1 / 19

ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM : NHỮNG GÌ CẦN BiẾT VỀ “DÂN SỐ TRÔI NỔI” ?

Hội thảo khoa học “Dân số, sức khỏe cộng đồng và phát triển ở Việt Nam sau 25 năm đổi mới” IPSS, ARCUS, ngày 10 tháng 10 năm 2011. ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM : NHỮNG GÌ CẦN BiẾT VỀ “DÂN SỐ TRÔI NỔI” ?. Patrick Gubry ( IRD-Đại học Paris 1) Lê Thị Hương (HIDS, TP. Hồ Chí Minh)

kira
Download Presentation

ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM : NHỮNG GÌ CẦN BiẾT VỀ “DÂN SỐ TRÔI NỔI” ?

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Hội thảo khoa học “Dân số, sức khỏe cộng đồng và phát triển ở Việt Nam sau 25 năm đổi mới”IPSS, ARCUS, ngày 10 tháng 10 năm 2011 ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM : NHỮNG GÌ CẦN BiẾT VỀ “DÂN SỐ TRÔI NỔI” ? Patrick Gubry (IRD-Đại học Paris 1) Lê Thị Hương (HIDS, TP. Hồ Chí Minh) Nguyễn Thị Thiềng (IPSS, Hà Nội)

  2. Qui mô dân số Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh :từ số xác định đến số không xác định • Tại Việt Nam, địa giới hành chính của đô thị còn bao gồm một bộ phận không nhỏ dân số nông thôn. • Dân số thành thị là số lượng dân sống ở các quận (quận nội thành), thậm chí trong một vài quận vẫn còn một bộ phận dân số nông thôn. Tương tự, các huyện (huyện ngoại thành) có một bộ phận dân số đô thị, nhưng không được tính dân số thành thị. • TĐTdân số và nhà ở năm 2009, Hà Nội có 6,4 triệu người, trong đó dân số thành thị 2,6 triệu (41,0%) và TP.Hồ Chí Minh có 7,2 triệu người trong đó 6,0 triệu dân số thành thị (83,3%).

  3. Qui mô dân số Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh :từ số xác định đến số không xác định (2) Hai ví dụ: • Tùy theo loại ngôn ngữ tra cứu, từ điển Wikipedia cho thấy số liệu rất khác nhau về dân số Hà Nội. Điều này có thể do số liệu của từ điển này thiếu tính khoa học, hoặc thiếu độ chính xác (thời gian, giới hạn hành chính…) • Hội nghị về giao thông đô thị tại TP.HCM trong năm 2008, những con số dự đoán được đề cập khi nói về dân số. Ví dụ, dân số TP.HCM biến động từ 6 đến 10 triệu người

  4. Qui mô dân số Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh :từ số xác định đến số không xác định (3) Cần phân biệt dân số thành thị trong 3 trường hợp: • Để so sánh qui mô dân số giữa hai thành phố: nếu sử dụng tổng số dân thì không thể biết sự khác biệt thực sự là do môi trường, điều kiện sống, hành vi ứng xử hoặc chỉ đơn thuần là phản ánh thực tế lỷ lệ dân số nông thôn. Hà Nội cao hơn TP.Hồ Chí Minh (59,0% so với 16,7%). • Nghiên cứu sự phát triển của thành phố theo thời gian, dân số đô thị ít thay đổi địa giới hành chính, ngoại trừ trường hợp quy định của chính phủ “thay đổi” từ nông thôn đến thành thị của các vùng nông thôn ngoại vi đô thị, đó là một sự phát triển "bình thường”. • So sánh quốc tế trong vấn đề nghiên cứu về đô thị hóa .

  5. Sự hình thành “Dân số trôi nổi” • Thuật ngữ “Dân số trôi nổi” để mô tả một phần của dân số đô thị ở Việt Nam: “chưa được biết đến”; “bất hợp pháp” ; "không đăng ký ” ; “khách vãng lai”; "người di cư tạm thời”; hoặc “Dân di chuyển tạm thời” là những thuật ngữ khác nhauđược sử dụng cho nhóm dân cư này • Tại nơi cư trú, có bốn loại tình trạng đăng ký cư trú: KT1; KT2; KT3; KT4

  6. Sự hình thành “Dân số trôi nổi” (2) • KT1 : Có hộ khẩu thường trú và sinh sống ngay trong tổ dân phố/phường nơi đăng ký hộ khẩu • KT2 : Có hai trường hợp: - Hoặc là sinh sống trong một tổ dân phố/phường nhưng có đăng ký hộ khẩu tại một phường khác trong cùng một thành phố (KT2 đến) - Hoặc là có hộ khẩu đăng ký thường trú tại tổ dân phố/phường nhưng thực tế lại sinh sống tại một phường khác trong cùng thành phố (KT2 đi) • KT3 : Tạm trú dài hạn tại tổ dân phố/phường (Có điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi sinh sống) • KT4 : Tạm trú ngắn hạn trong tổ dân phố (phường) hoặc là “khách vãng lai” (không dự định sinh sống lâu dài, sẽ đi khỏi nơi ở)

  7. Sự hình thành “Dân số trôi nổi” (3) • Tổng điều tra dân số (TĐTDS) : Thống kê tất cả những người dân sinh sống tại địa bàn từ 6 tháng trở lên (tình trạng cư trú) • Chỉ có các điều tra viên biết rõ các quy định trong hướng dẫn của cuộc TĐTDS. Người dân không biết quy định này. Vì vậy, những người không đăng ký hộ khẩu thường trú tại chỗ sẽ thông báo rằng họ không phải là dân ở địa phương (Tình trạng đăng ký cư trú) • TĐTDS chọn mẫu lớn có tính đại diện, ở Việt Nam cũng chưa từng thống kê « khách vãng lai » • Tình trạng bỏ sót dân số (những người di chuyển tạm thời không được đăng ký ở thành phố, không được đăng ký ở quê/nơi họ ra đi)

  8. Sự hình thành “Dân số trôi nổi” (4) • Thống kê “dân số trôi nổi” làm cho qui mô dân số thành thị tăng lên. Trong trường hợp này “dân số trôi nổi” sẽ được “xếp” vào loại dân số thường trú • Một bộ phận lớn người lao động làm việc tại khu vực phí chính thức và “người nghèo đô thị” thuộc tầng lớp dân cư này • Những nghiên cứu hiện có về khu vực phi chính thức và nghèo đói đô thị có thể còn có sai lệch

  9. Ước lượng “dân số trôi nổi” :điều tra về nghèo đô thị 2009 Điều tra đánh giá về nghèo đô thị ở Hà Nội và TP.Hồ ChíMinh, 2009 : i) Đánh giá mức độ nghèo ở đô thị tập trung là thu thập thông tin từ tất cả các nhóm dân cư: có hộ khẩu; di cư không có hộ khẩu, di cư tạm thời (ii) Phân tích đặc điểm của người nghèo đô thị, chú trọng đến việc làm thu thập, sở hữu đồ dùng lâu bền và giải quyết khó khăn (iii) Nhận diện các vấn đề chính của người nghèo đô thị, lý giải nguyên nhân nghèo Tổng mẫu điều tra: 4.197 người tại Hà Nội và 4.011 tại TP.HồChí Minh.

  10. Vấn đề liên quan đến điều tra nghèo đóiở đô thị, UPS 2009 + Kế hoạch chọn mẫu đầu tiên với sự phân biệthai loại đối tượng trong mẫu điều tra (hộ gia đình và cá nhân ngoài hộ) là vô cùng phức tạp + Người di cư được định nghĩa là người có hộ khẩu đăng ký tại tỉnh/thành phố khác nhưng sống ở thành phố nơi điều tra. • Có sự nhầm lẫn giữa “tình trạng cư trú” đã định nghĩa trong Tổng điều tra dân số và trong các cuộc điều tra (sử dụng định nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế) và “tình trạng đăng ký cư trú” đang có hiệu lực tại Việt Nam. • Có thể xảy ra tình trạng : người đang cư trú nhưng không đăng ký hộ khẩu và người di cư lại có thể đã đăng ký cư trú.

  11. Vấn đề liên quan đến UPS, 2009 (2) • Cuộc điều tra chỉ quan tâm đến những người đến thành phố vì công việc (cần phải hỏi xem họ đến thành phố làm gì khi xác định mẫu điều tra). Điều này sẽ loại trừ các thành viên trong gia đình của người di cư không đến tìm việc làm. Những người này cũng là một bộ phận dân số thành thị và cũng sử dụng hạ tầng cơ sở của thành phố. • Cuộc khảo sát tính cả dân số thành thị và nông thôn trong địa giới hành chính của cả hai thành phố (không còn chính xác là “nghèo đô thị”.

  12. Vấn đề liên quan đến UPS, 2009 (3) • Cuộc khảo sát không tính đến các khu đô thị tại các tỉnh lân cận, nhưng liên tục nối liền với các thành phố lớn (khu CN, đô thị Bình dương, Đồng Nai với TP.Hồ Chí Minh). Kết quả chưa phản ánh chính xác “một chùm đô thị” (siêu đô thị) • Tại Hà Nội, địa giới hành chính vẫn theo quy định trước năm 2008, một số quận ven đô của thành phố theo địa giới hành chính hiện tại đã loại khỏi cuộc điều tra (Hà Đông, thuộc Hà Tây cũ) • UPS chỉ thống kê được một bộ phận của « dân số trôi nổi » • UPS không phân biệt rõ ràng cụ thể bộ phận dân số nào đã được điều tra (người « di cư » nào đã được điều tra và phân tích) và không phân biệt bộ phận « dân cư trôi nổi » nào đã được khảo sát

  13. Vấn đề liên quan đến UPS,2009 (4) • Trong quá trình phân tích, khi so sánh giữa hai thành phố, số liệu của tất cả các đơn vị hành chính đã được sử dụng, trong khi việc so sánh này chỉ nên thực hiện ở các quận, do tỷ lệ dân số nông thôn rất khác nhau giữa hai thành phố. • Cuộc khảo sát đã không tính đến thời vụ nông nghiệp để xác định thời kỳ nông nhàn. Trong thời kỳ này có thể có số lượng lớn những người di chuyển tạm thời từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt là những người sinh sống tại đồng bằng Sông Hồng di chuyển đến Hà Nội (tháng 3 hoặc tháng 4). Điều này dẫn đến ước lượng thiếu lượng dân số di chuyển tạm thời.

  14. Đóng góp của UPS • So sánh kết của của điều tra UPS, 2009 với kết quả của các cuộc điều tra mang tính đại diện khác cho thấy, UPS đã thống kê được nhiều hơn những người di chuyển tạm thời, những người làm việc trong khu vực phí chính thức và người nghèo đô thị • Kết quả của nghiên cứu này cho thấy một cách logíc là những người di cư nghèohơn người không di cư, ngược lại với các kết quả của nghiên cứu trước, người di cư được «  lựa chọn » theo tình trạng cư trú • Khó khăn ở đây là đối tượng điều tra của UPS chưa thực rõ ràng, chúng ta không rõ đối tượng điều tra cụ thể là dân số nào.

  15. Những gì để biết về dân số trôi nổi ? • Hiện có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến “dân số trôi nổi” nhưng chỉ với khía cạnh định tính. Ví dụ : chỉ nghiên cứu về bộ phận dân số lao động trên đường phố • Trên thực tế, “dân số trôi nổi» không chỉ làm việc trên đường phố. Họ chiếm tỷ lệ lớn những người làm việc trong các công trường xây dựng và phần lớn người làm việc trong khu vực phi chính thức: kinh doanh nhỏ và tại hộ gia đình (xưởng nhỏ, tiểu thương và dịch vụ) • Có thể kết luận rằng : chưa xác định được qui mô của «dân số trôi nổi», nhưng có thể ước lượng bằng cách nghiên cứu phân bố không gian của những người thuộc diện KT4

  16. Tỷ trọng dân số thuộc diện KT4 phân theo quận tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Sự phân bố không hian này sẽ cho phép ước lượng dân số « trôi nổi »

  17. Kết luận • Đặc biệt là ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, dân số đô thị thường được tính đồng nhất với tổng số dân theo đơn vị hành chính (tỉnh/thành phố) • Có một bộ phận dân di cư đến các thành phố, họ di chuyển giữa các thành phố lớn và nơi ở cũ của họ, chưa xác định cụ thể qui mô là bao nhiêu ? • Bộ phận dân số được gọi là dân số « trôi nổi », đến nay chưa được thống kê. Họ không được gọi « dân số thường trú » trong các cuộc Tổng điều tra dân số, mà là bộ phận « không thường trú » theo tình trạng đăng ký thường trú. Họ có thể được phân loại « khách vãng lai », nhưng chưa bao giờ được thống kê tại Việt Nam

  18. Kết luận (2) • Một phần lớn dân số “trôi nổi” làm việc trong khu vực kinh tế phí chính thức, chiếm tỷ trọng lớn trong số người nghèo đô thị. Những nghiên cứu cho đến nay về khu vực phi chính thức và nghèo đói ở khu vực đô thị, mặc dù đã rất nhiều, nhưng chưa có nghiên cứu nào sâu sắc và toàn diện về vấn đề này • Một phương pháp nghiên cứu đặc thù cần được đưa vào sử dụng để thống kê bộ phận dân số này • Phương pháp chọn mẫu xuất phát từ tổ dân phố đã được sử dụng trong hai cuộc điều tra năm 2003 và 2007 nó rất phù hợp với mục tiêu này

  19. Kết luận (3) • Khi tiến hành khảo sát hộ gia đình, cần thống kê “khách vãng lai” (một bộ phận trong số họ có thể trở thành người “cư trú thường xuyên” tùy thuộc vào độ dài thời gian họ sinh sống tại thành phố) • Một biểu mẫu riêng cần được áp dụng để thống kê những người dân nằm ngoài hộ này : những người ngủ qua đêm trên công trường xây dựng, trong nhà hàng và các cửa hàng, nhà trọ... và những người được sống trong các hộ tập thể (nhà tập thể của doanh nghiệp, ký túc xá sinh viên) • Biết về dân số “trôi nổi” và dân số tại các đô thị, chắc chắn là điều cần thiết để quy hoạch đô thị và là điều kiện tiên quyết cho việc quản lý đô thị một cách hiệu quả

More Related