1 / 50

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHỤNG HIỆP

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHỤNG HIỆP. TẬP HUẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC Phụng Hiệp, tháng 8/2012. NỘI DUNG. I/- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. II/- Công tác quản lí. III/- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. IV- Những vấn đề tồn tại.

maalik
Download Presentation

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHỤNG HIỆP

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHỤNG HIỆP TẬP HUẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC Phụng Hiệp, tháng 8/2012

  2. NỘI DUNG • I/- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. • II/- Công tác quản lí. • III/- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. • IV- Những vấn đề tồn tại. • V/- Những vấn đề cần lưu ý.

  3. I/- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. • 1.Mục tiêu của Giáo dục tiểu học. • Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.

  4. 2.Nội dung dạy học ở tiểu học. • GDTH đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật.

  5. 3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. • Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản: - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh;

  6. 3.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. - Hình thành và phát triển khả năng tự học cho HS; -Đảm bảo tính phù hợp đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng miền; -Đảm bảo tính trực quan; -Thực hiện dạy học tích hợp… nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh.

  7. 3.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. -Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới tổ chức dạy học. -Tổ chức dạy học ở tiểu học: +Linh hoạt, đa dạng phù hợp với mỗi đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường;

  8. 3.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. +Có thể tổ chức học cá nhân, theo nhóm, theo lớp; +Có thể học trong lớp hoặc ngoài lớp; +Có thể chuẩn bị bài ở nhà hay sinh hoạt theo các câu lạc bộ…

  9. II/- Công tác quản lí 1.Các văn bản chỉ đạo. a. Điều lệ trường tiểu học. b. Chuẩn nghề nghiệp GVTH. ………..

  10. 2.Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. -Cần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá để không “đẩy” học sinh vào thế học thuộc lòng, hay học để đối phó, học chỉ để lấy điểm, chỉ để biết chớ không để hiểu và áp dụng.

  11. 2.Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. • -Cần coi trọng nguyên tắc “coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS”.

  12. 3. Vai trò của Tổ trưởng chuyên môn: • * Tổ trưởng chuyên môn có các chức năng quản lý như một người đứng đầu một đơn vị sản xuất, được hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học.

  13. 3. Vai trò của Tổ trưởng: • * Tổ trưởng chuyên môn có chức năng dự thảo kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, hướng dẫn thành viên trong tổ lập kế hoạch năm học của cá nhân.

  14. 3. Vai trò của Tổ trưởng: * Tổ trưởng chuyên môn còn có chức năng đặc biệt quan trọng là kiểm tra đánh giá toàn bộ hoạt động chuyên môn của các thành viên thuộc quyền theo kế hoạch nhiệm vụ năm học của tổ và của nhà trường.

  15. 3. Vai trò của Tổ trưởng : * Tổ trưởng chuyên môn được hiệu trưởng giao nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tổ chuyên môn trong việc thực hiện chương trình giảng dạy các môn học, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá theo quy định của các cấp quản lý giáo dục và kế hoạch năm học của nhà trường.

  16. 3. Vai trò của Tổ trưởng: * Tổ trưởng chuyên môn thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về giáo dục đào tạo cũng như các quy định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú.

  17. 3. Vai trò của Tổ trưởng: • Tổ trưởng chuyên môn cùng với thành viên trong tổ xây dựng bầu không khí tâm lý, môi trường sư phạm thân thiện, cộng tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

  18. 4. Thực trạng sinh hoạt TCM • *Mặt làm được: • -Sự quan tâm, chỉ đạo của phòng GD&ĐT, của BGH các trường TH. • -Hoạt động của TCM từng bước đi vào nền nếp (XD kế hoạch cả năm, tháng, tuần cụ thể trên cơ sở nắm được mặt mạnh, mặt yếu của từng GV, CSVC, thiết bị, chất lượng HS …)

  19. 4. Thực trạng sinh hoạt TCM • -Tổ chức dự giờ, thao giảng…. ; • -Kế hoạch sử dụng thiết bị trong các giờ lên lớp, tự làm thêm ĐDDH …; • -Phân công nghiên cứu một số môn và cùng thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học; • -Tổ chức học tập tự bồi dưỡng; tổ chức các chuyên đề,…

  20. 4. Thực trạng sinh hoạt TCM • *Những hạn chế: • -Một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, cũng như tác dụng của buổi sinh hoạt TCM. • -Nội dung sinh hoạt nghèo nàn. • -Thời gian sinh hoạt không đảm bảo. • -Chưa kịp thời đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường những khó khăn, vướng mắc, ….

  21. 4. Thực trạng sinh hoạt TCM • - Một số TCM chưa cập nhật được những thông tin mới của ngành kịp thời…; Trang trí phòng lớp tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh; soạn kế hoạch bài học theo hướng tinh gọn, chất lượng.

  22. 4. Thực trạng sinh hoạt TCM • -Thực tế vẫn còn GV chưa mạnh dạn ĐMPP dạy học, sử dụng thiết bị còn mang tính đối phó (có dự giờ hoặc có thanh kiểm tra mới sử dụng). • -Một số tổ trưởng năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động của tổ chưa cao.

  23. 4. Thực trạng sinh hoạt TCM • -Kế hoạch năm học, biên bản sinh hoạt tổ ghi sơ sài không thể hiện rõ nội dung hoạt động của tổ,… • -Ban giám hiệu một số trường chưa quan tâm chỉ đạo, chưa tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động.

  24. 5.Nguyên nhân • Thứ nhất, một số giáo viên chưa thực sự say mê với chuyên môn, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ít phát biểu hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt.

  25. 5.Nguyên nhân • Thứ hai,việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa có sức thuyết phục nên chưa thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên. Thiếu cập nhật thông tin kịp thời.

  26. 5.Nguyên nhân • Thứ ba, các hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn đơn điệu, không được cải tiến; chủ yếu theo tiến trình người được phân công trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là nhất trí), biên bản sinh hoạt chuyên môn ghi sơ sài không thể hiện rõ nội dung, thời gian sinh hoạt không bảo đảm…

  27. 5.Nguyên nhân • Thứ tư,việc quản lý chỉ đạo chưa chặt chẽ, chưa sát sao; thiếu sự đôn đốc và kiểm tra thường xuyên, một số ban giám hiệu chưa quan tâm, tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động.

  28. 6.Giải pháp • 1. Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

  29. 6.Giải pháp • 2. Phân công, phân nhiệm các tổ trưởng, tổ phó, giáo viên dạy các khối lớp phù hợp chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy để phát huy năng lực từng thành viên.

  30. 6.Giải pháp • 3. Bồi dưỡng kỹ năng quản lý tổ chuyên môn ở trường tiểu học về chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn, về xử lý tình huống sư phạm của TTCM trong hoạt động quản lý TCM…

  31. 6.Giải pháp • 4. Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động, nội dung sinh hoạt theo quy định (2 lần/tháng). • Thời gian sinh hoạt: tối thiểu 3 giờ/lần sinh hoạt…

  32. III/- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện *Tạo môi trường giáo dục: - Trẻ em thích đi học - Không gian giáo dục (cảnh quan, thẩm mỹ, khoa học, sư phạm. Đưa hình ảnh kèm theo trang sách giáo khoa ra sân trường).

  33. III/- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện • *Môi trường sư phạm: • -Con người: hành vi, thái độ và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài. • -Cơ sở vật chất: vệ sinh, an toàn bảo đảm sức khoẻ và sự phát triển thể chất.

  34. III/- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện -Khung cảnh bày trí lớp học: thân thiện theo đặc điểm của từng lớp học. -Sắc thái: đồng phục, nghi thức, nghi lễ. -Hoạt động phong phú với các ngày hội.

  35. III/- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện *Phương pháp giáo dục: Trẻ em thích học. -Phương pháp giảng dạy: linh hoạt, đa dạng, tự nhiên không tách rời về đánh giá kết quả.

  36. III/- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện -Tập trung phát triển kỹ năng (học tập, trải nghiệm). - Hợp tác thân thiện để giải quyết vấn đề. -Học sinh được học tư duy, nhận thức sự phát triển bản thân.

  37. IV/- Những vấn đề tồn tại. 1.Thực hiện Điều lệ Trường Tiểu học về quy mô lớp học (30lớp/trường) và sĩ số học sinh 35em/lớp, thực tế vẫn còn nhiều trường có số lớp trên 30; số học sinh /lớp cao (trên 35 HS) nhưng phân bổ không đều. Trong đó, 1 số trường vùng khó khăn chỉ có 15-20HS/lớp.

  38. IV/- Những vấn đề tồn tại. 2.Trang thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu dù được tăng cường nhưng ở các điểm phụ, các trường ở các vùng khó khăn vẫn còn rất thiếu. Đồ dùng dạy học tự làm không thường xuyên và không thực hiện ở nhiều trường.

  39. IV/- Những vấn đề tồn tại. 3.Việc sử dụng công nghệ thông tin còn tuỳ tiện, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho mục tiêu bài dạy. 4.Về CSVC chưa đảm bảo việc dạy 2 buổi/ngày, thiếu các phòng học bộ môn, thiếu giáo viên…

  40. IV/- Những vấn đề tồn tại. -Những vấn đề tồn tại như trên là khó khăn cơ bản, lâu dài dù các cấp có nhiều nỗ lực xây dựng trường lớp, tuyển giáo viên … -Từ đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục trong lớp và ngoài giờ lên lớp còn gặp khó khăn.

  41. IV/- Những vấn đề tồn tại. 5. Thực hiện thông tư 32/2009/TT-BGDĐT, giao quyền chủ động cho giáo viên tuy nhiên giáo viên vẫn chưa chủ động trong đánh giá, nhận xét, xếp loại; vẫn còn tình trạng rập khuôn…

  42. V/- Những vấn đề cần lưu ý : 1- Kế hoạch Tổ chuyên môn phải được các thành viên thảo luận và phải có điểm nhấn theo chủ đề năm học. Chủ động lựa chọn và tổ chức thực hiện các chuyên đề theo nhu cầu của tổ, lên kế hoạch tổ chức chuyên đề, kiểm tra chuyên đề. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường những vấn đề về chuyên môn.

  43. V/- Những vấn đề cần lưu ý: 2. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần tập trung vào việc thực hiện đổi mới phương pháp theo từng môn học, từng bài học; đổi mới cách kiểm tra đánh giá HS theo chuẩn kiến thức kỹ năng. 3. Coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho GV (dự giờ, thao giảng,…).

  44. V/- Những vấn đề cần lưu ý : 4-Xây dựng khối đoàn kết trong tổ, trong nhà trường, thực hiện quy chế dân chủ. 5- Giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh; không doạ nạt, quát mắng, đánh, phạt HS. 6-Kế hoạch bài học tinh gọn, rõ ràng (nếu kế hoạch bài học sử dụng lại phải có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp).

  45. V/- Những vấn đề cần lưu ý : 7. Về hồ sơ sổ sách thực hiện theo hướng dẫn, tránh hình thức; trong đó việc ghi chép sổ tay cá nhân không cần kiểm tra mà chỉ cần đánh giá hiệu quả công việc của từng thành viên trong tổ.

  46. V/- Những vấn đề cần lưu ý: 8 -Tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm phát triển năng lực của HS (hội thi, giao lưu trong tổ, trong trường,…) 9- Rèn chữ viết cho học sinh (GV cũng cần rèn chữ viết cho chuẩn mực để ghi bảng, chấm, sửa bài cho học sinh đảm bảo đúng, đẹp).

  47. V/- Những vấn đề cần lưu ý : 10. Quan tâm đến việc sử dụng sổ liên lạc thường xuyên giữa GV và PHHS. Sổ khám sức khỏe học sinh (tránh mang tính hình thức). 11. Thực hiện Thông tư 32 cần nhận xét cụ thể, chữ số ghi điểm đúng chuẩn.

  48. TRÌNH TỰ HỌP TỔ CHUYÊN MÔN (gợi ý) 1. Tổ trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông qua nội dung họp tổ. 2. Tổ trưởng hoặc Tổ phó báo cáo kết quả thực hiện 2 tuần qua và kế hoạch 2 tuần tiếp theo. 3. Ý kiến trao đổi: - ND chuyên môn, bài điển hình sắp dạy tới cần chuẩn bị những gì. - Sử dụng thời gian từng buổi; Trình tự một phân môn; Phong trào, hội thi…. 4. Tổ trưởng + GV đưa giải pháp về các vấn đề đưa ra 5. Tổ trưởng thông báo nội dung BGH đề nghị tổ phải làm. 6. Ý kiến đề nghị, đề xuất với BGH. 7. Tổ trưởng dặn dò chuẩn bị cho phiên họp tới. 8. Mời đại diện BGH có ý kiến (nếu có BGH dự). 9. Thư ký tổ thông qua biên bản.

  49. NỘI DUNG THẢO LUẬN 1. Những thuận lợi - khó khăn trong việc thực hiện: +Sinh hoạt tổ chuyên môn; +Kế hoạch của tổ chuyên môn. 2.Những đề xuất, kiến nghị.

  50. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

More Related