170 likes | 512 Views
Bài thứ hai. CHỦ NGHĨA DUY VẬT MÁC - XÍT. (Chương trình Trung cấp chính trị) TS. Nguyễn Văn Long. I./ Quan điểm duy vật mác-xít về vật chất. 1./ Vật chất là gì? Phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật, ra đời cách đây 2500 năm, nội dung phát triển qua nhiều giai đọan
E N D
Bài thứ hai CHỦ NGHĨA DUY VẬT MÁC - XÍT (Chương trình Trung cấp chính trị) TS. Nguyễn Văn Long
I./ Quan điểm duy vật mác-xít về vật chất 1./ Vật chất là gì? Phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật, ra đời cách đây 2500 năm, nội dung phát triển qua nhiều giai đọan - Duy vật cổ đại tìm một nguyên thể ban đầu như nước (Ta-lét ), khí ( A-na-xi-men), lửa (Hê-ra-clít ), nguyên tử (Lơ-síp, Đê-mô-crít )… - Thế kỷ XVII, XVIII đồng nhất vật chất với khối lượng của vật thể Mác, Ăng-ghen kế thừa, phát triển quan niệm vật chất nhưng chưa có điều kiện đưa ra định nghĩa đầy đủ
- Đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên: phát minh tia Rơn-ghen, phát hiện hiện tượng phóng xạ, tìm ra điện tử (electron), đề ra thuyết tương đối… đối lập với những quan điểm máy móc, siêu hình về vật chất, các nhà duy tâm phủ nhận duy vật Lê-nin định nghĩa vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
- Thuộc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái vật chất với cái gì không phải vật chất, là cơ sở khoa học để chống lại chủ nghĩa duy tâm - Khả năng của con người trong việc nhận thức thế giới vật chất, cổ vũ các nhà khoa học làm sâu sắc tri thức con người về thế giới vật chất
2./ Các hình thức tồn tại của vật chất A. Vận động Hiểu bao quát, là mọi sự biến đổi, không chỉ là vận động cơ học - Ăng-ghen: Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất- tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất- thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy
- Muốn nhận thức được sự vật phải nhận thức nó trong quá trình vận động, trong trạng thái vận động - Vận động của vật chất là tự thân vận động - Nguyên nhân và nguồn gốc của sự vận động nằm trong bản thân thế giới vật chất, chứ không phải nhờ có cái hích đầu tiên của thượng đế - Tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra, không bị tiêu diệt, vận động luôn được bảo toàn, vận động của một vật cụ thể có thể tăng giảm, nhưng của toàn thế giới vật chất bao giờ cũng là một số không đối
Các hình thức vận động cơ bản của vật chất Ăng-ghen nêu 5 hình thức cơ bản của vận động vật chất: cơ, lý, hóa, sinh, xã hội. Nay vẫn nguyên giá trị, nhưng có nhiều nhận thức mới về từng hình thức và mối liên hệ giữa chúng - Các hình thức ấy khác nhau về chất, có quy luật riêng, không được quy hình thức này về hình thức khác, nhưng có liên hệ hữu cơ, một hình thức xuất hiện là do tác động qua lại của nhiều hình thức vận động khác - Hình thức vận động cao ra đời trên cơ sở hình thức vận động thấp, bao hàm hình thức vận động thấp
- Một sự vật bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất Vận động và đứng im - Đứng im là trạng thái đối lập với vận động. Không có đứng im không thể hình thành bất kỳ sự vật xác định nào. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. B. Không gian và thời gian - Là cái khách quan vốn có của sự vật, là hình thức tồn tại của vật chất, nó cũng vô tận, không có điểm khởi đầu, điểm kết thúc
3./ Sự thống nhất của thế giới Trong lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau về thế giới, lý thuyết tôn giáo tìm sự thống nhất ở lực lượng siêu nhiên, duy tâm cho rằng thế giới tinh thần sinh ra mọi vật. - CNDVBC khẳng định, tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, thể hiện: + Tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. + Đều có những quy luật chung, khách quan và nhờ vậy chúng đều có thể chuyển hóa lẫn nhau + Có ý nghĩa nhận thức và khám phá thế giới
II./ Quan điểm duy vật mác-xít về ý thức Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc xã hội 1./ Nguồn gốc của ý thức A./ Nguồn gốc tự nhiên Duy tâm coi ý thức là thực thể tồn tại ngoài vật chất, sinh ra vật chất, không bao giờ mất đi cho rằng ý thức không thể tồn tại ngoài vật chất, nhưng một số lại cho rằng ý thức là 1dạng vật chất DV trước Mác nguồn gốc tự nhiên đầu tiên phải kể đến bộ óc người, kế đến là thuộc tính phản ánh của vật chất. Não người có từ 14-15 tỷ tế bào thần kinh, chỉ có não người mới có thể sản sinh ra ý thức. Não người sinh ra ý thức vì mọi dạng vật chất đều có thuộc tính chung, phổ biến là thuộc tính phản ánh. DVBC
B./ Nguồn gốc xã hội Yếu tố tự nhiên là cần nhưng chưa đủ, nguồn gốc XH mới là trực tiếp sản sinh ra ý thức, trước hết đó chính là lao động, sau lao động, cùng với lao động là ngôn ngữ, là các quan hệ xã hội, làm cho ý thức con người hình thành và phát triển 2./ Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não con người. Não người là cái phản ánh, còn hiện thực khách quan là cái được phản ánh. Ý thức không sao chép máy móc mà phản ánh năng động, sáng tạo.
Sự sáng tạo của ý thức thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Thứ nhất: phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản, cốt yếu nhất mà con người quan tâm • Nhờ vậy, ý thức có sức mạnh là kim chỉ nam cho hành động. • Bản chất xã hội của ý thức: bao giờ cũng là ý thức của con người, trong những điều kiện xã hội nhất định, nên thời đại khác nhau ý thức khác nhau, thậm chí cùng thời đại, ý thức của tập đòan người này lại khác với tập đoàn khác. Thứ hai: không phản ánh nguyên xi, có sự cải tạo, cải biên hiện thực, tạo ra “thiên nhiên thứ hai” cho mình Thứ ba: có sự phản ánh vượt trước,dự báo tương lai
III./ Chủ nghĩa duy vật mác-xít, cơ sở khoa học cho nhận thức, cải tạo hiện thực • Mối quan hệ: Vật chất là cái có trước, quyết định, ý thức là cái có sau, bị quyết định, là phản ánh của vật chất. Vật chất quyết định ý thức là nguyên tắc cơ bản của CNDV mác-xít • Sự tác động trở lại của ý thức có vai trò to lớn, nếu không thấy rõ điều này sẽ rơi vào duy vật tầm thường
Nguyên tắc phương pháp luận Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, căn cứ của mọi hoạt động, tránh những hành động phiêu lưu, bất chấp quy luật. Một là Phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức để tác động cải tạo thế giới khách quan, đó là vai trò của tinh thần cách mạng, tri thức khoa học, lý luận cách mạng. Hai là