440 likes | 1.65k Views
Nhóm 1. THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI : THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU. DANH SÁCH NHÓM 1. Bùi Long Vinh Nguyễn Xuân Tùng Nguyễn Lưu Tường Thụy Bạch Phạm Đăng Huy Kiều Minh Kỳ Nguyễn Thị Nghĩa Nguyễn Thị Ái Thịnh Gián Huyền Trung Nguyễn Đăng Anh Hoàng
E N D
Nhóm 1 THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI: THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
DANH SÁCH NHÓM 1 • Bùi Long Vinh • Nguyễn Xuân Tùng • Nguyễn Lưu Tường Thụy • Bạch Phạm Đăng Huy • Kiều Minh Kỳ • Nguyễn Thị Nghĩa • Nguyễn Thị Ái Thịnh • Gián Huyền Trung • Nguyễn Đăng Anh Hoàng • Nguyễn Thị Phương Thùy • Nguyễn Thị Thu Hằng • Võ Đình Phi Lĩnh • Trương Thị Thùy Trang • Nguyễn Thị Bích Hạnh • Nguyễn Thị Ngọc Trâm • Nguyễn Đăng Phong • Lê Hoàng Y Diệp Dạ Nguyên
VĂN BẢN PHÁP LUẬT - Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005. - Quyết định số 05/2007/QĐ-BTC ngày 15/01/2007 của Bộ Tài chính. - Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ. - Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính. - Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ. - Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.
NỘI DUNG 1. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Đối tượng chịu thuế. 3. Đối tượng không chịu thuế. 4. Người nộp thuế. 5. Căn cứ tính thuế: 5.1 Giá tính thuế. 5.2 Thuế suất. 5.3 Phương pháp tính thuế. 6. Các chế độ miễn giảm, ưu đãi về thuế. 6.1 Miễn thuế 6.2 Giảm thuế 6.3 Ưu đãi đặc biệt về thuế
1. KHÁI NIỆM THUẾ NHẬP KHẨU, THUẾ XUẤT KHẨU Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
2. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ Theo quy định tại điều 2 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và quy định tại Điều 1 Nghị định 87/2010/NĐ-CP thì đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa: 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ (tt) 2. Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ Theo quy định tại Điều 3 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và theo Điều 2 Nghị định 87/2010/NĐ-CP thìhàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Namtheo quy định của pháp luật.
3. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ (tt) 2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
3. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ (tt) 3. Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 4. Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
4. NGƯỜI NỘP THUẾ Theo Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2010/NĐ-CP 1. Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; 3. Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
5. CĂN CỨ TÍNH THUẾ 5.1 GIÁ TÍNH THUẾ 5.2 THUẾ SUẤT 5.3 CÔNG THỨC TÍNH THUẾ
5.1 GIÁ TÍNH THUẾ - Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu: là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (thông thường là giá FOB hoặc DAF), không bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) theo hợp đồng bán hàng. - Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu: là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên - được xác định theo trị giá giao dịch (thông thường là giá CIF).
5.1 GIÁ TÍNH THUẾ (tt) - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế được xác định theo hợp đồng. - Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.
5.2 THUẾ SUẤT - Thuế suất thuế xuất khẩu: Căn cứ vào biểu thuế xuất khẩu. - Thuế suất thuếnhập khẩu:bao gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt + Thuế suất ưu đãi : áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có ký hiệp định ưu đãi về thuế suất giữa chính phủ các nước. Chính phủ qui định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng và thuế suất cụ thể đối với từng mặt hàng . + Thuế suất thông thường: là thuế suất được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước không có thỏa thuận ưu đãi về thuế, thuế suất thông thường được qui định cao hơn thuế suất ưu đãi 50%.
5.2 THUẾ SUẤT (tt) • Thuế suất ưu đãi đặc biệt : áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu do Chính phủ qui định. - Ngoài ra còn có một số trường hợp áp dụng thuế tuyệt đối Ví dụ: Theo Quyết định 05/2007/QĐ-BTC ngày 15/01/2007, khi nhập khẩu xe Ô tô đã qua sử dụng từ 5 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh: - Từ 1.000 cc dưới 1.500 cc mức thuế nộp 6.300 USD - Từ 1.500 cc dưới 2.000 cc mức thuế nộp 8.500 USD
5.3 CÔNG THỨC TÍNH THUẾ Thuế Số lượng đơn vị Đơn giá Xuất = từng mặt hàng x tính thuế x Thuế suất khẩu thực tế xuất khẩu ghi trên tờ khai HQ Thuế Số lượng đơn vị Đơn giá Nhập = từng mặt hàng x tính thuế x Thuế suất khẩu thực tế nhập khẩu ghi trên tờ khai HQ Số lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu: để tính thuế xuất nhập khẩu là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
6. CHẾ ĐỘ MIỄN GIẢM, ƯU ĐÃI VỀ THUẾ. 6.1 MiỄN THUẾ 6.2 GiẢM THUẾ VÀ HOÀN THUẾ 6.3 ƯU ĐÃI ĐẶC BiỆT VỀ THUẾ.
6.1 MIỄN THUẾ VÀ XÉT MIỄN THUẾ - Các trường hợp miễn thuế được quy định tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 - Các trường hợp xét miễn thuế được quy định tại Điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005
6.2 GIẢM THUẾ VÀ HOÀN THUẾ - Các trường hợp giảm thuế được quy định tại Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 - Các trường hợp hoàn thuế được quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005
6.3 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT VỀ THUẾ • Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa từ nước có quan hệ đối xử tối huệ quốc với Việt Nam. Hàng hóa được nhập từ các quốc gia thành viên WTO sẽ hưởng thuế suất ưu đãi theo Cam kết WTO về hàng hóa của Việt Nam. VD: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (còn gọi là Biểu Thuế MFN - Thông tư 184/2010/TT-BTC) Biểu thuế MFN được áp dụng để tính thuế hàng nhập khẩu từ 149 nước và vùng lãnh thổ có Quy chế Tối huệ quốc (MFN) với Việt Nam. Hàng nhập khẩu từ những nước chưa có MFN sẽ được tính bằng 150% so với mức thuế suất hiện hành
6.3 ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT VỀ THUẾ (tt) - Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa từ nước thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. VD: Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
KẾT THÚC CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE