320 likes | 478 Views
Kỹ năng đọc. TS. Phan Gia Anh Vũ. Don't Study Harder, Study SMARTER !. Cải thiện tốc độ đọc - hiểu. Phương pháp đọc Xây dựng nền tảng trước khi đọc: Đề tài của bài đọc, hoặc quyển sách đang đọc là gì? Vấn đề nào đang được nêu ra? Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy?
E N D
Kỹ năng đọc TS. Phan Gia Anh Vũ
Cải thiện tốc độ đọc - hiểu • Phương pháp đọc • Xây dựng nền tảng trước khi đọc: • Đề tài của bài đọc, hoặc quyển sách đang đọc là gì? • Vấn đề nào đang được nêu ra? • Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy? • Những lý do nào được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả? • Người viết dùng sự thật, lý thuyết hay niềm tin của bản thân?
Cải thiện tốc độ đọc - hiểu • Phương pháp đọc • Hãy là người đọc có cân nhắc: • Trung thực với bản thân • Tránh sự chi phối • Biết vượt qua vướng mắc • Đặt câu hỏi • Xây dựng phán đoán trên bằng chứng cụ thể • Tìm mối quan hệ nối kết các sự việc • Có tư duy độc lập
Cải thiện tốc độ đọc - hiểu • Phương pháp đọc • Nắm bắt ý tưởng, đừng nhớ từ. Cái đọng lại trong não là ý tưởng chứ không phải từ • Vai trò của đoạn văn kết luận
Cải thiện tốc độ đọc - hiểu • Phương pháp đọc • Sử dụng ngữ điệu • Đọc thầm, phát âm thầm theo một ngữ điệu, truyền cảm • Học thuộc từ vựng bằng cách nói to từ đó lên • Cảm nhận văn thơ bằng cách diễn đạt như trong kịch. • Hiệu đính bài viết bằng cách đọc to lên • Giải toán bằng cách nói nhẩm từng bước để dần dần đi đến đáp án.
Cải thiện tốc độ đọc - hiểu • Phương pháp đọc • Quan tâm đến từ vựng • Nắm vững và chính xác ý nghĩa của từ • Bạn có dùng tự điển tiếng Việt? • Nắm được từ gốc, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa… sẽ giúp hiểu được ý của tác giả nhanh hơn
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Những phần quan trọng • Lời giới thiệu • Làm quen với tác giả • Cơ hội để tranh luận với tác giả • Tìm được những thông tin có giá trị về nội dung của sách
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Những phần cần đọc trước tiên • Lời giới thiệu • Biết được: • Mục tiêu, • Cách tổ chức thông tin • Sự khác biệt với các sách khác • Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của tác giả • Những lợi ích khác
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Những phần cần đọc trước tiên • Mục lục • Cách tổ chức, sắp xếp của tác giả • Mối liên hệ giữa các chương • Các thông tin khác: • Phụ lục • Tài liệu tham khảo • Chỉ mục • …
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Những phần cần đọc trước tiên • Các phần cuối sách • Phụ lục • Tài liệu tham khảo • Chỉ mục • …
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Những phần cần đọc trong mỗi chương • Tên chương • Phần giới thiệu và tóm tắt của mỗi chương (nếu có) • Các mục và tiểu mục của chương • Các biểu đồ, hình ảnh • Các chữ in đậm, nghiêng hoặc gạch chân
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R (Survey–Question–Read–Recite–Review) • Khảo sát (như thế nào) • Tiêu đề, đề mục chính và phụ • Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị • Câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên • Xem đoạn đầu và cuối • Xem phần tóm tắt
Ví dụ SÁCH LƯỢC THI CỬ THÀNH CÔNG • Chương I: Nhận thức đúng đắn về chế độ thi cử • Chương II: Thi tốt nghiệp cấp 3 là một thử thách to lớn, các thí sinh cần có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt • Chương III: Một trạng thái tâm lý tốt là điều quyết định sự thành công của bạn • Chương IV: Nên chọn trường Đại học như thế nào?
Ví dụ • Chương I: Nhận thức đúng đắn về chế độ thi cử 1. Việc thi cử có tác dụng rất tích cực và quan trọng 2. Thi cử là hình thức chủ yếu để đánh giá thể chế giáo dục 3. Thi cử có tác dụng hết sức quan trọng trong việc đào tạo và sử dụng nhân tài 4. Phải có thái độ đúng đắn đối với việc thi tốt nghiệp phổ thông trung học
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Khảo sát (tác dụng) • Xây dựng nền tảng kiến thức trước khi đọc. Có cái nhìn toàn cảnh trước khi đi vào chi tiết • Có tổ chức thông tin tốt hơn • Khởi động trí não đọc được lâu, bền bỉ hơn • Khắc phục tính “ỳ” của trí óc
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Đặt câu hỏi • Biến tiêu đề thành câu hỏi • Đọc các câu hỏi ở cuối bài • Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn • Mình đã biết gì về vấn đề này rồi?
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Đặt câu hỏi • Đoạn văn này muốn nói điều gì? Ví dụ • Có những chi tiết nào quan trọng, hỗ trợ cho ý chính? • Ví dụ này giúp gì cho ý chính không? • Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào? • Đoạn văn này có phù hợp với nội dung của chương không? • …
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Đọc • Tìm câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu • Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương • Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ… • Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiêng • Đọc các hướng dẫn về biểu đồ
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Đọc • Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó • Dừng lại để đọc kỹ những chỗ khó hiểu • Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần.
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Đọc • Tìm câu chủ đề (thường nằm đầu hoặc cuối đoạn văn) (Ví dụ) • Các trạng từ: • “một là”; “hai là” • “nói theo cách này”; “nói theo cách khác” • “bởi vì”; “mặc dù”; “khi”
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Ghi nhớ, học thuộc lòng • Tóm tắt bằng lời của riêng mình . • Gạch dưới ý quan trọng • Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình. Mẹo: dùng nhiều giác quan • 3 trong 1: Nhìn, nói, nghe • 4 trong 1: Nhìn, nói, nghe, viết
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Ôn lại • Ngày 1: Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn ghi chú • Ngày 2: Đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm những thẻ nhớ (flashcard), hoặc các công cụ học bài tương tự.
Tìm hiểu nội dung sách khi đọc • Phương pháp SQ3R • Ôn lại • Ngày 3, 4, 5: Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú • Cuối tuần: Dùng sách học, làm một bản biểu nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Làm một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin.
Ghi chép trong lúc đọc • Hệ thống chuẩn • Hai gạch dưới: dùng cho từ, ý chính • Một gạch dưới: những ý bổ trợ quan trọng • Ghi số gần những từ được gạch dưới • Dùng dấu móc vuông • Dùng dấu * cho những ý đặc biệt quan trọng • Khoanh tròn những từ hoặc thuật ngữ quan trọng
Ghi chép trong lúc đọc • Hệ thống chuẩn • Đóng khung: những từ chuyển tiếp, thứ tự • Đặt câu hỏi ở những chỗ chưa hiểu rõ • Ghi ý kiến sau khi đọc xong
Ghi chép trong lúc đọc • Ví dụ: Dân số châu Âu tăng nhanh trong thế kỷ XVIII. Bệnh truyền nhiễm và nạn đói đã dần dần biến mất. Người dân châu Âu sống lâu hơn
Ghi chép trong lúc đọc • Hệ thống ghi chép bên lề sách • Hệ thống ghi chép rời
Trước những kết quả nghiên cứu có vẻ khá hiển nhiên, chúng ta thường nói “Cái đó không làm nghiên cứu cũng biết”. Thói quen suy nghĩ kiểu “không làm nghiên cứu cũng biết” vô tình làm cho chúng ta thụ động, chỉ khoanh tay nhìn thế giới, mà không chịu khó tìm tòi và đào sâu suy nghĩ. Thói quen này còn là một hàng rào cản trở tiến bộ khoa học, bởi vì nói như thế là mặc nhiên công nhận một giả định rằng những gì mình biết là chân lí, không cần làm gì thêm. Vả lại, vấn đề không phải đơn thuần là biết hay không biết, mà là định lượng cái biết của mình bao nhiêu, biết như thế nào, biết từ đâu... Nói tóm lại, phải có một văn hóa khoa học trong học hành, hoạt động khoa học...
Theo định nghĩa của giới xã hội học, văn hóa bao gồm những qui ước, giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên. Hoạt động khoa học dựa vào một số qui trình, qui ước đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận và lấy làm chuẩn, và do đó hoạt động khoa học tạo nên văn hóa khoa học. Chẳng hạn như trong khi làm thí nghiệm, tất cả các dữ liệu liên quan đến phương pháp, số liệu, hình ảnh, hay nói chung kết quả đều phải được ghi chép cẩn thận trong nhật kí thí nghiệm, và nếu cần phải có một đồng môn kí vào nhật kí.
Tất cả các kết quả phải được trình bày trong các buổi họp hàng tuần trước đồng nghiệp và được “soi mói” cẩn thận. Hay trong thực hành lâm sàng, bác sĩ phải trình bày những ca bệnh mình phụ trách trong buổi họp giao ban, để các đồng nghiệp khác bàn luận. Đó là một khía cạnh của văn hóa khoa học.
Một số vấn đề của tiếng Việt trong khoa học Theo A.I.Pumpjanski, chỉ báo ngôn ngữ đặc trưng nhất của thời đại phát triển loài người hiện nay là ngôn ngữ khoa học và phong cách chức năng của nó trong văn bản khoa học. Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ khoa học và phong cách chức năng của nó được mở rộng tỉ lệ với nhịp độ tăng trưởng của tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Hiện nay, việc mô tả các hệ thống ngôn ngữ hiện đại không còn có ý nghĩa nếu không tính đến ngôn ngữ khoa học và vai trò của nó trong cuộc sống xã hội hiện đại [8].