220 likes | 362 Views
Điãöu trë viãm tuûy cáúp. Mục tiêu chung điều trị hỗ trợ triệu chứng giảm mức độ viêm dự phòng, phát hiện sớm và điều trị các biến chứng. Viêm tụy cấp thể nhẹ:. nhịn ăn, đặt xông dạ dày giúp giảm đau, giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn và chướng bụng. cung cấp nước và điện giải TM
E N D
Mục tiêu chung • điều trị hỗ trợ triệu chứng • giảm mức độ viêm • dự phòng, phát hiện sớm và điều trị các biến chứng
Viêm tụy cấp thể nhẹ: • nhịn ăn, đặt xông dạ dày giúp giảm đau, giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn và chướng bụng. • cung cấp nước và điện giải TM • giảm đau: có thể dùng Meperidine, ít gây co thắt cơ vòng Oddi hơn các dẫn xuất của Opiace khác. • kháng sinh trong trường hợp nguyên nhân do giun hoặc do sỏi • cung cấp năng lượng bằng các dung dịch giàu năng lượng • cho ăn nhẹ trở lại (giảm đau, bụng đỡ chướng và Amylase máu giảm)
Viêm tụy cấp nặng Mục đích điều trị: • đảm bảo chức năng sống • giảm mức độ viêm • ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng • dự phòng, phát hiện sớm và điều trị các biến chứng
Các biện pháp cụ thể • Nhịn ăn, đặt xông dạ dày hút cách quãng • Bồi phụ dịch và điện giảI • trong thể nặng, việc bù dịch cần sớm và đầy đủ trong các giờ đầu có vai trò hết sức quan trọng, nếu cần đặt đường tĩnh mạch trung tâm để theo dõi.
Kháng sinh • Cần sử dụng sớm và phối hợp trong các thể có hoại tử, nhiễm trùng. • Imipenem-Cilastatine thâm nhập vào mô tụy rất tốt và khống chế nhiễm trùng rất tốt, liều dùng : 25-50 mg/kg/ ngày , truyền TM chia 3-4 lần. • Một số tác giả khác thích sử dụng Metronidazole -Levofloxacin với liều như sau: • - Metronidazole : 25-50 mg/kg/ng • - Levofloxacin (TAVANIC): 500-1000 mg/ngày truyền TM.
Điều trị các biến chứng: • Suy thận cấp: chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng • Suy hô hấp cấp: thường do hội chứng rối loạn hô hấp cấp (ARDS) cần thông khí cơ học
Nuôi dưỡng • Trong viêm tụy hoại tử hoại tử nặng, cần nuôi dưỡng sớm, tránh tình trạng dị hóa protein. • Việc nuôi dưỡng thực hiện qua đường truyền trong những ngày đầu
Một số điều trị khác • Các thuốc ức chế hoạt hóa các protease : - Aprotinine - Gabexate • Các thuốc làm giảm tiết ở tụy : Atropin, Somatostatin • Chống viêm như Indomethacine
Điều trị nguyên nhân • Xổ giun đũa hoặc gắp giun qua nội soi. • ERCP: Nếu có các bằng chứng về thăm dò hình ảnh và xét nghiệm về nguyên nhân sỏi đường mật thì cần chỉ định ERCP phối hợp cắt cơ tròn Oddi để lấy sỏi qua nội soi.
Điều trị ngoại khoa • Chỉ định trong các trường hợp sau • Thủng ống tụy • Nang giả tụy • Áp xe tụy • Sỏi túi mật
Điều trị ổ hoại tử nhiễm khuẩn hoặc áp xe tụy • Imipenem 25-50 mg/kg/ngày • Metronidazole + quinolone tĩnh mạch trong 10-14 ngày • khuếch tán tốt vào mô tụy và có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn (Gram âm, kỵ khí, cầu khuẩn ruột và hiếm hơn là tụ cầu vàng) • cần lưu ý bội nhiễm nấm hoặc vi khuẩn đa đề kháng kháng sinh sau đó. • Các ổ nhiễm khuẩn khu trú, đặc biệt là áp xe cần được chọc hút dưới CT-scan hoặc siêu âm, nếu có bch nhiễm nhuẩn thì cần phẫu thuật nhanh chóng để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn, hút hết sản phẩm hoại tử và dẫn lưu ổ áp xe.
Vấn đề nuôi dưỡng: • Nuôi dưỡng cần được lưu ý đặt ra trong trường hợp bệnh nhân chưa thể ăn trở lại trong 7 ngày. • có thể phối hợp các dung dịch giàu năng lượng , kể cả lipid trong cas lipid máu < 500 mg/L. • nuôi dưỡng đường ruột bằng bơm thức ăn vào hỗng tràng có kết quả tốt, tránh được tình trạng loạn khuẩn ruột và các biến đổi niêm mạc ruột. • Cho ăn trở lại : • không có bất kỳ biến chứng gì • hết đau và hết buồn nôn • amylase máu hoặc lipase máu trở lại bình thường