320 likes | 517 Views
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHỤNG HIỆP. CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Phụng Hiệp, tháng 8/2012. I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP. -Do yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nên mục tiêu giáo dục có những thay đổi.
E N D
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHỤNG HIỆP CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Phụng Hiệp, tháng 8/2012
I.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP • -Do yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nên mục tiêu giáo dục có những thay đổi. • -Môi trường xã hội khá phức tạp, đòi hỏi phải thay đổi phương thức tổ chức hoạt động giáo dục để đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
1.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP • -GVCN có vai trò quan trọng trong việc GD học sinh. GVCN là đại diện của Hiệu trưởng quản lí hoạt động học tập, sinh hoạt của một lớp học trong nhà trường. Vì vậy GVCN được coi như “một hiệu trưởng nhỏ”.
1.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP • -GVCN lớp chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình GD học sinh, là linh hồn của lớp học, là cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp học sinh biết vươn lên và tự hoàn thiện và phát triển nhân cách.
1.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP • -Chất lượng giáo dục học sinh cao hay thấp do GVCN lớp quyết định. • -Sự phát triển toàn diện, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trò quan trọng của GVCN.
1.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP • - Đảng ta xác định “Để đảm bảo chất lượng GD phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Rõ ràng giáo viên nói chung, GVCN lớp nói riêng ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp GD thế hệ trẻ và trong xã hội.
1.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP • -Vai trò của người GVCN lớp lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy, họ trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh;
1.VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP • -Chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động của các em về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng… • -Là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường.
2. NHIỆM VỤ CỦA GVCN • Điều 4 -Quy định chế độ làm việc đối với GV phổ thông: Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp: • 1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
2. NHIỆM VỤ CỦA GVCN • 2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
2. NHIỆM VỤ CỦA GVCN • 3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
2. NHIỆM VỤ CỦA GVCN • 4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức; • 5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
3. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • -Mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến tâm lí của học sinh (văn hóa phẩm, Internet,…) • -Cách nhìn nhận về GD, về GV bị thiên lệch và có phần thực dụng (quan hệ mua bán…).
3. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • -Tệ nạn xã hội xâm nhập học đường… • -Bản thân người GV cũng phải lo toan cho cuộc sống đời thường với tư cách là những người chủ trong gia đình…
4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • a-Nghiên cứu, tìm hiểu học sinh: • +Hiểu HS trong từng giai đoạn phát triển để kịp thời đề ra được những biện pháp thích hợp và có hiệu quả. • +Hiểu rõ những đặc điểm tâm sinh lí, những biểu hiện về khả năng hoạt động tập thể, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng …
4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • -Nắm các mối quan hệ: • +Quan hệ với bạn bè (cởi mở, chân thành hay tỏ thái độ chơi trội). • +Quan hệ với người lớn (tôn trọng, hay vô lễ…). • +Quan hệ với bản thân (tự trọng, tự kềm chế, tự chủ).
4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • + Quan hệ với cộng đồng (cởi mở, hòa đồng hay thờ ơ….). Khi tham gia vào các mối quan hệ này HS tỏ rõ trong hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói… • - Hoàn cảnh gia đình (nghề nghiệp cha, mẹ, kinh tế, gia đình có bao nhiêu anh em, là con thứ mấy…)
4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • b.Xây dựng tập thể học sinh: • -Mỗi tập thể lớp vững mạnh thì nhà trường mới vững mạnh. • -Sự phát triển của mỗi cá nhân không thể tách rời với sự phát triển của tập thể và ngược lại, chính sự phát triển của tập thể là điều kiện để cá nhân tự mình phấn đấu và trưởng thành.
4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • c.Tổ chức các hoạt động GDNGLL: • -Hoạt động GDNGL có vai trò to lớn trong việc GD học sinh. Thông qua hoạt động do chính học sinh tổ chức và điều khiển sẽ mang lại nhiều tác dụng tới sự phát triển nhân cách của các em.
4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • -GVCN phối hợp với GV TPT Đội tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú thu hút các em tham gia một cách chủ động, tích cực sẽ đem lại hiệu quả GD cao.
4. NỘI DUNG CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GVCN • d. Phối hợp các lực lượng giáo dục: • -Phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường: • +GV bộ môn; Đội TN; Đoàn thanh niên. • +Cha mẹ HS; Các thành phần ở cộng đồng địa phương. • -Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là một nội dung công tác có ý nghĩa xã hội tích cực mà người GVCN cần phải thực hiện.
II.PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GVCN • 1.Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm: • -GVCN phải nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ năm học. • -Đặc điểm chung của lớp về mọi mặt, trong đó có đặc điểm của gia đình học sinh.
II.PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GVCN • 2.Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng:Quan tâm từng nhóm đối tượng học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp (HS cá biệt, học sinh chuyên biệt).. • 3.Giáo dục qua các môn học: Thông qua các môn học giáo dục học sinh về tư tưởng, tình cảm, thái độ, để từ đó có được kĩ năng và những hành vi tương ứng (ngày nay lượng thông tin ngày càng nhiều, HS ngày càng thông minh hơn, đòi hỏi nhiều hơn ở thầy cô giáo .…)
II.PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GVCN • 4.Giáo dục qua các hoạt động: Năm học 2011-2012 Bộ có chủ trương không tổ chức thi học sinh giỏi tiểu học ở tất cả các cấp quản lí, nhưng khuyến khích tổ chức các hoạt động giáo dục để phát huy khả năng của học sinh để phát triển toàn diện cho các em.
II.PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GVCN • 5.Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng: • -Hoạt động từ thiện; Hoạt động bảo vệ môi trường; • -Hoạt động lao động công ích (quét dọn, làm cỏ nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây, …). • -Hoạt động tuyên truyền (ATGT, phòng chống dịch bệnh,…)
II.PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GVCN • 6.Xử lí các tình huống giáo dục: • -Các tình huống xảy ra trong nội bộ học sinh (mất dụng cụ học tập, tiền,…) • -Mâu thuẫn giữa học sinh với người lớn, với thầy cô giáo. • -Để xử lí tốt các tình huống xảy ra, GVCN cần phải biết vận dụng nhiều nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục khác nhau phù hợp với đối tượng học sinh, với môi trường GD nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.
II.PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GVCN • Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những phương pháp giáo dục thích hợp với những hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với từng tình huống giáo dục nảy sinh hằng ngày
III.ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG GVCN • 1.GVCN tự bồi dưỡng: • -Nghiên cứu, tìm hiểu học sinh (HS ngày nay phát triển khá nhanh về cả vật chất lẫn tâm lí, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng…mỗi HS có hoàn cảnh khác nhau, môi trường sống…). • -Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với HS, với các lực lượng giáo dục trong nhà trường (GVCN cũ, TPT, GV bộ môn…)
III.ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG GVCN • 2.Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ và kĩ năng làm công tác chủ nhiệm: • -KN tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp; • -KN đánh giá và xếp loại HS cuối kì, cuối năm học; • -KN cộng tác với gia đình HS…
THẢO LUẬN • 1.Những thuận lợi-Khó khăn khi thực hiện công tác chủ nhiệm lớp. • 2.Những kiến nghị-đề xuất.