210 likes | 388 Views
BANKING 2007. Đổi mới toàn diện công nghệ Ngân hàng khu vực TPHCM theo lộ trình hội nhập Vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM. Nội dung. 1. Thực trạng về quy mô hoạt động của NH trên địa bàn TPHCM.
E N D
BANKING 2007 Đổi mới toàn diện công nghệ Ngân hàng khu vực TPHCM theo lộ trình hội nhập Vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển Ngân hàng nhà nước chi nhánh TPHCM
Nội dung 1. Thực trạng về quy mô hoạt động của NH trên địa bàn TPHCM. 2. Thực trạng và những vấn đề rút ra từ việc ứng dụng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin của các NH trên địa bàn TPHCM. 3. Triển vọng về sự phát triển các NH trên địa bàn TPHCM. 4. Yêu cầu đặt ra về phát triển dịch vụ NH và yêu cầu đáp ứng về năng lực công nghệ. 5. Giải pháp tăng cường năng lực công nghệ ngân hàng.
I. Thực trạng về quy mô hoạt động của các NH trên địa bàn TPHCM • Quy mô hoạt động của ngân hàng thể hiện trình độ phát triển và khả năng thích ứng trong quá trình hội nhập . • Quy mô hoạt động ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế. • Quy mô phải tương xứng với yêu cầu phát triển TPHCM là trung tâm tài chính tiền tệ của cả nước và của cả khu vực . • Thực tiễn quy mô (độ lớn) hoạt động của các NH trên địa bàn TPHCM thể hiện qua những chỉ tiêu tổng thể như sau :
Quy mô về tổng tài sản hoạt động và cung ứng dịch vụ tiền gởi, dịch vụ đầu tư:Đơn vị : tỷ đồng ; %
3. Quy mô về thanh toán chuyển tiền Với nhu cầu về thanh toán vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng cao, và phải đảm bảo sự chu chuyển vốn một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả; do đó vấn đề đặt ra cho các NH phải ứng dụng các công nghệ NH mới và tham gia các hệ thống thanh toán hiện đại. Đến nay, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống các NH trên địa bàn chiếm tỷ trọng khoảng từ 82% đến 87% trong tổng doanh số thanh toán qua NH. a. Thanh toán không dùng tiền mặt: - Thanh toán điện tử liên ngân hàng tại địa bàn TPHCM: xử lýbình quân trên 10.000 món/ngày (gấp 1,4 lần so với năm 2004; gấp 12,5 lần so với năm 2002) với doanh số thanh toán bình quân trên 5.000 tỷ/ngày (gấp 2,5 lần so với năm 2004; gấp 25 lần so với năm 2002).
3. Quy mô về thanh toán chuyển tiền - Thanh toán chuyển tiền đi và đến qua NHNNTPHCM: + Tổng DS thanh toán năm 2006: 771.472 tỷ, tăng 50,5% so với năm 2004. +Bình quân trong 1 ngày làm việc: DS thanh toán 3.086 tỷ với số lượng 931 chứng từ b. Thanh toán tiền mặt : Doanh số thanh toán tiền mặt qua các NH tuy có khối lượng lớn nhưng theo xu hướng giảm dần. Nếu như, tổng DS thu chi tiền mặt năm 2004 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2002, thì năm 2006 chỉ tăng gấp 1,8 lần so với năm 2004. Qua đó, cho thấy được mức độ thanh toán cho nền kinh tế của các NH trên địa bàn TPHCM rất cao, do đó yêu cầu đặt ra phải có hệ thống thanh toán hoàn thiện và phát triển.
4. Quy mô về phát triển mạng lưới hoạt động và khối lượng khách hàng giao mở tài khoản giao dịch a. Mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động ngân hàng phát triển rất nhanh trên cơ sở mở rộng quy mô và tăng cường năng lực hoạt động. Đến nay tổng số các đơn vị hoạt động, giao dịch của các TCTD ( bao gồm hội sở, chi nhánh, PGD, điểm GD ) trên địa bàn TPHCM là 669 đơn vị, tăng gần 2 lần so với năm 2004 . Điều này đặt ra cho NH một sự quản lý phải toàn diện trên cơ sở phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ NH hiện đại. b. Khối lượng khách hàng giao dịchmở tài khoản giao dịch : Ước tính tổng khối lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch (tiền vay, tiền gởi các loại,...) tại các TCTD trên địa bàn khoảng trên 2 triệu tài khoản. Trong đó khoảng 70% là tài khoản giao dịch của khách hàng cá nhân; Bình quân cứ 5,7 người dân TP.HCM mở 1 TK giao dịch tại NH. Binh quân cư một DN mở 12 TK giao dịch tại NH. Như vậy, một khối lượng giao dịch quá lớn, nếu không có sự quản lý dữ liệu tập trung, chương trình quản lý hiện đại, khoa học thì NH không thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và sự chu chuyền vốn của nền kinh tế .
II. Thực trạng và những vấn đề rút ra từ việc ứng dụng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin của các NH trên địa bàn TPHCM. 1. Đối với các TCTD: Thực trạng tập trung 4 vấn đề cơ bản: - Một là,mức độ ứng dụng công nghệ chưa đồng đều giữa các NH, sẽ tạo ra về việc phát triển các dịch vụ NH hiện đại và sự lãng phí về vốn trong khi các NH vẫn còn hạn chế về vốn. Có NH ứng dụng công nghệ ở mức thấp (chi phí khoảng 200.000 đến dưới 500.000 USD), chủ yếu để giải quyết các nghiệp vụ và giao dịch bình thường. Có NH ứng dụng công nghệ ở mức độ cao (chi phí trên 5 triệu USD) nhưng chưa sử dụng hết các tính năng. - Hai là, việc quản lý dữ liệu và online toàn hệ thống chưa được phát triển mạnh. Thực tiễn các NHTMCP ở TPHCM, đến nay chỉ có 5/17 NH thực hiện được online toàn hệ thống (ACB, SGTT, EAB, VAB, SCB ) và 2 NH thực hiện online một phần ( EIB, PNB).
1. Thực trạng và nguyên nhân tại các TCTD: - Ba là, Công nghệ ngân hàng chưa được hoàn thiện và phát triển mạnh theo hướng công nghệ xây dựng các quy trình hệ thống tự động; quy trình phát triển nghiệp vụ; quy trình công nghệ phân tích, đánh giá xếp loạikhách hàng . - Bốn là, về nhân lực công nghệ còn hạn chế. Nhân lực là yếu tố quan trọng không thể thiếu được để định hướng phát triển công nghệ, lập trình, ứng dụng và cũng là người sử dụng các sản phẩm công nghệ NH. Nhưng thực tế chỉ ở một số NH lớn mới có điều kiện thu hút người có trình độ lập trình, viết các chương trình phần mềm quản lý, nhưng so với yêu cầu vẫn chưa đáp ứng được. Đa số các NH còn lại, nhân sự về công nghệ chấp vá, chỉở trình độ sử dụng các sản phẩm công nghệ hiện có .
II. Thực trạng và những vấn đề rút ra từ việc ứng dụng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin của các NH trên địa bàn TPHCM 2. Hạn chế : Chưa phát triển và ứng dụng được các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại . 3. Ba nguyên nhân: • Vốn thấp, hạn chế đầu tư về hạ tầng công nghệ; Một số ngân hàng có năng lực tài chính nhưng thiếu thông tin nên gặp khó khăn khi chọn đối tác để đầu tư công nghệ. • Khả năng xây dựng chương trình quản lý, quy trình nghiệp vụ còn thấp • Nhân lực công nghệ hạn chế.
II. Thực trạng về hạ tầng công nghệ thông tin của các NH trên địa bàn TPHCM 2. Tại NHNN TPHCM: • Quy mô công nghệ chưa được mở rộng phát triển kịp thời để thực hiện chức năng quản lý và là trung tâm thanh toán của địa bàn khu vực trong khi tốc độ phát triển hoạt động của các TCTD tăng nhanh (như vũ bão) và trình độ kỹ thuật công nghệ ở các TCTD trên địa bàn đang dần từng bước hoàn thiện và phát triển. Nếu không, trình độ công nghệ quản lý của Ngân hàng nhà nước sẽ không theo kịp sự phát triển công nghệ của các NH . - Về nhân sự còn thiếu, do không thể tuyển dụng vào Ngân hàng nhà nước được .
3. Những vấn đề rút ra từ thực tiễn: - NH nào có điều kiện đầu tư hạ tầng và ứng dụng công nghệ tiên tiến thì phát triển mạnh các dịch vụ NH mới và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, nâng cao được năng lực hoạt động và cạnh tranh . - Tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập tăng nhanh Thực hiện được quản trị rủi ro trong hoạt động tốt, thực hiện được quản trị thanh khoản tốt . - Ứng dụng công nghệ hiện đại (tuy chi phí cao) sẽ mang lại hiệu quả cao là điều tất yếu nhưng còn có ý nghĩa là tiết kiệm được chi phí. Bởi vì, thực tế có những trường hợp NH do vốn thấp, nên phải đầu tư công nghệ ở mức độ thấp (nhằm đáp ứng nhu cầu trước nhất là chỉ giải quyết các giao dịch và quản lý bình thường) nhưng khi yêu cầu phát triển cao, bắt buột NH phải ứng ứng dụng công nghệ cao, do đó bỏ công nghệ cũ để trang bị công nghệ mới, lại thêm một lần nữa tốn kém kinh phí đầu tư về công nghệ.
III. Mục tiêu, định hướng, triển vọng và phát triển quy mô hoạt động các NH trên địa bàn TPHCM 1. Mục tiêu, định hướng. Phấn đấu đến năm 2010, phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN. -Về năng lực: Xây dựng một hệ thống Ngân hàng đủ mạnh về vốn, về công nghệ hạ tầng kỹ thuật, về năng lực tài chính, năng lực quản lý,... để cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Về mô hình hoạt động: Phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt được trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN. Phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước -Về dịch vụ ngân hàng: Ngân hàng phải cung cấp được các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa năng, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Ứng dụng công nghệ Ngân hàng để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử (ebanking) nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, của khách hàng trong quá trình hội nhập.
III. Mục tiêu, định hướng, triển vọng và phát triển quy mô hoạt động các NH trên địa bàn TPHCM 2. Phát triển quy mô hoạt động Dự kiến đến năm 2010 quy mô hoạt động của các NH trên địa bàn : • Nhu cầu vốn cho nền kinh tế sẽ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20% đến 30% . • Nhu cầu dịch vụ tiền gởi của NH sẽ tăng trưởng bình quân từ 27% đến 30%. Nhu cầu dịch vụ đầu tư cung ứng vốn sẽ tăng từ 25% đến 27% • Tổng khối lượng thanh toán qua NH đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30% đến 35% • Khối lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với NH tăng bình quân hàng năm từ 15% đến 20% • Dịch vụ thanh toán thẻ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 50% đến 60% .
IV. Yêu cầu đặt ra về phát triển dịch vụ NH và yêu cầu đáp ứng về năng lực công nghệ 1. Năm vấn đề đặt ra: Từ thực trạng năng lực công nghệ NH hiện nay với sự tăng trưởng về quy mô hoạt động NH, yêu cầu của nền kinh tế trong những năm tới, đang đặt ra cho hệ thống NH khu vực TPHCM phải : + Có sự đổi mới toàn diện về công nghệ để nâng cao năng lực hoạt động và cạnh tranh; + Có định hướng và lộ trình sự phát triển công nghệ. + Có vốn tự có để đầu tư công nghệ ; + Công nghệ NH phải phát triển theo hướng quản lý dữ liệu tập trung; bảo mật, an toàn hệ thống thông tin; xây dựng hệ thống quy trình tự động, phát triển nghiệp vụ, phát triển dịch vụ NH điện tử, dịch vụ thẻ thanh toán… + Trình độ và năng lực nhân sự đáp ứng cho các yêu cầu phát triển công nghệ
2. Yêu cầu phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng trong tương lai gần : a. Xây dựng TPHCM trở thành trung tâm tài chính ngân hàng của cả nước và của cả khu vực: • Phát triển mạnh hệ thống tài chính NH theo hướng nâng cao năng lực hoạt động và cạnh tranh • Phát triển các thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán trên nền tảng công nghệ hiện đại . Theo đó, tại Ngân hàng nhà nước xây dựng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ thị trường tiền tệ để phát triển và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ liên quan . • Xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển các dịch vụ thương mại điện tử. • Triển khai thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt. • Tăng cường năng lực xử lý đối với trung tâm xử lý (PPC) trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại TPHCM mang tầm của trung tâm khu vực; đáp ứng được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh của vùng trọng điểm kinh tế: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long an.
2. Yêu cầu phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng trong tương lai gần : b. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Phải đảm bảo 4 yêu cầu mang tính quyết định - Việc phát triển dịch vụ ngân hàng phải vừa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng nền kinh tế của cả nước nói chung, của TP.HCM nói riêng vừa phải bảo đảm hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả. Phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở phải đáp ứng được những tiện ích tối đa cho khách hàng và cho nền kinh tế. - Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng phải đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đồng thời đảm bảo yêu cầu chuẩn mực hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở điều kiện khả năng của từng ngân hàng. Đặc biệt là trong điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại. - Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở điều kiện liên kết giữa các ngân hàng, phát triển đồng bộ với thị trường tài chính và các dịch vụ tài chính riêng có.
2. Yêu cầu đáp ứng về năng lực công nghệ - Hệ thống hạ tầng công nghệ là yếu tố nền tảng cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, phát triển hệ thống chi nhánh cũng như ứng dụng công nghệ NH hiện đại. Theo đó, phải xây dựng : + Trung tâm xử lý chính ( Primany Data Centre – PDC ) nhằm tập trung hoá cơ sở dữ liệu hoạt động NH. + Trung tâm xử lý dự phòng (backup Data Centre - BDC) nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu hoạt động khi trung tâm xử lý chính gặp sự cố + Mạng truyền thông giữa các chi nhánh - Công nghệ được ứng dụng phải đảm bảo các yếu tố : + Quản trị rủi ro trong hoạt động + Quản trị thanh khoản + Phát triển các dịch vụ NH hiện đại
V. Giải pháp tăng cường năng lực công nghệ ngân hàng 1. Về vốn : - Vốn là yếu tố quan trọng để tăng cường năng lực công nghệ cho các NH. Đối với các NHTMCP, NHTMNN cổ phần hoá được sử dụng ngay vốn thặng dư để đầu tư công nghệ . • Phải tăng vốn mới có điều kiện đầu tư công nghệ. 2. Đầu tư công nghệ: Ngoài việc các NH tự đầu tư công nghệ bằng vốn tự có, có thể thực hiện : - Ngân hàng nhà nước xem xét mở rộng thêm cho các NH được tham gia dự án hiện đại hoá công nghệ của WB. - Các NH tự trang bị theo hình thức thuê mua thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ. - Liên kết với các đối tác chiến lược nước ngoài hoặc cổ đông chiến lược nước ngoài để phát triển công nghệ
V. Giải pháp tăng cường năng lực công nghệ ngân hàng 3. Về nhân lực: - Kết hợp với các trường đại học chuyên ngành chọn những sinh viên giỏi đào tạo ngay từ đầu; - Nhờ sự hỗ trợ đào tạo từ phía các cổ đông chiến lược nước ngoài để đào tạo trong nước và nước ngoài; - Có chính sách đãi ngộ, thu hút người có trình độ vào NH - Chuyên viên về công nghệ tin học tại các NH ngoài điều kiện có trình độ, kiến thức năng lực về tin học; bắt buột phải có kiến thức và giỏi về nghiệp vụ NH, như vậy mới xây dựng và lập trình được các chương trình phần mềm ứng dụng cho việc quản lý và kinh doanh nghiệp vụ NH .