820 likes | 2.09k Views
Đôi nét về Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn cùng với Văn Cao và Phạm Duy được xem như ba khuôn mặt nổi bật nhất của âm nhạc Việt nam vào nửa sau thế kỷ 20.
E N D
Đôi nét về Trịnh Công Sơn Trịnh Công Sơn cùng với Văn Cao và Phạm Duy được xem như ba khuôn mặt nổi bật nhất của âm nhạc Việt nam vào nửa sau thế kỷ 20. Trịnh Công Sơn đã viết trên 600 ca khúc và được Joan Baez ví là Bob Dylan của Việt nam. Ông được biết đến sau khi tình khúc Ướt Mi ra đời. Sau đó những ca khúc ông viết về quê hương và thân phận con người đã bị xem là phản chiến và bị cả hai chính quyền nam bắc lên án.
Sau năm 1975, Trịnh Công Sơn bị bắt đi lao động ba năm trên những cánh đồng còn rải rác chông mìn. Ông là người nghệ sĩ “đi giữa hai lằn đạn”. Bài hát cuối cùng của ông là Tiến Thoái Lưỡng Nan. Ngôn ngữ và triết lý trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn thật độc đáo và lôi cuốn. Ca sĩ mà tên tuổi đã gắn liền với những nhạc phẩm của ông là Khánh Ly. Sau bốn thập niên, những ca khúc của Trịnh Công Sơn vẫn được mọi người khắp nơi yêu chuộng.
Người Thơ Ca Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền. Văn Cao & Trịnh Công Sơn
Sơn viết nhạc hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết lý nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Văn Cao
Nhạc Trịnh Công Sơn đẹp như tranh trừu tượng Toàn bộâm nhạc của Trịnh Công Sơn đẹp như một bức họa trừu tượng. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nghe kỹ cũng tìm ra ý chính: Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau của con người trong cuộc sống, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ. Anh ca tụng tình yêu, anh chống bạo lực và chống chiến tranh. Phạm Duy
Người đầu tiên tôi tới thăm Tôi ra tù năm 1976, nhưng mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng về đủ thứ chuyện, về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, về chỗ đứng của anh trong lòng dân tộc... Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm:“Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ, nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.” Vũ Thư Hiên Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn là một nửa đời sống của tôi Trịnh Công Sơn không là của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. “Ông là một nửa đời sống của tôi." Khánh Ly
Cám ơn định mệnh đã cho tôi gặp anh Khi ấy tôi 20 tuổi, còn anh thì không có tuổi. Hơn mười năm quen rồi thân, có nhiều chia sẻ, có cả chỗ cho những khi giận hờn. Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội. Anh Sơn chẳng biết tôi đi đâu. Rồi anh gặp người bạn gái của tôi hỏi tin. Ngày hôm sau một người bạn thân của anh tìm đến nhà mẹ tôi ở trên phố Tràng Thi, gửi cho tôi một bó hoa hồng và một tờ giấy gấp tư. Tôi giở ra để thấy nét chữ quen thuộc của anh, và những nốt nhạc: "Nắng vàng em đi đâu mà vội Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi…” Không là đủ chăng, sống hết một đời để được yêu thương đến như vậy? Hồng Nhung
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ Hình như mỗi người đàn bà đi qua đời, Trịnh Công Sơn đều để lại một tình khúc. Với Diễm, nàng sinh viên xứ Huế thì: “Chiều nay còn mưa sao em không lại”. Với Nguyệt: “Từ khi em là Nguyệt trong tôi có những mặt trời”. Với Quỳnh Hương, “Ta mang cho em một đóa Quỳnh, Quỳnh thơm hay môi em thơm”. Với Tường Vi, “Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt nhớ đóa hoa tường vi”. Với Bích Khê của vùng biển Qui Nhơn, “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về… Trời cao níu bước sơn khê”. Diễm
Khánh Ly người ca sĩ có giọng hát liêu trai kết hợp tuyệt vời với nhạc Trịnh Công Sơn đã khiến nhiều người thắc mắc về sự liên hệ. Để trả lời, anh chỉ cười và hát: “Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau”. Còn Khánh Ly, sau nhiều năm di tản khỏi Việt Nam vẫn còn nhớ lời Trịnh Công Sơn dặn dò: “Qua đèo Hải vân, nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em!”. Với Hồng Nhung mà tên gọi ở nhà là Bống, Trịnh Công Sơn đã viết ba ca khúc về Bống và “hốt hoảng” khi Hồng Nhung bỏ về Hà Nội: “Nắng vàng em đi đâu mà vội…”. Với Khánh Ly Với Hồng Nhung
Bi kịch Trịnh Công Sơn Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc phản chiến. Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ “phản chiến” nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam. Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn. Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn có sự hồn nhiên và lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... Và cái chất đó có hầu hết ở lứa tuổi bước vào đại học... nhưng tuổi trẻ không lường được những uẩn khúc của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá. Họa sĩ Trịnh Cung
Trịnh Công Sơn viết những bài Nối Vòng Tay Lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội... chỉ để ước mơ đất nước hòa bình, ước mơ anh em bắt tay nhau. Tôi và Sơn là hai người bạn với hai hoàn cảnh khác nhau. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức vì không muốn phạm pháp, cho dù chính quyền có ra sao đi nữa. Còn Sơn thì khác, anh chỉ đi vì lý tưởng của mình. Bởi vì chúng ta là những con người chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; do đó chúng tôi vẫn chơi thân với nhau trong tình người. Trịnh Cung tôi chỉ là tên hát rong
Người với âm vang vô tận Ngợi ca anh hay lên án anh, yêu mến anh hay căm hận anh, muốn gần gũi anh hay muốn xa lánh anh, bênh vực anh hay chống đối anh… mỗi người đều có lý do riêng để biện minh cho mình. Nhưng không ai có thể phủ nhận tài hoa và sức quyến rũ của âm nhạc anh. Thật tình, người ta khó mà quên anh. Nguyễn Xuân Hoàng
Nhạc Trịnh Công Sơn Một Cõi Đi Về(saxophone)Như Một Lời Chia Tay(Khánh Ly)
Văn Cao nhận định rất đúng khi gọi Trịnh Công Sơn là nhà thơ ca, bởi lời nhạc của Trịnh Công Sơn đều là những lời thơ. Thực ra trước khi Trịnh Công Sơn viết nhạc và Trịnh Cung vẽ tranh thì hai người đã chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca khi cả hai mới 17, 18 tuổi ở Huế.
Đường xa mỏng mộng vô thường Trái tim chợt tỉnh tôi nhường nhịn tôi Trịnh Công Sơn - Montreal 1992 Đưa em một nửa lên đường Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh Mùa xuân phố bội bạc tình Bước chân phiền não một mình ta hay Trịnh Công Sơn - 21 Avril 1992 Crescent Bar - Montreal
Hội họa Ngoài âm nhạc và thi ca, hội họa cũng là một đam mê không ngừng của Trịnh Công Sơn. Ông vẽ tranh cũng dễ dàng như viết nhạc và làm thơ. Tranh của ông mang lại cho giới thưởng ngoạn những ngạc nhiên thích thú bởi một nghệ thuật rất hồn nhiên mà bay bổng. Tự họa
Chỗ em ngồi ngày xưa còn ấm lắm Anh gối lên và ngủ một giấc dài Em có hiểu đời cho em là mộng Để anh về cứ tưởng một là hai Trịnh Công Sơn Hồng Nhung
Hai họa sĩ Trịnh Cung và Đinh Cường qua nét vẽ của Trịnh Công Sơn Trịnh Cung -1988 Đinh Cường - 1977
Thủy Hương ba chiều Thủy Hương
Tình như nắng vội tắt chiều hôm Tình không xa nhưng không thật gần
Bài ca cho những xác người Biển nhớ Bống bồng ơi Buồn từng phút giây Cát bụi Chiếc lá thu phai Chiều một mình qua phố Cho một người vừa nằm xuống Cỏ xót xa đưa Con mắt còn lại Còn thấy mặt người Còn tuổi nào cho em Cuối cùng cho một tình yêu Cúi xuống thật gần Diễm xưa Du mục Đại bác ru đêm Để gió cuốn đi Đêm bây giờ đêm mai Đêm thấy ta là thác đổ Đường xa vạn dặm Em còn nhớ hay em đã quên Em đã cho tôi bầu trời Em đi bỏ lại con đường Em đi trong chiều Em hãy ngủ đi Giọt nước mắt cho quê hương Gọi tên bốn mùa Góp lá mùa xuân Hạ trắng Hãy cứ vui như mọi ngày Hãy sống giùm tôi Hoa vàng mấy độ Huế, Sài Gòn, Hà Nội Khói trời mênh mông Lại gần với nhau Lặng lẽ nơi này Lời buồn thánh Lời ở phố về Lời thiên thu gọi Một cõi đi về Mưa hồng Nắng thủy tinh Ngày dài trên quê hương Nghe những tàn phai Nghe tiếng muôn trùng Ngụ ngôn mùa đông Người con gái da vàng Người về bỗng nhớ Nguyệt ca Nhìn những mùa thu đi Nhớ mùa thu Hà Nội Như cánh vạc bay Như một lời chia tay Những con mắt trần gian Phôi pha Quỳnh hương Rồi như đá ngây ngô Ru đời đã mất Ru em từng ngón xuân nồng Ru ta ngậm ngùi Ru tình Rừng xưa đã khép Sóng về đâu Thương một người Tiến thoái lưỡng nan Tình ca người mất trí Tình nhớ Tình sầu Tình xa Tôi ơi đừng tuyệt vọng Tôi ru em ngủ Trong nỗi đau tình cờ Tuổi đá buồn Tự tình khúc Tưởng rằng đã quên Ướt mi Vẫn có em bên đời Vết lăn trầm Xin mặt trời ngủ yên Xin trả nợ người