120 likes | 318 Views
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN. Tổ: Xã hội Môn: Ngữ văn – Lớp 7. Tiết 18: Từ Hán Việt. Tõ H¸n ViÖt. Tiết 18 Từ Hán Việt. I.Yếu tố Hán Việt. 1.Ví dụ 1. Nam quốc sơn hà Nam đế cư. ?Giải thích nghĩa 4 từ Nam, quốc, sơn, hà?. Nam: phương nam Quốc: nước
E N D
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN Tổ: Xã hội Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Tiết 18: Từ Hán Việt
Tiết 18 Từ Hán Việt I.Yếu tố Hán Việt 1.Ví dụ 1 Nam quốc sơn hà Nam đế cư ?Giải thích nghĩa 4 từ Nam, quốc, sơn, hà? • Nam: phương nam • Quốc: nước • Sơn: núi • Hà: sông dùng độc lập Không dùng độc lập, dùng để tạo từ ghép Hán Việt ?Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu ( dùng độc lập), tiếng nào không ? Các tiếng để tạo từ ghép Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt
Tiết 18 Từ Hán Việt I.Yếu tố Hán Việt 2.Ví dụ 2: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (sách trời) Thiên = nghìn ? Tiếng thiên trong các từ sau có ý nghĩa gì ? -Thiên niên kỉ -Thiên lí mã - Thiên đô về Thăng Long Thiên = dời Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau Ghi Nhớ 1: SGK trang 69
Tiết 18 Từ Hán Việt I.Yếu tố Hán Việt Bài tập 1 Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau: Hoa1 : hoa quả, hương hoa Hoa2: hoa mĩ, hoa lệ Phi1 : phi công, phi đội Phi2 : phi pháp, phi nghĩa Phi3 : cung phi, vương phi Tham1 : tham vọng, tham lam Tham2 : tham gia, tham chiến Gia 1 : gia chủ, gia súc Gia 2 : gia vị, gia tăng Chỉ loài hoa Chỉ cái đẹp Phi = bay Phi = không Phi =vợ vua Tham = nhiều Tham = cùng Gia = nhà Gia = thêm
Tiết 18 Từ Hán Việt II. Từ ghép Hán Việt: Ví dụ 1: -Sơn hà: núi sông -Xâm phạm: lấn chiếm -Giang sơn: sông núi ? Các từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập ? Từ ghép đẳng lập Ví dụ 2: -Ái quốc: yêu nước -Thủ môn: người giữ cửa -Chiến thắng: chiến đấu giành thắng lợi Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì ? Từ ghép chính phụ (Tiếng chính đứng trước, phụ đứng sau) ? Tiếng nào là tiếng chính ?
Tiết 18 Từ Hán Việt II. Từ ghép Hán Việt: Ví dụ 3: -Thiên thư: sách trời -Thạch mã: ngựa đá -Ngư ông: người đàn ông làm nghề đánh cá Từ ghép chính phụ (Tiếng chính đứng sau, tiếng phụ đứng trước) ? Xác định tiếng chính của mỗi từ? Ghi nhớ 2: SGK trang 70
Tiết 18 Từ Hán Việt • Lưu ý: Trong từ ghép chính - phụ • Nếu tiếng chính là danh từ thì yếu tố chính đứng sau: • VD: kim âu (chậu vàng); thạch mã (ngựa đá) • -Nếu yếu tố chính chỉ hành động, tính chất, yếu tố phụ nêu một trạng huống về mức độ sắc thái thì yếu tố chính đứng sau. • + Tính từ đứng trước động từ: tốc hành, đột biến. • + Chỉ thời gian hoặc vị trí thì đứng trước động từ • tiên tri (biết trước); viễn vọng (nhìn xa) • + Từ nào có các yếu tố: tái, trùng, chí, cực các yếu tố đó đều đứng trước. • Ví dụ: tái phát, trùng tu, chí trung, chí nghĩa.
Tiết 18 Từ Hán Việt III. Luyện tập Bài tập 2: Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cư, bại - Quốc: quốc gia, cường quốc, quốc kỳ, quốc hiệu, quốc huy , quốc hoa … - Sơn : sơn hà, sơn thủy, giang sơn, sơn địa, sơn dương, sơn trang, sơn hào …. - Cư : cư trú, an cư, cư dân, định cư, di cư … - Bại: chiến bại, bại trận, thất bại, …
Tiết 18 Từ Hán Việt Hữu ích ( có ích)Phát thanh (truyền tiếng nói)Bảo mật (giữ bí mật)Phòng hỏa (đề phòng bị cháy) III. Luyện tập Bài tập 3: Xếp các từ ghép Hán Việt sau vào nhóm thích hợp hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa • Thi nhân (Người làm thơ) • Đại thắng (chiến thắng lớn) • Tân binh (lính mới) • Hậu đãi (tiếp đãi rất nhiều, rất sang )
Bài tập về nhà • Bài tập 4 SGK trang 71 • Soạn bài: tìm hiểu chung về văn biểu cảm