thức trình bày văn bản như phông chữ, canh lề, viết hoa…Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo mẫu báo cáo tự đánh tự giá của Bộ GD&ĐT. Lỗi chính tả, câu văn diễn đạt chưa có chủ ngữ, dài dòng, ngắt câu chưa hợp lý. • Văn phong và lập luận trong báo cáo tự đánh giá (kém nhất) - Không người để viết tốt. - Văn phong chưa rõ ràng, thuyết phục, chưa biết cách viết báo cáo khoa học. Nhầm lẫn giữa văn nói và văn viết. Chưa có lập luận và hành văn trôi chảy. Chưa biết cách sử dụng từ ngữ khoa học và dẫn liệu khoa học. Đây là một trong những điểm hạn chế lớn khi tiến hành thực hiện viết báo cáo tự đánh giá.
Góp ý với các trường TCCN 1. Hiệu trưởng phải được biết, được góp ý, được quán triệt bản báo cáo TĐG của cơ sở mình để họ chủ động nâng cao chất lượng công việc trong thực hiện TĐG góp phần từng bước nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động của cơ sở đào TCCN thông qua tự đánh giá. 2. Các cán bộ quản lý, các giáo viên, công nhân viên và học sinh cần thấu hiểu bản báo cáo tự đánh giá để tối thiểu biết kế hoạch khắc phục các điểm tồn tại của nhà trường trong thời gian tới, tốt hơn nữa là biết được các tiêu chuẩn chất lượng để hành động theo tiêu chuẩn này, khi đó nhà trường đã xây dựng được văn hóa chất lượng để phát triển bền vững.
Bài học kinh nghiệm • Trường TCCN là một nhà trường có đặc trưng riêng, phục vụ mục tiêu giáo dục nghề nghiệp cho xã hội (không phải là nhà trường phổ thông mà cũng không giống ĐH, CĐ). Do vậy cần có những thiết kế riêng cho TCCN về KĐCLGD (cụ thể trong báo cáo tự đánh giá: phần dữ liệu và bộ tiêu chuẩn)
Bài học kinh nghiệm • 1. Các trường cần thành lập một bộ phận chuyên trách/bán chuyên trách chịu trách nhiệm làm đầu mối thu thập, lưu giữ dữ liệu, tổ chức hoạt động tự đánh giá nhằm mục đích cải tiến nâng cao chất lượng và KĐCL. Bộ phận này phải gồm những người được đào tạo chuyên môn về đo lường, đánh giá, kiểm định chất lượng trong giáo dục.
Bài học kinh nghiệm • 2.Tổ chức tập huấn trực tiếp đến từng trường TCCN cho lãnh đạo trường, Hội đồng tự đánh giá về đảm bảo chất lượng/KĐCL và đặc biệt tập huấn cho các nhóm chuyên trách các kĩ thuật thu thập thông tin/minh chứng, mã hoá phân tích minh chứng, cách viết báo cáo tự đánh giá.
Bài học kinh nghiệm 3. Nên thiết kế một số bộ câu hỏi điều tra (questionaire) chuẩn dựa trên những nội dung cần khảo sát phù hơp với nội hàm các tiêu chí, thích hợp cho việc thu thập thông tin phục vụ tự đánh giá (ít nhất có 4 phiếu sau) • Phiếu đánh giá của học sinh sau tốt nghiệp về chương trình đào tạo • Phiếu đánh giá của học sinh đang học về nhà trường và CTĐT • Phiếu đánh giá của giáo viên về nhà trường chương trình đào tạo • Phiếu đánh giá của doanh nghiệp có học sinh học TCCN
Mong muốn của các trường TCCN Tp.HCM • 1. Được đánh giá ngoài sớm. • 2. Một số trường đáp ứng được khá tốt báo cáo TĐG theo qui định - TCCN Kỹ thuật Nghiệp Vụ Nam Sài Gòn - TCCN Kinh tế Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh. - TCCN Âu Việt (Ngoài công lập). -….
Kết luận Công tác tự đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các hoạt động này hướng đến nền văn hoá chất lượng. Điều này cần có thời gian và công việc cần làm ngay trong thời gian tới là tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả các trường và xã hội hiểu rõ vai trò và lợi ích của kiểm định chất lượng
Philip Kotler Chất lượng của một tổ chức không bao giờ vượt qua chất lượng của những trí tuệ (con người) đã làm nên nó.
Cảm ơn quí Thầy, Cô đã lắng nghe Chúc Thầy, Cô sức khỏe, hạnh phúc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.