530 likes | 870 Views
TĂNG HUYẾT ÁP. ĐẠI CƯƠNG. Từ 65 tuổi trở lên: 2/3 có THA (USA). Từ 60 tuổi trở lên 1/2 bị THA (BV Lão Khoa trung ương) Người già THA: tai biến tim mạch tăng gấp 3 Ở người già, HA tâm thu là yếu tố nguy cơ quan trọng hơn HA tâm trương
E N D
ĐẠI CƯƠNG • Từ 65 tuổi trở lên: 2/3 có THA (USA). Từ 60 tuổi trở lên 1/2 bị THA (BV Lão Khoa trung ương) • Người già THA: tai biến tim mạch tăng gấp 3 • Ở người già, HA tâm thu là yếu tố nguy cơ quan trọng hơn HA tâm trương • Điều trị hạ HA làm giảm 30-40% đột quỵ, 20-25% NMCT và 50% suy tim • Điều trị hạ HA có lợi ở NCT cho đến tuổi 80. Sau tuổi này chưa có kết luận
KIỂM SOÁT TĂNG HUYẾT ÁP TẠI HOA KỲ Tỷlệ THA khôngđượckiểmsoát ở ngườigià : 75%
YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH TỔNG QUÁT • Yếu tố nguy cơ chuyển hóa và tổn thương cơ quan đích tiền lâm sàng rất hay gặp ở BN THA • Phải phân loại bệnh nhân theo số đo HA và yếu tố nguy cơ tim mạch tổng quát dựa vào yếu tố nguy cơ kèm theo và tổn thương cơ quan đích • Chiến lược điều trị tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ tim mạch tổng quát (chia thành 4 mức: thấp, trung bình, cao và rất cao)
ĐO HUYẾT ÁP • Đo ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất là 2 phút, nếu chênh nhau 5 mmHg phải đo lần thứ 3, lấy trung bình cộng. • Tư thế nằm hoặc ngồi. • Máy đo HA thuỷ ngân, đồng hồ. • Đo hai tay: Khi nghi ngờ (mạch 2 tay không đều, chóng mặt…). Chênh lệch khi HA tối đa 20 mmHg/ tối thiểu 10 mmHg
Ở NGƯỜI GIÀ CẦN LƯU Ý • Hội chứng áo choàng trắng: THA trong môi trường bênh viện • THA giả tạo do thành mạch quá cứng: NF Osler, dấu hiệu giật chuông... • Tụt HA tư thế: do các baroreceptor kém nhậy cảm, do suy tĩnh mạch mạn tính, do tác dụng phụ của các thuốc, do mất nước... • Khoảng trống HA do nhịp tim không đều
THEO DÕI HA LIÊN TỤC • Theo dõi HA liên tục cho phép đánh giá tinh trạng THA “áo trắng” (“white-coat” HTN) • HA khi theo dõi bằng máy đo HA liên tục thường thấp hơn HA đo tại bệnh viện. • Nếu trung bình, HA > 135/85 (khi thức) và >120/75 (khi ngủ) thi coi như THA. • Trong đêm HA giảm từ 10 - 20%. Nếu không giảm, bệnh nhân có tăng nguy cơ bị các tai biến tim mạch.
TỰ ĐO HUYẾT ÁP • Cung cấp thông tin về: • Đáp ứng với điều trị bằng thuốc hạ áp • Cải thiện tuân thủ điều trị • Đánh giá các trường hợp THA “áo trắng” • Khi tự đo HA tại nhà, nếu HA >135/85 nói chung coi là THA. • Máy đo HA phải được kiểm tra thường xuyên. • Không khuyến khích nếu: • BN lo lắng • BN tự thay đổi chế độ điều trị
KHÁM BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP • Tìm hiểu lối sống và xác định các yếu tố nguy cơ mạch vành khác hoặc các bệnh kèm theo có ảnh hưởng đến tiên lượng và điều trị bệnh nhân. • Tìm các nguyên nhân có thể xác định được gây THA. • Đánh giá các tổn thương cơ quan đích và bệnh mạch vành.
YẾU TỐ NGUY CƠ • HA tâm thu và tâm trương • Chênh lệch HA (ở người già) • Tuổi: nam>55, nữ>65 • Hút thuốc lá • Rối loạn lipid máu: TC>5mmol/L, LDL>3mmol/L, HDL: nam<1mmol/L, nữ<1,2mmol/L, TG>1,7mmol/L • Đường huyết đói 5,6-6,9mmol/L • Rối loạn dung nạp đường • Béo bụng: Vòng bụng nam>102cm, nữ>88cm • TS gia đình chết sớm về tim mạch: nam<55, nữ<65
YẾU TỐ NGUY CƠ • Hội chứng chuyển hóa, 3 trong 5 tiêu chuẩn sau: • Béo bụng: Vòng bụng nam>102cm, nữ>88cm • (Châu á là 90 và 80 cm) • Đường huyết đói 5,6-6,9mmol/L • HA≥130/85mmHg • HDL: nam<1mmol/L, nữ<1,2mmol/L • TG>1,7mmol/L
TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH TIỀN LÂM SÀNG • DTT trên ĐTĐ (Sokolov-Lyon>38) hoặc • DTT trên siêu âm: Khối cơ thất trái nam>125g/m2, nữ>110g/m2 • NTM ĐM cảnh >0,9mm hoặc có MVX • Tốc độ lan truyền sóng mạch cảnh-đùi>12m/s • Chỉ số áp lực cổ chân-cánh tay<0,9 • Tăng nhẹ creatinin huyết thanh: nam 115-133 mol/L, nữ 107-124 mol/L • Giảm mức lọc cầu thận (theo công thức): <60ml/min/1,73m2 hoặc độ thanh thải creatinin<60ml/min • Microalbumin niệu:30-300mg/24h hoặc chỉ số albumin/creatinin>22(nam) và >31(nữ) mg/g creatinin
BỆNH KÈM THEO • Đái tháo đường • Đường huyết đói >7mmol/L, nhiều lần • Đường huyết sau ăn >11mmol/L • Bệnh mạch não: NMN, XHN, TIA • Bệnh tim: NMCT, đau thắt ngực, tái thông mạch vành, suy tim • Bệnh thận: Bệnh thận do ĐTĐ, suy thận (cre ht nam>133, nữ>124mmol/L; protein niệu>300mg/24h • Bệnh mạch ngoại vi • Bệnh võng mạc tiến triển: xuất huyết, xuất tiết, phù gai
NGUY CƠ CAO, RẤT CAO • HATT ≥180 mmHg và /hoặc HATTr ≥ 110 mmHg • HATT > 160 mmHg và HATTr < 70 mmHg • Đái tháo đường • Hội chứng chuyển hóa • > 3 yếu tố nguy cơ tim mạch • Có một hoặc nhiều tổn thương cơ quan đích tiền lâm sàng • DTT trên ĐTĐ hoặc SÂ tim • Dầy NTM hoặc MVX ĐM cảnh • Tăng tính cứng động mạch • Creatinin huyết thanh tăng mức độ vừa • Giảm mức lọc cầu thận hoặc thanh thải creatinin • Microalbumin niệu hoặc protein niệu • Bệnh tim mạch hoặc bệnh thận
MỨC LỌC CẦU THẬN • Cockcroft-Gault GFR = (140-tuổi) x (cân nặng kg) x (1,23 nếu là nam, 1,04 nếu là nữ) / (Cr) • MDRD GFR = 32788 x Cr -1.154 x Tuổi - 0.203 x 0.742 (nếu là nữ)
CÁC THĂM DÒ VÀ XÉT NGHIỆM • Xét nghiệm thường quy • Điện tâm đồ • Phân tích nước tiểu • Đường máu và hematocrit • Kali, creatinine huyết thanh, mức lọc cầu thận, calcium • Định lượng lipid máu, sau nhịn ăn từ 9 - 12 giờ, bao gồm LDL, HDL và Triglyceride • Các xét nghiệm bổ xung • Định lượng albumin niệu hoặc chỉ số albumin/creatinine • Các xét nghiệm sâu để tìm nguyên nhân THA chỉ được chỉ định khi không thể kiểm soát được HA
HUYẾT ÁP MỤC TIÊU Ở NGƯỜI GIÀ • Ngườigià (60 – 79 tuổi): HA <140/90 mmHg • Ngườirấtgià (>=80 tuổi): • HA <140/90 mmHg nếuchỉcầndùng 2 loạithuốc, khôngtụt HA tưthế, khôngtácdụngphụ • HA < 150/90 nếuphảidùng 3 loạithuốc, cótụt HA tưthế, tácdụngphụkhác • HA <130/80 nếu BN cóđáitháođườngvà/hoặcbệnhthậnmạn.
THAY ĐỔI LỐI SỐNG • Tất cả BN, kể cả HA bình thường cao, nhằm: • Hạ HA • Kiểm soát các YTNC khác • Giảm liều thuốc hạ áp • Bỏ thuốc lá • Giảm cân nặng, BMI 20 – 25 kg/m2 • Hoạt động thể lực (75’ – 150’/ tuần) • Hạn chế muối ( < 6g NaCl) • Ăn nhiều rau, hoa quả, giảm mỡ • Hạn chế uống rượu
PHÂN LOẠI THUỐC HUYẾT ÁP • Lợi tiểu • Thiazide: Benzthiazide, Hydrochlorothiazide, Indapamide • Lợi tiểu quai: Furosemide, Ethacrynic acid • Lợi tiểu giữ kali: Amiloride, Triamterene • Đối kháng aldosterone: Spironolactone, Eplerenone • Tác dụng giao cảm • Ngoại vi: Reserpine • Trung ương: Clonidine, Methyldopa • Chẹn bêta giao cảm: Atenolol, Metoprolol… • Chẹn alpha: Doxazosin, Prazosin, Terazosin • Chẹn alpha và bêta: Labetalol, Carvedilol
PHÂN LOẠI THUỐC HUYẾT ÁP • Chẹn kênh can xi • Nifedipine, Amlopidine, Nicardipine… • Ức chế men chuyển • Benazepril, Captopril, Enalapril, quinapril… • Đối kháng thụ thể angiotensin II • Candesartan, Irbesartan, Losartan, Telmisartan, Valsartan • Giãn mạch trực tiếp • Hydralazine, Minoxidil
Lợi tiểu Thiazide Chẹn bêta Đối kháng AT Chẹn alpha Chẹn kênh canxi ƯCMC
Kết luận • Tỷ lệ THA ngày càng gia tăng trong cộng đồng ở nước ta và trên thế giới. 2. Tỷ lệ những người bị THA được điều trị và đạt HA mục tiêu còn thấp. 3. Điều chỉnh lối sống tích cực và phối hợp thuốc điều trị lâu dài. 4. THA kháng trị cần tìm nguyên nhân, phối hợp nhiều thuốc hạ áp để hạn chế tối đa các biến chứng.