1 / 60

Cây con nhu cầu nước không cao

5.2 Quản lý nước cho cây trồng. 4. Quản lý nước cho cây ngắn ngày. Cây con nhu cầu nước không cao. Giai đoạn phát triển thân lá mức độ tăng trưởng rất nhanh. Giai đoạn sinh trưởng nước có vai trò thiết yếu đối với sinh trưởng và năng suất cây trồng.

malo
Download Presentation

Cây con nhu cầu nước không cao

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. 5.2 Quản lý nước cho cây trồng 4. Quản lý nước cho cây ngắn ngày Cây con nhu cầu nước không cao Giai đoạn phát triển thân lá mức độ tăng trưởng rất nhanh. Giai đoạn sinh trưởng nước có vai trò thiết yếu đối với sinh trưởng và năng suất cây trồng Giai đoạn chín kéo dài từ 2-3 tuần trước khi thu hoạch

  2. 6. QUẢN LÝ ĐỘ PHÌ ĐẤT VÀ BÓN PHÂN Dinh dưỡng cây trồng là một yếu tố đóng góp rất quan trọng vào việc tăng năng suất. Trong đất có nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca, Mg, S) và nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, B, Cu, Zn, Mo, Cl). Quản lý độ phì đất có mục tiêu nhằm duy trì mức độ phì nhiêu của đất và ngăn chận sự suy giảm độ phì đất qua nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau .

  3. 6. QUẢN LÝ ĐỘ PHÌ ĐẤT VÀ BÓN PHÂN Như vậy, quản lý độ phì đất phải hướng về mục đích bảo tồn và duy trì sức sản xuất của đất cho một thời gian lâu dài, hay nói khác đi nhằm tăng năng suất sản lượng cây trồng một cách bền vững đống thời với bảo quản cân bằng sinh thái.

  4. 6.1 Sự suy giảm độ phì của đất • Mất mát dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng • Xói mòn đất canh tác • Sự chuyển đổi các dưỡng chất thành các dạng khó tiêu • Sự bay hơi • Thấm xuống các lớp đất sâu khỏi vùng rễ Bảng 4.4. Lượng dưỡng chất bị các cây trồng khác nhau lấy đi từ đất ( theo Cooke, 1985- tài liệu Phan Liêu,1997; và Agro. Depart, UPLB,1994).

  5. 6.2.1 Chẩn đoán qua triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng: Thuận lợi: dễ thực hiện (quan sát bằng mắt), thuận tiện, nhanh, không tốn kém. Bất lợi: trên cây xuất hiện triệu chứng thì tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, có bón phân cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất cuối cùng của cây trồng. Ngoài ra các triệu chứng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố khí hậu, sâu bệnh,…

  6. 6.2.1 Chẩn đoán qua triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng: *Phương pháp bón phân theo bảng so màu lá lúa để bón phân đạm cho lúa cao sản: • Hạn chế được việc bón thừa phân cho đồng ruộng • Hạn chế được sâu bệnh tấn công, phá hại đồng ruộng.

  7. 6.2.1 Chẩn đoán qua triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng: Cách sử dụng: • Tiến hành so màu vào đúng thời gian • Chọn mẫu • Căn cứ vào bảng so màu để bón phân cho phù hợp

  8. 6.2.1 Chẩn đoán qua triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng: Khi sử dụng bảng so mà lá lúa cần tuân thủ: • Bón phân cho lúa lần 1 (trước khi cấy hoặc 7 – 10 ngày sau sạ) thường không cần sử dụng bảng so màu. • 20 ngày sau sạ (hoặc 15 ngày sau khi cấy) bắt đầu so màu lá lúa và sau đó 2- 3 ngày tiến hành so màu một lần để xác định đúng thời điểm bón phâm đạm cho cây lúa. • 35 ngày sau khi sạ (30 ngày sau khi cấy) tiến hành lập lại những công việc như của 20 ngày sau khi sạ. • Những lần bón phân kế tiếp chỉ nên bón khi màu lá lúa có trị số đo từ 2 – 3 của bảng.

  9. 6.2 Xác định nhu cầu và số lượng phân bón cần bón cho cây trồng 6.2.2 Phân tích đất Nhằm đánh giá độ phì của đất. Đất được lấy mẫu, đem phân tích và kết quả được xếp hạng – đánh giá: cao, trung bình, thấp đối với mỗi loại nguyên tố dinh dưỡng, từ đó khuyến cáo sử dụng phân bón như thế nào.

  10. 6.2.3. Phân tích cây trồng: Phân tích toàn bộ hay bộ phận của cây (như mô lá). Kết quả phân tích sẽ được đối chiếu với các mức độ giới hạn (critical level) của mỗi nguyên tố dinh dưỡng để quyết định yêu cầu phân bón cho cây. Được sử dụng phổ biến trên một số cây trồng như cây họ cam quít, dừa, cao su,..

  11. 6.2.4. Thí nghiệm đồng ruộng: Được tiến hành với các loại cây trồng khác nhau, và với các nghiệm thức phân bón đơn lẽ hay tổ hợp từ thấp đến cao, nhằm tìm ra công thức phân tối ưu cho một loại cây trồng nào đó tại địa điểm cụ thể.

  12. 6.3. Các loại phân bón 6.3.1 Phân vô cơ Là các loại phân đơn (cung cấp một loại dinh dưỡng) như urea, sulphate amon (SA), chlorua kali (KCl); hay hỗn hợp (cung cấp ít nhất hai trong ba loại nguyên tố đa lượng NPK) như ammonium phosphate (DAP), potassium nitrate (KNO3), phân NPK (16 – 16 – 8, 20 – 15 – 10, v. v.).

  13. 6.3.1 Phân vô cơ Ưu khuyết điểm của phân hỗn hợp: - Phân hỗn hợp thường không bị đóng cục - Phân hỗn hợp thường khô, có cấu tạo hạt nhỏ và được trộn đều, do đó dễ bón bằng tay. - Phân hỗn hợp thường chứa tất cả các dinh dưỡng chủ yếu với tỷ lệ phù hợp. - Giúp nông dân tiết kiệm công trộn phân đơn. - Nhưng phân hỗn hợp thường mắc hơn phân đơn - Có thể không phù hợp đối với một số đất canh tác

  14. 6.3.1 Phân vô cơ * Khuyến cáo phân bón: Các yếu tố cần lưu ý: - Loại cây trồng • Đặc tính đất • Điều kiện khí hậu • Yếu tố kinh tế • Yếu tố quản lý

  15. 6.3.1 Phân vô cơ * Phương pháp bón phân Nguyên tắc bón phân: Phân bón phải được đặt trong vùng rễ, càng gần các rễ hấp thu năng động của cây trồng càng tốt. - Bón vãi ( broadcasting) - Bón qua lá (foliar application) - Bón quanh gốc (ring application)

  16. 6.3.1 Phân vô cơ * Phương pháp bón phân: Nếu tính theo thời gian bón: có 2 cách bón chính: • Bón lót (base application) • Bón thúc (top-dressing)

  17. 6.3.2 Phân hữu cơ Các loại phân hữu cơ là nguồn cung cấp và tăng cường lượng chất hữu cơ cho đất, giúp gia tăng mùn và CEC của đất, cải thiện kết cấu và sự thấm nước của đất. Các loại phân hữu cơ thường được bón ngay trước khi được cày vùi vào trong đất.

  18. 6.3.2 Phân hữu cơ a/ Phân chuồng(farm manure): Bao gồm tất cả các chất thải của gia súc. Đó là một phụ phẩm bao gồm 2 phần rắn và lỏng với tỷ lệ 3:1. Phân chuồng cải thiện đặc tính lý học của đất qua việc gia tăng lượng mùn và khả năng giữ nước của đất, cũng như cải thiện cơ cấu đất nhiều sét.

  19. 6.3.2 Phân hữu cơ Phân chuồng có các đặc tính sau: - Thành phần rất biến động. - Lượng dưỡng chất thấp - Chứa nhiều nước. - Không cân bằng về dinh dưỡng (có lượng P thấp) - Có hiệu quả chậm - Chóng lên men - Thành phần thay đổi tuỳ theo loại gia súc. thực phẩm, cách bảo quản phân. - Chứa lượng chất hữu cơ cao.

  20. 6.3.2 Phân hữu cơ b/ Phân xanh(green manure): Bao gồm các loại cây và cỏ họ đậu có khả năng cố định đạm để sản xuất lượng sinh khối xanh lớn, được cày vùi hay chôn vào đất trước khi ra hoa nhằm gia tăng lượng chất mùn, cải thiện cấu trúc đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng tiếp sau.

  21. 6.3.2 Phân hữu cơ c/ Phân ủ (compost): Bao gồm tất cả các tàn dư hữu cơ hoặc hỗn hợp các chất, như than bùn, phân chuồng, tàn dư thực vật, được đặt trong một hố ủ, được tưới ẩm, và để cho hoai mục.

  22. 6.3.3 Bón vôi Điều chỉnh độ chua của đất khi đất quá chua (có pH thấp). Lượng vôi cần bón phụ thuộc vào pH khởi điểm của đất (trước khi bón) và sa cấu đất. Ngoài ra, bón vôi còn nhằm gia tăng độ hoà tan và hữu dụng của các nguyên tố dinh dưỡng khác cho cây trồng, giúp tập đoàn vi sinh vật đất hoạt động hữu hiệu hơn, và cùng cấp nguyên tố Ca cho cây trồng (mục đích thứ yếu).

  23. 7. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CÂY TRỒNG, QUẢN LÝ DỊCH HẠI VÀ PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP 7.1 Kiểm soát cỏ dại 7.2 Quản lý côn trùng gây hại: 7.3 Quản lý bệnh hại cây trồng

  24. Cỏ lồng vực Cỏ đuôi phụng Cỏ may Dền gai 7.1.1 Biện pháp vật lý Bảng 4.8: các loại cỏ thường gặp trên đất lúa và đất trồng cạn

  25. Xen canh lúa, hoa màu và cây thuốc lá Bắp sú trồng xen với cây actisô 7.1.2 Biện pháp canh tác • Xen canh • Luân canh • Bố trí lịch canh tác thích hợp

  26. 7.1.3 Biện pháp hoá học a/ Dựa theo sự chọn lọc hoặc không chọn lọc Tính chọn lọc xuất phát từ đặc điểm là thuốc diệt cỏ chỉ phá vỡ các chức năng quan trọng của cỏ nhưng không gây hại cho cây trồng.

  27. 7.1.3 Biện pháp hoá học b/ Dựa theo thời gian sử dụng • Đối với cỏ: trước nẩy mầm (gọi là tiền nẩy mầm) hoặc sau nẩy mầm (gọi là hậu nẩy mầm). • Đối với cây trồng: trước khi trồng hoặc sau khi trồng.

  28. 7.2 Quản lý côn trùng gây hại: 7.2.1 Sử dụng giống kháng 7.2.2 Biện pháp canh tác 7.2.3 Biện pháp sinh học 7.2.4 Biện pháp vật lý: 7.2.5 Biện pháp hoá học

  29. 7.2.1 Sử dụng giống kháng Như Các giống lúa kháng rầy nâu(OM 5472, MTL547 )

  30. 7.2.2 Biện pháp canh tác: - Việc vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt các cỏ dại là ký chủ phụ hay nơi ẩn náu của côn trùng gây hại, bố trí lịch gieo trồng đồng loạt (không để cho luôn có sự hiện diện của cây trồng ở các tuổi sinh trưởng khác nhau trên vùng), trồng xen, luân canh. - Các biện pháp này sẽ giúp cắt đứt chu kỳ phát triển và hình thành dịch côn trùng trên một cây trồng nào đó (cắt nguồn thức ăn…)

  31. 7.2.3 Biện pháp sinh học Đây là một biện pháp nhiều triển vọng, bao gồm sử dụng các thiên địch, côn trùng ăn thịt, gây bệnh (sử dụng Bacillus thuringiensis – BT để diệt sâu đục thân lúa, bắp, sâu tơ trên rau), ký sinh (sử dụng ong Trichogramma evanescens ký sinh và làm hư trứng côn trùng), phóng thích các côn trùng đực đã bị chiếu xạ tia gamma cho vô sinh (thí dụ: diệt trừ ruồi đục quả ở đảo Okinawa của Nhật, dùng động vật diệt côn trùng (như nuôi vịt ăn rầy trên ruộng).

  32. 7.2.4 Biện pháp vật lý - Dùng bẫy đèn, bẫy cây trồng - Diệt nơi trú ẩn của sâu đục - Bẫy pheromone sinh dục cái để dẫn dụ các côn trùng đực đến để tiêu diệt

  33. 7.2.5 Biện pháp hoá học *1. Theo con đường xâm nhập / tác động côn trùng: a. Thuốc tiếp xúc(contact insecticide) b. Thuốc vị độc (stomach insecticide), c. Thuốc nội hấp, lưu dẫn(systemicinsecticide) d. Thuốc xông hơi (fumigant insecticide)

  34. 7.2.5 Biện pháp hoá học * 2 Theo nguồn gốc hoá học của thuốc: a. Thuốc thảo mộc b. Thuốc tổng hợp *Nhóm chlor hữu cơ * Nhóm lân hữu cơ * Nhóm carbamate * Nhóm pyrethroid * Nhóm điều hoà sinh trưởng côn trùng * Nhóm gốc vi sinh vật

  35. *3. Theo dạng chế phẩm: - Bột thấm nước (wettable powder) – ký hiệu :BTH, WP - Hạt (grain --- ‘’ : H, G • Bột hoà nước (soluble powder) ----------------- : BHN, SP • Bột khô (dust) -------------------: B, BR, D - Nhũ dầu (emullsifiable concentrate/ solution) : ND, EC/ES

  36. 7.3 Quản lý bệnh hại cây trồng Sử dụng giống kháng bệnh Biện pháp canh tác Biện pháp sinh học Sử dụng thuốc trừ bệnh

  37. 7.3 Quản lý bệnh hại cây trồng *1.Tác dụng của thuốc đối với nấm gây bệnh a. Thuốc có tác dụng phòng ngừa (protective): được phun trên lá hoặc quả, nhằm ngăn cản nấm bệnh không xâm nhiễm vào bên trong cây. Thuốc không diệt được nấm bệnh đã chui vào bên trong, thí dụ như Zineb, Mancozeb, dung dịch Bordeaux… b. Thuốc có tác dụng điều trị (eradicant): được phun lên lá, xử lý hạt hoặc bón vào đất nhằm giết hoặc ngăn cản nấm ngay cả sau khi chúng đã xâm nhiễm bên trong cây, thí dụ như Propiconazole (Tilt). Carbendazim(Derosal). Một số lớn loại thuốc được dùng để vừa phòng ngừa lẫn điều trị như Metalaxyl (Ridomil).

  38. 7.3 Quản lý bệnh hại cây trồng *2. Theo nguồn gốc hoá học của thuốc diệt a.Vô cơ: Bao gồm các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, thuỷ ngân (thí dụ như dung dich Bordeaux), vẫn còn hiệu lực đến ngày nay nhưng do gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (tích luỹ kim loại nặng trong đất) nên bị cấm hoặc hạn chế sử dụng b. Hữu cơ và tổng hợp: Có trên 200 thuốc diệt nấm khác nhau (mancozeb, metalaxyl,…). Các thuốc diệt nấm đời mới có ưu điểm chung: (1) rất hiệu nghiệm ở nồng độ thấp, (2) dễ bị vi sinh vật đất phân huỷ, (3) an toàn cho người sử dụng và động vật, (4) ít độc đối với cây trồng.

  39. 8. BIỆN PHÁP CHĂM SÓC KHÁC 8.1 Tỉa cành, tạo tán cây (đối với cây đa niên) 8.2 Xử lý ra hoa 8.3 Chống xói mòn trên đất dốc. 8.4 Chống gió

  40. 8.1 Tỉa cành, tạo tán cây (đối với cây đa niên) • Tỉa cành, tạo tán là một biện pháp loại bỏ một cách thận trọng, có kế hoạch các bộ phận của cây trồng nhằm đạt được một số mục đích cụ thể. • . Cắt tỉa đã giảm bớt sự cạnh tranh về ánh sáng, nước và dinh dưỡng giữa các bộ phận của cây trồng. Vấn đề là mức độ cắt tỉa như thế nào để tạo ra sự cân bằng giữa năng suất chung và giá trị thương phẩm của nông sản. • Đối với các cây già, cắt tỉa sẽ thúc đẩy phát triển sự sinh trưởng dinh dưỡng mới mặc dù có sự sút giảm về tổng diện tích quang hợp. Lý do là rễ sẽ hấp thu nhiều nước và dinh dưỡng hơn cho các chồi còn lại, đây là cơ sở của biện pháp làm trẻ lại cây trồng (rejuvenation).

  41. 8.1 Tỉa cành, tạo tán cây (đối với cây đa niên) Có 4 kiểu cắt tỉa tuỳ theo mục đích của chúng: a. Cắt tỉa phòng bệnh: cắt tỉa các cành, các bộ phận chết hoặc hư hỏng của cây. b. Cắt tỉa tạo dáng: cắt tỉa một số cành, nhánh nhỏ, lá của cây vào giai đoạn đầu của sự phát triển để cải thiện dáng hình của cây. c. Cắt tỉa sửa chữa: cắt tỉa các cành mọc không đúng vị trí để duy trì dáng hình mong muốn của cây. d. Cắt tỉa phục hồi (làm trẻ lại): cắt tỉa thân chính hoặc đa số các thân nhằm tạo dáng lại hoặc phục hồi cho phần trên của một cây đã già.

  42. 8.2 Xử lý ra hoa a. Phun trên lá nitrat kali (KNO3) với nồng độ 1-2% để kích thích ra hoa xoài, họ cam quýt, nhãn. b. Phun Thiourea với nồng độ 70 – 80g/20 lít nước để kích thích ra hoa trên xoài. c. Xử lý ra hoa trên dứa vào khoảng 12-14 tháng sau khi trồng bằng khí đá (CaC2): 1 hạt/cây bỏ vào giữa ngon cây dứa, hay dùng ethepon - một hợp chất sinh khí ethylen - với 30 ml ở nồng độ 1,2 ppm phun vào ngọn cây dứa. d. Dùng Cultar (paclobutazol) nồng độ từ 30cc – 50cc/cây rãi đều chung quanh hình chiếu tán lá xoài.

  43. 8.3 Chống xói mòn trên đất dốc a. Sử dụng cây phủ đất:. Cây thảm phủ có thể được giới thiệu bao gồm: - Kudzu nhiệt đới (Pueraria phasioloides) - Đậu ma ( Centrosema pubescens) - Đậu lông (Centrosema mucunoides) - Cỏ stylo (Strylosanthes gracilis) b. Trồng cây theo đường đồng mức c. Làm đất tối thiểu d. Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp.

  44. 8.4 Chống gió • Trồng cây chắn gió quanh nông trại các cây me, tre,bạch đàn ,keo lá tràm,keo tai tượng,keo lai… là những cây chắn gió tốt. - Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp.

  45. 9.THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH 9.1 Đối với cây trồng hàng niên 9.1.1 Thời gian thu hoạch: tuỳ theo loại cây trồng, giống và yêu cầu của sản phẩm (bảng 4.10) * Một số dụng cụ thu hoạch - Máy gặt  Hình 4.12: máy gặt rải hàng

  46. 9.THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH 9.1 Đối với cây trồng hàng niên * Một số dụng cụ thu hoạch - Máy gặt  1: tay điều khiển 7: cọc tiêu 2: công tắc động cơ 8: dàn đỡ lúa 3: dây khởi động 9: động cơ xăng 4: cuộc dây khởi động 10. bánh hình sao 5: bánh xe chủ động 11: tay gạt trên băng chyền 6: mũi rẽ

  47. 9.THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH 9.1 Đối với cây trồng hàng niên * Một số dụng cụ thu hoạch - Máy suốt (máy tách hạt khỏi bông)

  48. Cổng phun rơm rơm trục đập lúa nấp thùng Grain Straw Không Khí Vỏ trấu, rơm (bui bui) bàn đưa lúa vào máy quạt gió bàn gằn cổng gió động cơ cổng ra lúa Hình 4.13: máy suốt lúa

  49. 9.THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH 9.1 Đối với cây trồng hàng niên Một số dụng cụ thu hoạch - Máy xay lúa (máy tách vỏ trấu) Nguyên tắc hoạt động: lúa từ thùng chứa được đưa xuống bộ phận bóc vỏ - là hai rulô cao su quay ngược chiều nhau - dưới tác động của bộ phận này trấu được tách khỏi hạt. Khe hở và lực nén giữa hai rulô được điều chỉnh tùy theo kích thước và độ ẩm của lúa.

  50. lúa gió quạt trấu gạo lức lúa lép Hình 4.14: Sơ đồ máy xay lúa 9.THU HOẠCH VÀ SAU THU HOẠCH 9.1 Đối với cây trồng hàng niên 9.1.2 Phơi, sấy

More Related