1 / 28

BÁO CÁO

BÁO CÁO. Chuyên đề 3. MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Người hướng dẫn chuyên đề: PGS.TS. Phạm Văn Hiền TS. Nguyễn Duy Cần. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Khang. Đặt vấn đề.

imala
Download Presentation

BÁO CÁO

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÁO CÁO Chuyên đề 3 MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Người hướng dẫn chuyên đề: PGS.TS. Phạm Văn Hiền TS. Nguyễn Duy Cần Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Khang

  2. Đặt vấn đề Mặc dù nông nghiệp VN, ĐBSCL nói chung Tiền giang nói riêng không ngừng phát triển. Nhưng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng HTCT bền vững diễn ra còn chậm so với yêu cầu và còn gặp không ít khó khăn, làm cho thu nhập bình quân/đầu người ở ĐBSCL còn thấp (471.100đ so với bình quân cả nước là 484.400đ/ người tháng) và tỷ lệ hộ nghèo còn cao (12%). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các HTCT bền vững: diện tích canh tác của từng hộ thấp (ĐBSCL 0,5-1ha, TG 0,4ha), lũ lụt, hạn hán, phèn, mặn, ô nhiểm môi trường, chính sách phát triển chưa đồng bộ…đe dọa sự phát triển bền vững.

  3. Hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững ở khu vực Đông nam Á Nuôi trồng thủy sản kết hợp với ruộng lúa ở khu vực Châu á đã được phát triển như là một hoạt động có hiệu quả trong HTCT ở các vùng nông thôn như Trung Quốc, Thái lan, Philippines, Indonesia, Bangladesh.

  4. Một số HTCT bền vững ở Việt nam • Ở Việt nam được chia thành 7 vùng sinh thái; tương ứng với mỗi vùng có những HTCT thích hợp với những điều kiện về khí hậu, đất, nước,hoàn cảnh và tập quán sản xuất của con người nơi đó. • Nhìn chung,các hệ thống canh tác kết hợp ở VN cũng là sự phối hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Những hệ thống nầy làm giảm thiểu chất thải nhờ tái sử dụng các phụ, phế phẩm nên giảm bớt đầu tư từ bên ngoài; do đó làm giảm giá thành, tăng thêm lợi nhuận và ít rủi ro cho nông dân. • Hệ thống vườn - ao - chuồng ( VAC); hệ thống trồng trọt kết hợp chăn nuôi thường phổ biến ở vùng đất cao, dốc; còn hệ thống lúa - thuỷ sản ở vùng đồng bằng và được đánh giá là bền vững hơn.

  5. HTCT bền vững ở ĐBSCL • Ở ĐBSCL, trong một HTCT thường có 4 thành phần cơ bản: • Thổ cư gắn với các hoạt động chăn nuôi, trồng cây ăn trái, trồng màu • Ao dùng nuôi cá, trử nước ngọt sinh hoạt gia đình • Vườn trồng cây ăn trái, trồng rau màu • Ruộng lúa có thể kết hợp nuôi thủy sản hoặc trồng màu

  6. Một số HTCT bền vững ở ĐBSCL • ĐBSCL được chia thành 6 vùng sinh thái:

  7. Vùng Đồng Tháp Mười Hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác ở vùng Đồng Tháp Mười (Đvt: triệu đồng/ha) (Nguồn: Mai Thành Phụng và ctv., 2002; Trần Thanh Bé và ctv., 2007 và Dương Ngọc Thành và ctv., 2007)

  8. Vùng Tứ giác Long Xuyên Hiệu quả các mô hình canh tác vùng Tứ Giác Long Xuyên (Đvt: triệu đồng/ha) (Nguồn: Trần Thanh Bé và ctv, 2007 và Dương Ngọc Thành và ctv., 2007)

  9. Vùng phù sa ngọt TBChi phí và lơi nhuận của các mô hình canh tác(Đvt: triệu đồng/ha) Vụ lúa 1 Vụ lúa 2 Hiệu quả cả năm (*) Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình theo sau cùng mẫu tự thì không khác biệt qua phép thử Tucky HSD ở mức ý nghĩa 5%

  10. Hiệu quả mô hình canh tác ở vùng phù sa nước ngọt (Đvt: triệu đồng/ha) Nguồn: Trần Thanh Bé và ctv, 2007 và Dương Ngọc Thành và ctv., 2007

  11. Mô hìnhluân canh 1 lúa – 1 cá

  12. Vùng Tây Nam sông Hậu Hiệu quả mô hình canh tác(Đvt: triệu đồng/ha) (Nguồn: Âu Quang Tấn và ctv., 2007; Dương Ngọc Thành và ctv., 2007).

  13. Vùng ven biển ĐBSCL Hiệu quả kinh tế hệ thống canh tác theo năm (triệu đồng/ha) (Nguồn: D.N.Thành, 2002).

  14. Khai thác thủy sản mô hình lúa- tôm

  15. Vùng bán đảo Cà mau Mô hình phổ biến ở vùng sinh thái bán đảo Cà Mau

  16. Tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến sinh kế của người dân ĐBSCL • Ảnh hưởng đến nguồn lực tự nhiên • Ảnh hưởng đến tài chính nông hộ Tình hình thu nhập của nông hộ sau chuyển đổi HTCT tại vùng ĐBSCL

  17. HTCT ở Tiền giang Long An Đồng Tháp Biển Đông Vĩnh Long Bến Tre

  18. Tiểu vùng phù sa ngọt Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác (triệu đồng/ha). Nguồn: Trần Hữu Phúc và ctv., 2007

  19. Tiểu vùng ngọt hoá Phân tích kinh tế từng mô hình canh tác, năm 2006 (Đvt: triệu đồng/ha) Nguồn: Trần Hữu Phúc và ctv., 2007

  20. Mô hình 1lúa – 2 màu Mô hình 2 Lúa-1 màu

  21. Tiểu vùng phèn Là vùng giáp ranh thuộc Đồng Tháp Mười (ĐTM) gồm huyện Tân Phước, một phần của 2 huyện Cai Lậy và Châu Thành. Đất phèn từ nhẹ đến nặng, hàng bị ngập lũ nông trung bình khoảng 3 tháng. HTCT chủ yếu cũng gồm lúa 3 vụ, 2 lúa-1 màu (Cai Lậy, Châu Thành), chuyên canh khóm, tràm, khoai mỡ. Tuy nhiên mô hình được đánh giá khá bền vững là khóm, lúa 3 vụ nhưng có thu nhập không cao lắm (lúa bình quân 18 triệu/ha, khóm 25 triệu/ha-Giá hiện hành 2008)

  22. Tiểu vùng đệm Thuộc Thành phố Mỹ Tho, là vùng giáp ranh giữa vùng ngọt và mặn (ranh mặn 2g/l TBNN). Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây ăn trái, hoa kiểng, màu, lùa và chăn nuôi gia cầm; HTCT cũng rất đa dạng nhưng bền vững nhất là trống hoa bán Tết, năm 2008 bình quân thu nhập/ ha từ 80-100 triệu đồng; các loại sản xuất nông nghiệp khác dần dần bị co hẹp lại do dô thị hóa và dịch bệnh.

  23. Tiểu vùng mặn Thuộc huyện cù lao Tân Phú Đông, nằm giữa sông Cửa Tiểu và sông Cửa Đại hệ sông Cửu Long, có diện tích khoảng 25.000 ha. Hàng năm bị mặn từ 6-8 tháng. HTCT gồm có lúa 1 vụ, chuyên canh cây dừa, nuôi tôm sú và chuyên canh cây mãng cầu xiêm. Do chưa được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng lại bị ảnh hưởng mặn gần như quanh năm nên các HTCT trồng trọt chưa ổn định; còn nuôi tôm trong tình hình giá cả bấp bênh, dịch bệnh hoành hành nên các HTCT nầy cũng chưa bền vững.

  24. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các HTCT • Kinh tế: • HTCT được xem bền vững khi nó cung cấp đủ lương thực (năng suất cao) và có lời thì nông dân mới chấp nhận, mà muốn có lợi nhuận cao thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quyết định. • Để tránh rủi ro phải đa dạng các mô hình canh tác kết hợp với ruộng lúa.

  25. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các HTCT • Xã hội: • Nâng cao kiến thức, kỹ năng • Đời sống vật chất tinh thần được cải thiện • Vai trò của các tổ chức, đoàn thể được củng cố • Quan hệ sản xuất mới được hình thành

  26. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các HTCT • Kỹ thuật: • Thông tin KHKT đến với người dân vùng sâu,xa còn thiếu và chậm • KHCN như giống mới, cơ giới…tác động chưa nhiều • Hiệu quả hoạt động khuyến nông chưa sâu rộng

  27. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các HTCT • Môi trường: • Yếu tố bất lợi của tự nhiên như đất đai phèn,mặn, khô hạn, bão lụt • Môi trường nhiều vùng bị hủy hoại nghiêm trọng • Độc canh gây suy thoái đất, phát sinh dịch hại

  28. Kết luận • Vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau có những hệ thống canh tác bền vững khác nhau. • Mô hình canh tác đa dạng cây trồng kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trông thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn độc canh 3 vụ lúa/năm. • Hệ thống luân canh 1 lúa-2 màu, 2 lúa- màu và lúa-cá mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững nhất.

More Related