660 likes | 948 Views
Các kết quả ĐMC quy hoạch tổng thể PTKTXH tỉnh An Giang đến năm 2020. Chủ đầu tư: UBND tỉnh An Giang Tư vấn ĐMC: Công ty Pi C&E. Nội dung. Bối cảnh liên quan đến thực hiện ĐMC Xác định phạm vi ĐMC và các vấn đề môi trường cốt lõi Dự báo tác động đối với môi trường khi thực hiện quy hoạch
E N D
Các kết quả ĐMCquy hoạch tổng thể PTKTXHtỉnh An Giang đến năm 2020 Chủ đầu tư: UBND tỉnh An Giang Tư vấn ĐMC: Công ty Pi C&E
Nội dung • Bối cảnh liên quan đến thực hiện ĐMC • Xác định phạm vi ĐMC và các vấn đề môi trường cốt lõi • Dự báo tác động đối với môi trường khi thực hiện quy hoạch • Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi • Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường khi thực hiện quy hoạch • Kết luận và kiến nghị
1. BỐI CẢNH LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN ĐMC • Giới thiệu quy hoạch • Tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và KTXH tỉnh An Giang • Tóm tắt diễn biến các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong giai đoạn 2005-2009 • Một số quy hoạch đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có liên quan đến phát triển KTXH tỉnh An Giang • Xu hướng BĐKH và các hoạt động sử dụng nước trên thượng lưu sông Mekong
Giới thiệu quy hoạch • Xuất xứ: • Quy hoạch tổng thể PTKTXH An Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt trong Quyết định số 71/2007/QĐ-CP, tuy nhiên đã không thực hiện ĐMC • Báo cáo “Điều chỉnh Quy hoạch PTKTXH An Giang đến năm 2020” không thay thế mà chỉ bổ sung, chỉnh sửa Quy hoạch đã được phê duyệt để phù hợp với tình hình thực tế • Dự thảo Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch đã hoàn thành trước khi thực hiện ĐMC • ĐMC sẽ thực hiện cho toàn bộ quy hoạch PTKTXH giai đoạn 2010-2020 (đánh giá cả những nội dung không điều chỉnh của quy hoạch 2007)
Phương án 2 (chọn) phát triển KTXH thời kỳ 2011-2020 * Cột năm 2010 thể hiện thời kỳ 2001-2010; cột năm 2020 thể hiện thời kỳ 2016-2020 **Tỷ giá ước tính cho năm 2010: 1USD = 19.000 VNĐ. GDP tính theo giá USD so sánh năm 2010
Phương hướng phát triển các ngành (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản • Bảo đảm diện tích trồng lúa nước, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất chuyên canh trên cơ sở đầu tư thâm canh cao • Diện tích và sản lượng thủy sản không tăng nhưng giá trị doanh thu tăng • Quy hoạch hệ thống thủy lợi có cân nhắc đến cân bằng sử dụng nước, hoàn thiện hệ thống đê bao kiểm soát lũ đi đôi với thủy lợi nội đồng, phát triển hệ thống tưới tiêu, dự trữ nước cục bộ cho tiêu dùng và sản xuất • Phát triển 3 tiểu vùng nông nghiệp
Phương hướng phát triển các ngành (2) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp • Xây dựng mới 2 KCN (Vàm Cống - 200 ha; Hội An - 100 ha); mở rộng 2 KCN (Bình Hòa - 250 ha; Bình Long - 150 ha) • Lấp đầy KCN Xuân Tô (57,4 ha) và 22 cụm công nghiệp cấp huyện • Quy hoạch vùng khai thác khoáng sản Dịch vụ • Phát triển 2 khu KT cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên, Vĩnh Xương) và 2 khu KT cửa khẩu quốc gia (Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông) • Phát triển khu du lịch Ô Tà Sóc và núi Thất Sơn (huyện Tri Tôn) • Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
Phương hướng phát triển các ngành (3) Giao thông vận tải • Xây dựng sân bay An Giang • Cải tạo, nâng cấp đường bộ: • Nâng cấp quốc lộ 91 (xây mới tuyến N1, N2); nâng cấp tuyến tỉnh lộ 956 thành quốc lộ • Cải tạo nâng cấp các tuyến đường tỉnh • Xây dựng đường nối liên tỉnh 948 (đến Kiên Giang), 956 (đến Đồng Tháp) • Cải tạo, nâng cấp đường sông: • Nạo vét tuyến sông Hậu từ cửa Định An đến Vĩnh Xương cho tàu 5.000 DWT • Mở rộng nâng cấp cảng Bình Long (tàu 10.000 DWT, công suất 300.000 tấn/năm); xây dựng cảng Tân Châu (tàu 10.000 DWT) • Xây dựng bến phà Tân Châu và Châu Giang
Phương hướng phát triển các ngành (4) Phát triển đô thị • Mở rộng TP. Long Xuyên thành đô thị loại I, Thị xã Tân Châu lên đô thị loại III, Thị xã Châu Đốc lên đô thị loại II • Hình thành 8 thị trấn mới Phát triển nông thôn • Xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia (QĐ 491/2009/ TTg) và tiêu chí của tỉnh (QĐ 1036/2010/UBND) • Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển thị trường nông thôn và kích cầu hợp lý • Đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn
Phương hướng phát triển các ngành (5) • Xây dựng các cống ngăn mặn ở các kênh ra biển Tây trên cơ sở quy hoạch chung toàn vùng • Phối hợp với Kiên Giang xây dựng công trình thích ứng BĐKH (ứng phó với triều cường) • Xây dựng cống và hệ thống đê bao chống lũ (dự án kiểm soát lũ vùng đê bao Nam Vàm Nao-huyện Chợ Mới) • Quy hoạch đô thị, khu dân cư chống lũ triệt để Quy hoạch chống lũ gắn với đối phó BĐKH và NBD
Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội • An Giang nằm ở phía Tây Nam vùng ĐBSCL, thuộc phần hữu ngạn sông Tiền, có một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, vừa có địa hình đồng bằng và vừa có địa hình đồi núi • Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chặt chẽ chế độ nước sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố chính: chế độ thuỷ triều, chế độ dòng chảy, chế độ mưa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái kênh rạch. • Nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long nên hàng năm phải chịu ảnh hưởng của mùa nước nổi, ngập1-2,5 m khoảng 70% diện tích tự nhiên, thời gian ngập từ 2,5 - 5 tháng • Vừa có rừng tràm ngập úng chua phèn vừa có rừng đồi núi, diện tích đất ngập nước chiếm khoảng 80% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
Diễn biến các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong giai đoạn 2005-2009 (1) • Chất lượng nước mặt trên sông Tiền sông Hậu có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở một số vị trí quan trắc • Diễn biến chất lượng của nguồn nước mặt trên các kênh rạch nội đồng phức tạp, phụ thuộc vào chế độ thủy triều và chế độ xả thải từ hoạt động sản xuất lúa nước, nuôi trồng thủy sản • Chất lượng nguồn nước ngầm có sự khác biệt rất rõ giữa các vùng và thời gian khảo sát, phụ thuộc vào kiến tạo địa chất và thời gian ngập lũ • Chất lượng đất phụ thuộc vào hình thức canh tác, chủng loại và liều lượng phân bón cũng như khả năng vệ sinh đồng ruộng nhờ lũ hằng năm • Hầu hết các thông số quan trắc chất lượng không khí đều nằm trong giới hạn cho phép, trừ nồng độ bụi tại khu vực lò gạch thủ công
Diễn biến các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong giai đoạn 2005-2009 (2) • Sản lượng thủy sản có dấu hiệu giảm sút; tài nguyên rừng suy giảm chủ yếu do cháy rừng. Đa dạng sinh học đất ngập nước đang bị suy giảm do chuyển mục đích sử dụng từ trồng tràm sang trồng lúa • Nước thải nuôi trồng thủy sản, nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm chính • Những năm gần đây, đỉnh lũ có xu hướng giảm nhẹ • Hiện tượng sạt lở diễn ra nhanh hơn, mức độ sạt lở ngày càng tăng
Một số quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành đến 2020 đã được phê duyệt có liên quan đến An Giang • Đề án thành lập VKTTĐ vùng ĐBSCL (2009) • Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 (2006) • Kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2005) • Quy hoạch cấp nước VKTTĐ vùng ĐBSCL đến 2020 (2010) • Quy hoạch thoát nước VKTTĐ vùng ĐBSCL đến 2020 (2010) • Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn VKTTĐ vùng ĐBSCL đến 2020 (2010)
Xu hướng biến đổi khí hậu và các hoạt động sử dụng nước trên thượng lưu sông Mekong • Các hoạt động sử dụng nước trên thượng lưu sông Mekong • Các dự án chuyển nước: lượng nước mất đi và chất lượng nước trả lại cho dòng chính là những mối quan ngại đối với các nước hạ du, nhất là Campuchia và Việt Nam • Các dự án thủy điện: lưu lượng dòng chảy sông Mekong đổ vào nước ta giảm 36% so với trung bình trong 30 năm qua • Xu hướng biến đổi khí hậu • Mùa khô hạn nắng nóng gay gắt xuất hiện nhiều hơn, nước biển sớm xâm nhập sâu vào đất liền • Lượng mưa có xu hướng giảm vào đầu mùa, tăng vào cuối mùa mưa • Nước lũ cao hơn, thời gian ngập lụt dài hơn, tiêu thoát nước trong mùa lũ khó khăn hơn. Gia tăng tần xuất ngập lụt trong mùa khô do nước biển dâng kết hợp mưa vào thời điểm triều cường
2. Xác định phạm vi ĐMCvà các vấn đề môi trường cốt lõi • Cơ sở xác định phạm vi ĐMC • Phạm vi nghiên cứu của ĐMC • Cơ sở xác định các vấn đề môi trường cốt lõi • Các vấn đề môi trường cốt lõi và nội dung quy hoạch liên quan
Một số nhận xét chung về phương diện môi trường của các yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh An Giang • Mọi hoạt động sử dụng nước từ phía thượng lưu đổ xuống đều có ảnh hưởng đáng kể đến tài nguyên nước và chất lượng nước mặt của tỉnh • Bất kỳ trường hợp ô nhiễm nguồn nước nào trong tỉnh cũng ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước và kinh tế – xã hội của các tỉnh kề cận ở hạ lưu • Tài nguyên nước dồi dào nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian, nên có nơi có lúc dư thừa nước quá mức gây lũ lụt nghiêm trọng, nhưng cũng có nơi có lúc thiếu hụt nước cho sản xuất và sinh hoạt • Cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn thiếu và chưa đồng bộ
Phạm vi nghiên cứu của ĐMC • Phạm vi không gian: bao gồm toàn bộ tỉnh An Giang, có lưu ý đến các tác động tương hỗ từ các vùng lân cận (7 tỉnh/thành phố phía Tây Nam sông Hậu thuộc vùng ĐBSCL: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang), nhất là từ 4 tỉnh thuộc VKTTĐ vùng ĐBSCL: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau • Phạm vi thời gian: thu thập các thông tin, số liệu đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội và môi trường trong các năm 2005-2010 và dự báo xu thế diễn biến trong tương lai đến 2020
Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi (1) Cơ sở xác định các vấn đề môi trường cốt lõi của An Giang • Hiện trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thực tiễn khai thác, sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh • Hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh trong những năm qua • Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn • Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các nguồn tài nguyên • Dự báo diễn biến môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 dưới các sức ép của của gia tăng dân số và phát triển kinh tế – xã hội theo các chiến lược, quy hoạch đã được duyệt • Các ý kiến đóng góp của các Sở ban ngành trong tỉnh tại các Hội thảo liên quan diễn ra trong tháng 10, 11 và 12/2010
Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi (2) Các vấn đề môi trường cốt lõi và nội dung quy hoạch liên quan
Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi (3) Các vấn đề môi trường cốt lõi và nội dung quy hoạch liên quan
Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi (4) Các vấn đề môi trường cốt lõi và nội dung quy hoạch liên quan
3. Dự báo tác động đối với môi trường khi thực hiện quy hoạch • Tóm tắt kết quả đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến các vấn đề môi trường liên quan • Tóm tắt kết quả đánh giá tác động tích lũy của dự án đến các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội
Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến các vấn đề môi trường liên quan (1) • Phát triển trồng trọt • Gia tăng nhu cầu dùng nước cho sản xuất • Gia tăng các chất ô nhiễm đưa vào môi trường đất và nước • Phát triển chăn nuôi • Lượng chất thải từ chăn nuôi dự báo sẽ tăng mạnh so với hiện tại • Phát triển thủy sản • Gia tăng lượng nước thải từ các ao hầm nuôi cá • Gia tăng lượng bùn/cặn từ các ao hầm nuôi cá Phát triển nông nghiệp
Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan (2) • Gia tăng các chất thải gây ô nhiễm môi trường Phát triển công nghiệp Khai thác khoáng sản • Ô nhiễm bụi tại khu vực khai thác đá • Gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông và ô nhiễm nước tại khu vực khai thác cát
Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan (3) Phát triển cơ sở hạ tầng • Chiếm diện tích lớn về đất nông nghiệp, đất thổ cư • Gây ô nhiễm đất, nước, không khí trong quá trình thi công và khai thác • Ảnh hưởng đến tài nguyên đa dạng sinh học do phá hoại và chia cắt các khu cư trú của động vật; ngăn cản sự di chuyển tự nhiên • Phát triển hệ thống thủy lợi có thể dẫn đến nguy cơ ngập lụt ở vùng lân cận • Việc phát triển các hệ thống thoát lũ ra biển Tây có thể dẫn tới axit hóa nguồn nước, nhất là vào các tháng đầu mùa mưa, làm ảnh hưởng đến môi trường vùng hạ lưu
Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan (4) Phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn • Gia tăng lượng nước thải sinh hoạt đô thị • Gia tăng lượng rác thải rắn sinh hoạt đô thị • Gia tăng chất thải y tế và các loại chất thải rắn khác • Gia tăng ô nhiễm môi trường từ khu dân cư nông thôn và các cụm/tuyến dân cư vượt lũ Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch • Gia tăng chất thải thương mại và dịch vụ • Gia tăng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận chuyển • Suy giảm đa dạng sinh học do thiết lập các tuyến du lịch qua các khu nhạy cảm • Xói mòn đất trên/lân cận các tuyến đường du lịch
Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan (5) Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất • Thay đổi nơi cư trú và sinh kế, có thể dẫn tới xáo động xã hội • Mất thảm thực vật, gia tăng xói mòn và suy thoái đất • Phá hủy hệ sinh thái trên cạn, suy giảm tài nguyên rừng • Thay đổi cảnh quan, gia tăng nguy cơ ô nhiễm đất do các hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai khoáng và công nghiệp
Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan(6) Quy hoạch các khu vực đê bao kiểm soát lũ và phát triển 03 tiểu vùng nông nghiệp (1) • Làm mỏng đi tầng đất canh tác • Đất đai vùng bên trong đê bao bị thoái hóa, bạc màu, gia tăng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật • Phế liệu nông nghiệp sau thu hoạch có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nước trong mùa lũ • Chu kỳ xả lũ tại các vùng kiểm soát lũ triệt để có nguy cơ gây ô nhiễm nước khu vực xung quanh • Hệ thống thủy lợi làm cản trở dòng nước thoát khiến cho mực nước lụt sâu hơn và thời gian ngập lụt kéo dài hơn trước ở nhiều nơi ngoài khu vực đê bao, gia tăng ngập lụt ở các tỉnh hạ nguồn
Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan(7) Quy hoạch các khu vực đê bao kiểm soát lũ và phát triển 03 tiểu vùng nông nghiệp (2) • Gia tăng lưu tốc dòng chảy trên sông mạnh hơn trong mùa lũ và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây sạt lở vùng ven sông • Suy giảm nguồn lợi thủy sản do hạn chế đường di chuyển của cá từ thượng nguồn • Nguy cơ thiếu nước ngay vào đầu mùa hạn, và đồng thời làm cho hiện tượng xâm nhập nước mặn trầm trọng hơn trước, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu • Canh tác lúa 3 vụ cộng với việc không còn mùa nước nổi cũng là nguyên nhân chuột sinh sôi nảy nở ăn phá hoa màu
Đánh giá tác động tích lũy của dự án quy hoạch đến các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội (1)
Đánh giá tác động tích lũy của dự án quy hoạch đến các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội (2)
Đánh giá tác động tích lũy của dự án quy hoạch đến các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội (3) • Tài nguyên nước mặt sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất do việc thực hiện các hoạt động phát triển đề xuất trong quy hoạch • Thay đổi mục đích sử dụng đất, phát triển công nghiệp, khai khoáng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và khu dân cư đều dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm đất. Bao đê kiểm soát lũ vừa làm mất nguồn phù sa bồi đắp đất đai, vừa ngăn cản nước lũ làm vệ sinh đồng ruộng hàng năm • Thay đổi mục đích sử dụng đất, khai khoáng, phát triển cơ sở hạ tầng là những nguyên nhân lớn nhất làm suy giảm đa dạng sinh học • Môi trường không khí sẽ chịu tác động của hoạt động công nghiệp, chăn nuôi, đô thị và chuyển đổi mục đích sử dụng đất • Khai khoáng và sử dụng đất có ảnh hưởng tiêu cực nhất, trong khi phát triển du lịch có ảnh hưởng tích cực nhất đến cảnh quan và các di tích văn hóa lịch sử ở địa phương Tác động tích lũy tới môi trường tự nhiên
Đánh giá tác động tích lũy của dự án quy hoạch đến các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội (4) • Tất cả các thành phần của quy hoạch đều có tác động tích cực thay đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp • Phát triển kinh tế đem lại cơ hội việc làm từ tất cả các thành phần quy hoạch. Trái lại, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có nguy cơ dẫn tới mất sinh kế của một bộ phận nông dân bị thu hồi đất cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị • Sức khỏe cộng đồng có tiềm năng bị ảnh hưởng tiêu cực do các chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động phát triển, tuy nhiên với việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, người dân có cơ hội được chăm sóc sức khỏe tốt hơn Tác động tích lũy tới môi trường xã hội
Đánh giá tác động tích lũy của quy hoạch đến các vấn đề môi trường tự nhiên và xã hội (5) • Nguy cơ xảy ra rủi ro sự cố môi trường cao nhất trong các hoạt động công nghiệp, khai khoáng, giao thông, vận hành các công trình xử lý chất thải. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và phát triển giao thông có nguy cơ gia tăng sạt lở bờ sông. Ngoài ra cần lưu ý đến nguy cơ vỡ đê bao trong mùa lũ. Nguy cơ rủi ro sự cố môi trường
4. Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi • Tóm tắt kết quả dự báo xu thế diễn biến các vấn đề môi trường cốt lõi trong trường hợp không thực hiện quy hoạch • Tóm tắt kết quả dự báo xu thế diễn biến các vấn đề môi trường cốt lõi trong trường hợp thực hiện quy hoạch
Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi (1)
Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi (2)
Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi (3)
Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi (4)
Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi (5)
Dự báo xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi (5a)
5. Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường khi thực hiện quy hoạch • Giới thiệu 27 khuyến nghị về các giải pháp bảo vệ môi trường được đề xuất từ ĐMC • Giới thiệu các đề xuất định hướng về ĐTM đối với các dự án thành phần trong quy hoạch • Chương trình quản lý và giám sát môi trường
Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án(1) 3 Khuyến nghị bổ sung cho quy hoạch • Khuyến nghị 1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bao gồm ban hành các chính sách và cơ chế phát triển mô hình sản xuất phù hợp và phát triển hệ thống thủy lợi đa mục tiêu trong mối quan hệ với toàn vùng ĐBSCL • Khuyến nghị 2. Cụ thể hóa định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống thủy lợi của tỉnh, phù hợp với Quyết định 84/2006/QĐ-TTg ngày 19/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 • Khuyến nghị 3. Cụ thể hóa định hướng và mục tiêu phát triển hệ thống cấp thoát nước của tỉnh, phù hợp với Quyết định 2065/2010/QĐ-TTg ngày 12/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cấp nước VKTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Quyết định 2066/2010/QĐ-TTg ngày 12/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thoát nước VKTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2020
Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án(2) • Khuyến nghị 4. Quy hoạch phát triển nông nghiệp và thủy lợi có cân nhắc đến suy giảm tài nguyên nước do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của các hoạt động sử dụng nước trên thượng lưu sông Mekong và đảm bảo cân bằng sử dụng nước cho toàn vùng ĐBSCL • Khuyến nghị 5. Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước 14 Khuyến nghị cho 5 vấn đề môi trường cốt lõi Phòng ngừa, giảm thiểu suy giảm nguồn tài nguyên nước
Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án(3) • Khuyến nghị 6. Gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp • Khuyến nghị 7. Đảm bảo tính bền vững của việc sử dụng đất cho mục đích nuôi trồng thủy sản • Khuyến nghị 8. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các loại đất chuyên dụng • Khuyến nghị 9. Cân nhắc kỹ lưỡng việc khai thác đất chưa sử dụng Phòng ngừa, giảm thiểu suy giảm tài nguyên đất
Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án(4) • Khuyến nghị 10. Sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên sinh học • Khuyến nghị 11. Đẩy mạnh bảo tồn và phát triển gắn với du lịch sinh thái các loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất và hệ sinh thái ngập nước Phòng ngừa, giảm thiểu thay đổi đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và tài nguyên thủy sinh
Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án(5) Giảm thiểu và xử lý các loại chất thải tại các khu đô thị, khu/cụm công nghiệp và các khu/cụm/tuyến dân cư nông thôn • Khuyến nghị 12. Cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề môi trường khi xem xét cấp phép đầu tư xây dựng khu công nghiệp • Khuyến nghị 13. Xây dựng cơ chế giám sát việc quản lý và ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn • Khuyến nghị 14. Xây dựng chiến lược giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong quản lý chất thải • Khuyến nghị 15. Nâng cấp hệ thống thoát nước, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường nước cho từng khu vực
Đề xuất các khuyến nghị phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện môi trường đối với dự án(6) Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro sự cố môi trường và thiên tai, đặc biệt do biến đổi khí hậu và các hoạt động sử dụng nước trên thượng nguồn sông Mekong • Khuyến nghị 16. Chủ động tham gia trong hợp tác ở cấp vùng và cấp quốc gia với các nước trong lưu vực sông Mekong để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển thịnh vượng cho cả khu vực • Khuyến nghị 17. Xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh có nguy cơ gia tăng các rủi ro thiên tai do các hoạt động sử dụng nước ở thượng lưu