900 likes | 1.83k Views
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ. GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN,HẢI ĐẢO (trong cộng đồng cư dân). GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NỘI DUNG.
E N D
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN,HẢI ĐẢO (trong cộng đồng cư dân)
GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO • VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI • ĐẢO VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NỘI DUNG II. THỰC TRẠNG CỦA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO Ở VIỆT NAM III. GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỚI BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO I. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KT - XH 1.1 Đối với đời sống conngười. - Cung cấp nguồn thức ăn thủy hải sản; Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người: “Khoảng 500 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào nguồn thực phẩm từ thủy sản - một nguồn thực phẩm rất giàu chất protein cần thiết cho cơ thể con người”. - Tạo không khí trong lành tốt cho sức khỏe.
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO 1.2.Đối với sự phát triển KT-XH, ANQP */ Kinh tế - xã hội a) Thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng: Nguồn lợi thủy sản phong phú (khoảng 11.000 loài), trong đó, sản lượng cá biển khoảng 3-4 triệu tấn/năm. Ngoài ra, còn có các đặc sản khác (chim yến). Ven biển nước lợ thích hợp cho nuôi trồng… => Thủy sản đóng vai trò đảm bảo an ninh lương thực/các quốc gia nghèo (VN). Công nghiệp chế biến thuỷ sản trở thành ngành mũi nhọn.
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO b) Dầu khí: Tiềm năng Dầu khí từ Biển Việt Nam lớn. Về trữ lượng: xếp thứ 3 Đông Nam Á, sau Inđônêxia, Malaixia. Dầu khí đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia; mang lại nguồn thu bằng ngoại tệ lớn; ngành dầu khí phát triển kéo theo nhiều ngành khác cùng phát triển (giao thông biển, khu CN hóa dầu, mở rộng quan hệ thương mại…)
Dầu khí được bắt đầu khai thác từ năm 1986, sản lượng liên tục tăng
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO • c) Cảng và vận tải biển • Nước ta có 90 cảng biển, nhiều cảng trong đó là cảng côngtơnơ tầm cỡ quốc tế … • Các cửa sông phần lớn đổ ra biển (hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Mã, hệ thống sông Đồng Nai- Vàm Cỏ, hệ thống sông Cửu Long…) tạo mạng giao thông từ nội thủy ra biển và ngược lại thuận lợi. • => Giao thông vận tải phát triển thúc đẩy giao lưu KT-VH giữa các vùng miền trong và ngoài nước. .
Mạng lưới cảng biển, công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn.
d) Du lịch biển: Biển Việt Nam có những đặc trưng hiếm có: thắng cảnh, bãi tắm đẹp, đáy biển đa dạng san hô màu, động thực vật biển phong phú… thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước => Du lịch = “Ngành Công nghiệp không khói”. e) Khoáng sản khác : Than đá (Hòn Gai - Cẩm Phả ước khoảng 3 tỉ tấn); Sa khóang titan (Hàm Tân, Kỳ Anh, Sầm Sơn…); Cát trắng (Ba Đồn, Thủy Triều, Hòn Gốm…); Muối: có S khoảng 50-60 ngàn ha (60% dọc ven biển Quảng Ngãi -> Bình Thuận); Đá vôi, đá xây dựng, nước khoáng …=> Giải quyết việc làm cho người dân; phát triển giao thông thủy, bộ.
*/ An ninh quốc phòng • Lịch sử dân tộc đã ghi nhận 10/14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù/nước ta bắt đầu từ hướng biển. • Biển, đảo, thềm lục địa và đất liền thuận lợi cho xây dựng căn cứ QS, trạm tiền tiêu, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn để bảo vệ đất nước. • - Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch… ta có khả năng chủ động hội nhập kinh tế với thế giới. Kinh tế biển có khả năng làm cho đất nước ta giàu và mạnh (vai trò An ninh kinh tế).
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO II. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO VIỆT NAM 1. Biển Đông: + Biển Đông còn có tên gọi là biển Nam Trung Hoa (The South China Sea), trải rộng từ vĩ độ 310 đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông; DT khoảng 3,5 triệu km2; ngoài Việt Nam còn có 8 nước bao bọc:
China TaiWan Philippines Viet Nam Cambodia Malaysia Brunei Indonesia
+ Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng/nhiều nước (yếu tố địa chính trị) - Biển Đông ảnh hưởng lớn/ Kinh tế các nước (đ/v các nướcChâu Á: Các tuyến đường biển nếu phải vòng qua Nam Australia thì cước phí sẽ tăng gấp 5 lần, như vậy sẽ không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới;- Đ/v Đông Á: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo và cả Trung Quốc có nền KT phụ thuộc sống còn vào con đường biển này; Hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có thể kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông). => Nếu Biển Đông bị khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị và kinh tế của các nước, trước hết là các nước khu vực.
2. Việt Nam – một quốc gia mạnh về biển, đảo: + Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, 3 mặt giáp biển (Đông, Đông Nam, Tây Nam); có 28/63 tỉnh thành có biển. + Bờ biển dài trên 3.260 km (1 trong 10 QG cao về chỉ số chiều dài bờ biển); + Vùng biển rộng với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Lược đồ28 tỉnh, thành phố có biển
Hoàng Sa: - Vùng biển quần đảo Hoàng Sa có hơn 30 đảo san hô, cồn cát, rạn, san hô, gồm hai nhóm: nhóm đảo An Vĩnh (đông) và nhóm đảo Lưỡi Liềm (tây); lớn nhất là đảo Phú Lâm (2,1km2); • Hoàng Sa cách Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km); từ đảo Tri Tôn tới đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là 123 hải lý (cách đất liền Trung Quốc 235 hải lí). • Trường Sa: - Quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 450 km. Trên 100 đảo đá, cồn, bãi…, lớn nhất là đảo Ba Bình (0.65km2)
- Trường Sa có trữ lượng dầu khí khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hầu hết các diện tích chứa dầu đều nằm trên thềm lục địa với độ sâu không lớn (theo TQ đánh giá: Trường Sa có khoảng 105 tỷ thùng = 50% trữ lượng Biển Đông). - Trường Sa, Hoàng Sa có thể kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông; tiếp nhiên liệu cho tàu bè; có khả năng phục vụ mục đích quân sự cao trong phòng thủ, tấn công, đặt trạm ra đa, trạm thông tin…“Ai làm chủ Trường Sa sẽ làm chủ Biển Đông”. - Hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Nhà nước Việt Nam. Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Đà Nẵng,Trường Sa là một đơn vị hành chính của tỉnh Khánh Hòa.
Khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây A (do Bộ Nông nghiệp QL)
Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm đảo: Cụm Song Tử Cụm Thị Tứ Cụm Bình Nguyên Cụm Loại Ta Cụm Nam Yết Cụm Sinh Tồn Cụm Trường Sa Cụm Thám Hiểm
3. Tỉnh Khánh Hòa: + Có S tự nhiên: 5.197km2; dân số: 1.167.700 (năm 2010); 140 xã, phường (48 xã, phường tiếp giáp biển) + Bờ biểndài 385 km, có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều cảng, vịnh nổi tiếng như Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh. + Trữ lượng hải sản lớn, đa loài (60.000 - 70.000 tấn/năm) + Có 200 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và hơn 100 đảo đá, cồn, bãi san hô ở quần đảo Trường Sa.
+ Khánh Hòa đang phát huy thế mạnh biển đảo trên nhiều mặt: => Phấn đấu đến năm 2020, trở thành tỉnh mạnh vềkinh tế biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc giatrên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO 4. Những thách thức, hiểm họa đối với tài nguyên, môi trường biển, hải đảo 4.1. Môi trường biển chịu nhiều áp lực:
Hệ quả: - Ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng. Nồng độ ô nhiễm trong nước biển cao (trong nước biển có dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại); sự tích tụ hóa chất đã dẫn đến hiện tượng thuỷ triều đỏ; • Hiện tượng chất ô nhiễm nằm trong thực phẩm lấy từ biển; dịch bệnh gây tác hại cho người; • Giống loài sinh vật biển và sản lượng nuôi trồng giảm… Các hiện tượng này đã xuất hiện tại nhiều vùng biển, trong đó có Khánh Hòa.
TaiWan China Philippines Viet Nam Malaysia Brunei 4.2. Chủ quyền biển đảo đang bị xâm phạm: QĐ Hoàng Sa bị chiếm, QĐ Trường Sa hiện có nhiều nước chiếm giữ: • Trung Quốc: chiếm 7 đảo (đá) • Philippin: chiếm 9 đảo • Malaixia: chiếm 7 đảo • Đài Loan: chiếm 01 đảo • Việt Nam: đóng giữ 21 đảo • (33 điểm đảo) • Brunei: 00
* Quan điểm của Đảng ta trước vấn đề tranh chấp ở 2 quần đảo: • - Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, một “quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”, góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam. • - Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo; tích cực phối hợp với các quốc gia khu vực để thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông năm 2002. • - Chủ trương giải quyết những vấn đề tranh chấp, tồn tại ở Biển Đông một cách hoà bình.
III. GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỚI BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO • Giải pháp bảo vệ từ phía Nhà nước: • + Bảo vệ trên cơ sở tăng cường quản lý Nhà nước. • + Thể chế và Pháp luật đi đôi với nâng cao nhận thức người dân. • + Kết hợp với xử lý, kiểm soát ô nhiễm là khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường . • + Ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả đối với sự cố môi trường, thiên tai. • + Đầu tư cho bảo vệ môi trường biển, đảo và là việc làm thường xuyên và của toàn xã hội. • + Thường xuyên đảm bảo ANQP biển, hải đảo vững mạnh.
2. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư 2.1. Cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của biển, hải đảo: • Trong lịch sử: Từ bao đời nay, biển đảo giữ một vai trò quan trọng đời sống kinh tế của con người. Biển, hải đảo không chỉ để phát triển kinh tế mà còn cả về ANQP. Thực tế, trong phòng thủ, tấn công kẻ thù bảo vệ Tổ quốc, người dân Việt Nam từng biết phát huy kinh nghiệm sông nước để đánh giặc... • Nguồn lợi từ biển không chỉ có nguồn lợi hải sản, nguồn lợi về dịch vụ giao thông, du lịch mà khoáng sản trong lòng đại dương rất lớn.
2.2. Cần tự trang bị kiến thức về pháp lý chủ quyền + Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng: Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Luật Biển 2012... + Về phía quốc tế, để đảm bảo hòa bình, ổn định chung, tôn trọng tự do hàng hải, nhiều công ước và nghị định quốc tế ra đời, tiêu biểu:
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: • Nội thủy, • Lãnh hải, • Vùng tiếp giáp lãnh hải, • Vùng đặc quyền kinh tế • Vùng thềm lục địa.
Sơ đồ mặt cắt ngang vùng biển Việt Nam. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ
Theo đó, vùng biển Việt Nam rộng gần một triệu km2, gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền. Sau Công ước này, Việt Nam giải quyết được một loạt vấn đề về phân định biển với các nước láng giềng.
- “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc (2002), trong đó đã đưa ra nhiều quy định (tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông; kiềm chế các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định; quy định về việc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông) mà các bên liên quan cần nghiêm túc thực hiện để duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông. => Những hiểu biết nhất định về các văn bản pháp lý của Việt Nam và quốc tế là “hành trang” cần thiết của mỗi người dân Việt Nam nhất là cư dân ven biển đảo để chống lại âm mưu xâm phạm chủ quyền biển đảo, duy trì hòa bình ổn định, phát triển kinh tế biển.
2.3. Cần hiểu biết chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển KT biển, hải đảo • Nghị quyết TW ngày 9/2/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đã nhấn mạnh “TK 21 được xem là thế kỷ của Đại dương, các nước có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển...”. • Mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH...”.Phấn đấu đến 2020 KT biển đóng góp 53-55% GDP của cả nước.
(Chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XV xác địnhMục tiêu cụ thể: “Đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển chiếm 55-60% GDP toàn tỉnh; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của kinh tế biển đạt 7.000 tỷ đồng”).
Chấp hành nghiêm chỉnh những điều nghiêm cấm trong khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển đảo (công cụ hủy diệt, hóa chất...) 4. Thúc đẩy hơn những hoạt động thiết thực bảo vệ biển, hải đảo quê hương. - Du lịch biển đem lại hiệu quả kinh tế cao(Dịch vụ - du lịch Khánh Hòa chiếm 43,5% cơ cấu kinh tế tỉnh).Hoạt động du lịch góp phần làm ô nhiễm môi trường biển. Ngoài lý do tăng lưu lượng du khách, lưu lượng tàu thuyền thì ngay người địa phương vẫn có thói quen xả rác bừa bãi; tổ chức nuôi trồng thủy sản gần khu vực sinh hoạt dân cư, lượng thức ăn thừa tích tụ khá lớn... Để khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển, trước hết đòi hỏi ý thức bảo vệ của mỗi người dân từ bảo vệ, gìn giữ đến hành động góp phần làm sạch môi trường biển…
Nước thải đổ thẳng ra biển Vệt dầu loang trên vùng biển Vũng Tàu Rác ở bờ kè sông Cái (Nha Trang) Chợ thủy sản buổi sáng
Nổ mìn đánh cá Khai thác rong mơ Khai thác san hô
Với tinh thần “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”, nhiều phong trào hành động “Hướng về Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”… phát triển rộng khắp. Nhờ đó, Trường Sa ngày càng thay da đổi thịt. • Tuy nhiên, giữa trùng khơi sóng nước, xa đất liền, thời tiết khắc nghiệt, phương tiện đi lại khó khăn nhất là mùa mưa bão… Trường Sa rất cần sự chung sức của đồng bào cả nước, nhất là trách nhiệm của người dân Khánh Hòa với huyện đảo. Hãy bằng những hành động thiết thực hướng về Trường Sa. Đó không chỉ để Trường Sa tốt hơn về cơ sở vật chất mà còn làm cho đất liền gần biển đảo và “ấm lòng chiến sĩ” nơi đảo xa.
Biểu diễn văn nghệ gây quĩ vì Trường Sa của huyện đoàn Khánh Sơn