1 / 66

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Th.S Nguyễn Thành Vinh Đại học Bình Dương 2011. Chương I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (SECURITIES MARKET).

kostya
Download Presentation

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Th.SNguyễnThành Vinh Đại học Bình Dương 2011

  2. Chương I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (SECURITIES MARKET) • Khái niệm thị trường tài chính: là nơi tập trung huy động các nguồn vốn trong xã hội để tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các chủ thể kinh tế trong xã hội. • Việc tập trung vốn thông qua 2 kênh tài chính trực tiếp và gián tiếp • Kênh tài chính gián tiếp: Qua ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng • Kênh tài chính trực tiếp: Thông qua thị trường chứng khoán

  3. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (SECURITIES MARKET) • Phân loại: Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn TTTC được chia thành 2 loại: • Thị trường tiền tệ: Phát hành và mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu. Mục đích là đáp ứng nhu cầu thanh khoản và đầu tư ngắn hạn bao gồm: • Thị trường liên ngân hàng • Thị trường vốn ngắn hạn • Thị trường hối đoái

  4. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (SECURITIES MARKET) • Thị trường vốn: thị trường vốn dài hạn, huy động vốn trong xã hội để tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp, chính phủ phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu. Bao gồm: • Thị trường tín dụng trung và dài hạn (thị trường thế chấp) • Thị trường cho thuê tài chính • Thị trường chứng khoán

  5. II. Thị trường chứng khoán (TTCK) • Khái niệm: là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn. • Nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền.

  6. Phân loại TTCK • Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: • Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành • Vai trò của TTSC: Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán • Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn

  7. Đặc điểm của TTSC • Là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành. Là nơi tạo vốn cho đơn vị phát hành và hàng hóa cho thị trường giao dịch, làm tăng vốn đầu tư • Những người bán CK trên TTSC thường là kho bạc, NHNN, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành • TTSC chỉ được tổ chức 1 lần cho 1 loại chứng khoán nhất định trong thời gian hạn định.

  8. Phân loại TTCK (tt) • Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên TTSC, Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

  9. Đặc điểm của Thị trường Thứ cấp • Tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứng khoán. Là một bộ phận quan trong của TTCK • Giao dịch trên TTTC phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá CK do cung cầu quyết định. • Là TT hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các CK nhiều lần trên TTTC

  10. Mối liên hệ giữa TTSC và TTTC • TTSC là cơ sở là tiền đề cho sự hình thành và phát triển TTTC, là nơi cung cấp hàng hóa CK lưu thông trên TTTC • TTTC là động lực là điều kiện cho sự phát triển của TTSC vì nó tạo tính thanh khoản cho CK thu hút nhà đầu tư bỏ tiền ra mua CK

  11. Mối liên hệ giữa TTSC và TTTC • TTTC làm lưu động hóa vốn đầu tư, nhà đầu tư có thể chuyển từ CK thành tiền mặt, từ CK này sang CK khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác • Với khả năng thanh khoản cao của CK và tính chất năng động của TTTC đã hấp dẫn nhà đầu tư, giúp các nhà phát hành huy động được số vốn lớn

  12. Phân loại căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường • Sở giao dịch CK (TT tập trung): các giao dịch được tập trung tại 1 địa điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên phiên giao dịch. • Chỉ có các loại CK đủ tiêu chuẩn niêm yết mới được giao dịch tại đây

  13. Phân loại căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường • Thị trường OTC (TT phi tập trung): là một thị trường có tổ chức dành cho các CK không niêm yết. • Thị trường OTC không có địa điểm giao dịch chính thức, các nhà môi giới (CTCK) kết nối các giao dịch qua mạng máy tính diện rộng giữa các CTCK và trung tâm quản lý hệ thống

  14. Phân loại căn cứ vào hàng hóa trên thị trường • Thị trường cổ phiếu: CP thường, ưu đãi • Thị trường trái phiếu: TP công ty, đô thị, chính phủ • Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: phát hành và mua bán các chứng từ tài chính: quyền mua, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn

  15. Chức năng của TTCK • Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế • Cung cấp môi trường đầu tư cho nền kinh tế • Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô • Tạo tính thanh khoản cho các CK • Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp

  16. Cơ chế hoạt động của TTCKMS • Cơ chế điều hành và giám sát TTCK • Các cơ quan quản lý của Chính phủ - Ủy Ban CK: Là cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước trong lĩnh vực CK với các chức năng sau: • Thực hiện các quy định quản lý ngành CK của BTC, phối hợp với các tổ chức tự quản để điều hành và giám sát có hiệu quả hoạt động của TTCK

  17. Cơ chế hoạt động của TTCKMS • Kiểm soát mọi vấn đề trong hoạt động của thị trường như đăng ký CK, giám sát các cty niêm yết phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận. • Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát hoạt động, xử lý các vi phạm nếu các tổ chức này không xử lý được • Thanh tra đối với cá nhân, tổ chức để bảo vệ lợi ích chung của công chúng trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật

  18. Cơ chế hoạt động của TTCKMS • Cơ chế điều hành và giám sát TTCK • Các tổ chức tự quản: gồm có Sở giao dịch và Hiệp hội các nhà kinh doanh CK • Sở giao dịch: bao gồm các CTCK thành viên trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch CK, có các chức năng sau: • Điều hành các hoạt động giao dịch diễn ra trên Sở • Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các cty thành viên và các khách hàng của họ • Hoạt động điều hành và giám sát phải phù hợp pháp luật liên quan đến CK

  19. Cơ chế hoạt động của TTCKMS • Hiệp hội các nhà kinh doanh CK: Là tổ chức của các cty CK thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành và đảm bảo các lợi ích chung của TTCK, có các chức năng sau: • Điều hành và giám sát thị trường giao dịch phi tập trung. Các công ty muốn tham gia thị trường này phải đăng ký với HH và phải thực hiện các quy định do HH đưa ra. • Đưa ra các quy định chung cho các CTCK thành viên và đảm bảo thực hiện các quy định.

  20. Cơ chế hoạt động của TTCKMS • Thu nhận các khiếu nại của khách hàng và điều tra các CTCK thành viên để tìm ra vi phạm và chuyển kết quả tới CTCK đó giải quyết • Ngoài ra HH còn đại diện cho ngành CK đề xuất và gợi ý với những cơ quan quản lý TTCK của Chính phủ về các vấn đề tổng quát trên TTCK

  21. Các chủ thể tham gia trên TTCK • Nhà phát hành • Chính phủ và chính quyền địa phương: Trái phiếu • Công ty: Cổ phiếu và trái phiếu • Các tổ chức tài chính: trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư • Nhà đầu tư • Cá nhân • Tổ chức • Các tổ chức kinh doanh trên TTCK • Công ty chứng khoán: bảo lãnh phát hành, môi giới Tự doanh, tư vấn đầu tư

  22. Các chủ thể tham gia trên TTCK • Công ty chứng khoán: bảo lãnh phát hành, môi giới Tự doanh, tư vấn đầu tư • Công ty quản lý quỹ: thành lập và quản lý nhiều quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, kinh doanh CK và quản lý danh mục đầu tư 4. Các tổ chức có liên quan đến TTCK khác • Cơ quan QLNN: UBCK NNVN thành lập ngày 28/06/1996 • Sở giao dịch CK • Hiệp hội các nhà kinh doanh CK • Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ CK • Công ty dịch vụ máy tính CK • Các tổ chức tài trợ CK – Cty đánh giá hệ số tín nhiệm

  23. Nguyên tắc hoạt động • Nguyên tắc trung gian: giao dịch thông qua trung gian: Nhà bảo lãnh phát hành, CTCK • Nguyên tắc cạnh tranh đấu giá: giá cả CK dựa trên quan hệ cung cầu • Nguyên tắc công khai: cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời các thông tin

  24. Các hành vi tiêu cực trên TTCK • Đầu cơ CK, lũng đoạn thị trường • Mua bán nội gián • Thông tin sai sự thật • Làm thiệt hại lợi ích người đầu tư: • Làm trái lệnh đặt mua, bán của người đầu tư • Không cung cấp xác nhận giao dịch • Tự ý mua, bán CK trên tài khoản của khách hàng hoặc mượn danh nghĩa của khách hàng để mua bán CK

  25. Câu hỏi ôn tập chương 1 • TTCK là gì? Vị thế của TTCK trên thị trường tài chính? • Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa TTSC và TTTC? Mối quan hệ giữa chúng? • Các chủ thể tham gia trên TTCK? • Các nguyên tắc hoạt động của TTCK? • Các hành vi tiêu cực trên TTCK?

  26. Chương II: CÔNG TY CỔ PHẦN • Khái niệm: CTCP là doanh nghiệp trong đó: • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần • Cổ động chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng • Cổ đông là cá nhân, tổ chức tối thiểu là 3 • CTCP có quyền phát hành CK ra công chúng.

  27. Chương II: CÔNG TY CỔ PHẦN • Đặc điểm: • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, số cổ đông tối thiểu là 3 • Cty có thể phát hành nhiều loại cổ phần • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng • Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp • CTCP có quyền phát hành CK ra công chúng.

  28. Chương II: CÔNG TY CỔ PHẦN • Ưu điểm: • Dễ dàng huy động được một lượng lớn vốn từ nhà đầu tư khi cần mở rộng sản xuất. • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn • Cty có thể tập trung nhiều trí tuệ • Dễ dàng chuyển hướng đầu tư

  29. Chương II: CÔNG TY CỔ PHẦN • Nhược điểm: • Các chủ nợ sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tài sản của cty không đủ trả nợ • Dễ xảy ra tranh chấp, lợi dụng và phân hóa lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau • Cơ cấu tổ chức cồng kềnh với chi phí lớn • Dễ dàng chuyển hướng đầu tư

  30. Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP • Đại hội cổ đông: • Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất • Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty, kế hoạch kinh doanh hàng năm, số lợi nhuận trích cácclập quỹ, chia cổ tức • Bầu bãi miễn HĐQT, BKS • Xem xét sai phạm của HĐQT

  31. Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP • Hội đồng quản trị: • Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh cty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cty • Do Đại hội cổ đông bầu, bãi, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước ĐHCĐ về những sai phạm trong quản lý • Ít nhất từ 5-7 người, nhiều nhất từ 15-17. • 1/3 số UV HĐQT là đại diện của người lao động

  32. Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP • Tổng giám đốc: • Do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của cty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, là người đại diện theo pháp luật của cty

  33. Cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP • Ban kiểm soát: • Do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của HĐQT nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông • Thành viên BKS không nằm trong HĐQT và BDH của cty có trình độ chuyên môn cao, am hiểu các chính sách luật lệ của Nhà nước về quản lý kinh tế, trung thực và nguyên tắc

  34. Các loại hình CTCP • Công ty cổ phần nội bộ: • Công ty nhỏ, mới thành lập, số lượng cổ đông ít • Cổ đông là người sáng lập, CBCNV hoặc những đơn vị trực thuộc những đơn vị là cổ đông sáng lập • Là cổ phiếu ký danh không được chuyển nhượng tự do

  35. Các loại hình CTCP • CTCP đại chúng: • Phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng ngoài những đối tượng như CTCP nội bộ • Đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên của cty ra công chúng gọi là IPO (Initial Public Offering)

  36. Các loại hình CTCP • CTCP niêm yết: • Là những CTCP đại chúng được SGDCK chọn lọc niêm yết trên Sở

  37. Các nguồn tài trợ cho CTCP trên TTCK • Tài trợ bằng cổ phần thường: là nguồn tài trợ căn bản và quan trọng nhất Ưu điểm: • Làm tăng vốn tự có, tăng tính tự chủ về mặt tài chính • CP thường có khả năng đối phó với lạm phát • Làm tăng quy mô vốn, tăng vốn điều lệ và tạo thêm uy tín cho cty.

  38. Các nguồn tài trợ cho CTCP trên TTCK Nhược điểm: • Phải chia sẻ quyền kiểm soát, thu nhập cho cổ đông mới (khắc phục bằng cách phát hành thêm quyền mua) • Cổ tức lấy từ lợi nhuận sau thuế, chi phí sử dụng vốn từ cổ phần thường không được khấu trừ khỏi thuế

  39. Các nguồn tài trợ cho CTCP trên TTCK 2. Tài trợ bằng cổ phần ưu đãi: khi cty muốn tăng thêm vốn tự có mà không muốn chia sẽ quyền kiểm soát cho cổ đông mới Đặc điểm: • Làm tăng vốn chủ sở hữu mà không tăng nợ, giảm nguy cơ phá sản • Cổ tức ưu đãi được quy định trước

  40. Các nguồn tài trợ cho CTCP trên TTCK 3. Tài trợ bằng trái phiếu: là hình thức huy động vốn trực tiếp trên TTCK có tính chủ động cao, quy mô và khả năng vay nợ lớn hơn, chi phí rẻ hơn Ưu điểm: • Không lệ thuộc vào các tổ chức tín dụng • Chi phí thấp hơn so với chi phí của cổ phiếu • Không chia sẻ quyền kiểm soát và thu nhập • Chi phí trả lãi TP được khấu trừ khỏi thuế

  41. Các nguồn tài trợ cho CTCP trên TTCK Nhược điểm: • Chấp nhận tăng thêm nợ, cần cân nhắc hệ số nợ • Phải trả vốn và lãi đúng hạn

  42. Chính sách cổ tức Khái niệm cổ tức: là phần tiền lời được chia cho mỗi cổ phần thường, lấy từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi trừ cổ tức ưu đãi Các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức: Thu nhập = TNR - CTUD mỗi CP (EPS) Số CPT đang lưu hành Cổ tức mỗi cổ = TNR - CTUD - TNGL phần (DPS) Số CPT đang lưu hành

  43. Chính sách cổ tức Chỉ số thanh = DPS toán cổ tức EPS Chỉ số thu nhập = 1 – Chỉ số thanh toán cổ tức giữ lại

  44. Chính sách cổ tức Ý nghĩa: • Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông, ảnh hưởng đến trị giá của cổ phiếu trên TTCK • Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cty trong tương lai • Hình thức cổ tức: tiền mặt, cổ phiếu, tài sản

  45. Chính sách cổ tức Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chia cổ tức: • Những quy định pháp lý: nguyên tắc lợi nhuận ròng, bảo toàn vốn, tài chính lành mạnh, lập quỹ dự trữ • Nhu cầu hoàn trả nợ vay • Cơ hội đầu tư • Mức doanh lợi trên vốn lớn • Sự ổn định về lợi nhuận • Khả năng thâm nhập thị trường vốn

  46. Chính sách cổ tức Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chia cổ tức: • Xu thế của nền kinh tế • Quyền kiểm soát công ty • Vị trí của cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN

  47. Câu hỏi ôn tập chương 2 • Công ty CP là gì? Những đặc điểm cơ bản của CTCP? Các loại CTCP? • Ưu nhược điểm của việc tài trợ bằng cổ phần thường, trái phiếu? • Trình bày chính sách cổ tức của CTCP

  48. Chương 3: Hàng hóa của TTCK Khái niệm: CK là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu CK đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành gồm: Trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh

  49. Phân loại CK 1. Căn cứ vào nội dung: • Chứng khoán nợ: là chứng nhận nợ do Nhà nước hoặc các DN phát hành khi cần huy động vốn cho mục đích tài trợ dài hạn. Điển hình là trái phiếu. • Chứng khoán vốn: là chứng nhận góp vốn vào các CTCP, là CP ưu đãi và CP thường

  50. Phân loại CK 2. Căn cứ vào hình thức: • CK vô danh: trên các chứng nhận nợ hay góp vốn không ghi tên người sở hữu, loại này dễ mua bán chuyển đổi • Chứng khoán ký danh: là CK mà tên người sở hữu được lưu giữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành cũng như trên tờ giấy CK. Việc chuyển quyền sở hữu khó khăn hơn

More Related